Hôm nay,  

Báo cáo đặc biệt: Tòa án tối cao ra phán quyết quan trọng, khẳng định quyền bình đẳng cho các Tỳ kheo ni Phật giáo ở Sri Lanka

6/18/202520:18:00(View: 797)

Báo cáo đặc biệt: Tòa án tối cao ra phán quyết quan trọng, khẳng định quyền bình đẳng cho các Tỳ kheo ni Phật giáo ở Sri Lanka

Bản tin của Craig C Lewis, Buddhistdoor Global

Ngày 18/6/2025

 

blank

Ni đoàn: Sakyadhita in Sri Lanka! – Nguồn hình: https://www.sakyadhita-srilanka.org/

 

Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt khẳng định sự bình đẳng cho các vị ni tu theo truyền thống Phật giáo Theravada (Trưởng Lão Bộ), Tòa án Tối cao Sri Lanka hôm thứ Hai đã ra phán lệnh rằng Ni sư Welimada Dhammadinna phải được cấp Thẻ căn cước quốc gia công nhận tư cách là một nữ tu sĩ đã thọ giới đầy đủ, thay vì là một sil matha (tiếng Sinhala: "mẹ giới" - precept mother) - một nữ xuất sĩ anagarika, người rời bỏ đời sống gia đình để sống đời tu học, còn mặc áo trắng, chỉ thọ 8 hoặc 10 giới nhưng chưa được thọ giới đầy đủ.
 

Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
 

Dòng truyền thừa bhikkhuni của Sri Lanka đã sụp đổ trong cuộc xâm lược của Saivite Chola vào năm 1017 dương lịch. Với việc mất đi quyền thọ giới đầy đủ, phụ nữ muốn thực hiện cam kết thực hành Phật giáo nghiêm túc chỉ có thể trở thành sil mathas. Mặc dù dòng truyền thừa bhikkhuni đã được tái lập ở Sri Lanka hiện nay, nhưng vẫn chưa được các tổ chức tu viện thống trị của Sri Lanka chính thức công nhận. Nhiều vị ni đã thọ giới đầy đủ phải đối mặt với những trở ngại về mặt hành chính, bao gồm cả những khó khăn trong việc xin thẻ căn cước công nhận họ là bhikkhuni, phản ánh sự do dự của các tổ chức trong việc tái hòa nhập hoàn toàn quý ni sư vào hệ thống cấp bậc tu viện Theravada, mặc dù việc thọ giới của quý ni sư là hợp pháp.
 

Dòng ni bộ Theravada được phục hồi từ năm 1996, khi 11 phụ nữ Sri Lanka được thọ giới cụ túc tại Sarnath, Ấn Độ, nhờ vào những nỗ lực của Hiệp hội Sakyadhita International Association of Buddhist Women, tổ chức hàng đầu thế giới cam kết chuyển đổi cuộc sống của phụ nữ trong các xã hội Phật giáo. Ngày nay, có hơn 4.000 tỳ kheo ni ở Sri Lanka.
 

Trong phán quyết mang tính lịch sử vào ngày 16/6/2025, Tòa án tối cao Sri Lanka đã ra phán lệnh cho Tổng ủy viên Sở Đăng ký Cá nhân, trực thuộc Bộ Nội vụ, cấp Thẻ căn cước quốc gia cho Ni sư Welimada Dhammadinna—không phải là với tư cách một sil matha, mà theo danh hiệu chính đáng của một Tỳ kheo ni (bhikkhuni).
 

Chánh án Tối cao Murdu Fernando và Thẩm phán Tối cao Gamini Amarasekera nhận thấy rằng việc bộ này từ chối sử dụng danh hiệu “tỳ kheo ni” mặc dù Tỳ kheo ni Welimada Dhammadinna đã thọ giới đầy đủ theo Giáo đoàn Rangiri Dambulla Chapter là hành vi đối xử bất bình đẳng dựa trên giới tính. (Lời người dịch: Rangiri Dambulu Buddhist Chapter có thể hiểu là: Giáo đoàn Phật giáo Rangiri Dambulu, một tăng thân gắn liền với chùa hang Dambulla.)

“Hiển nhiên là nếu người nộp đơn đầu tiên (tỳ kheo ni) là nam giới, đương đơn sẽ không gặp phải những khó khăn này”, theo Thẩm phán Tối cao Amarasekera nhận xét. “Đương đơn đã bị từ chối công nhận là một tỳ kheo ni, mặc dù đã được Giáo đoàn Phật giáo Rangiri Dambulu mà đương đơn thuộc về, một giáo đoàn được chính phủ công nhận, công nhận như vậy. Do đó, rõ ràng là các quyền của đương đơn theo Điều 12(1) của Hiến pháp đã bị vi phạm bởi các hành động và hành vi của cơ quan trả lời đầu tiên”.
 

Đáp ứng tin này, International Network of Engaged Buddhists (INEB: Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế), vốn từ lâu đã đấu tranh cho bình đẳng giới và quyền tự do tôn giáo trọn vẹn cho các nữ tu sĩ, đã ca ngợi phán quyết này và những tác động sâu sắc của nó đối với tăng đoàn Phật giáo nói chung.

“INEB xin gửi lời chúc mừng chân thành đến Ni bộ tỳ kheo ni Sri Lanka về phán quyết lịch sử của Tòa án Tối cao khẳng định quyền của chư ni đối với thẻ căn cước quốc gia mang danh hiệu tỳ kheo ni hợp pháp. Quyết định mang tính bước ngoặt này không chỉ là sự công nhận cần có từ lâu đối với phẩm giá và địa vị của họ như những tu sĩ đã thọ giới đầy đủ, mà còn là một cột mốc quan trọng đối với tất cả các tỳ kheo ni trên toàn thế giới, những người vẫn tiếp tục tìm kiếm công lý, bình đẳng và hòa nhập vào đời sống tôn giáo”, INEB cho biết trong một tuyên bố công khai ngày 18 tháng 6 và được chia sẻ với trang báo BDG.
 

“Phán quyết can đảm này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: rằng cam kết về mặt tinh thần và sự lãnh đạo đạo đức xứng đáng được công nhận và tôn trọng—bất kể giới tính. Nó khẳng định nguyên tắc cơ bản rằng không ai nên bị loại khỏi vị trí chính đáng của họ trong xã hội hoặc Tăng đoàn dựa trên các tiêu chuẩn lỗi thời hoặc các diễn giải phân biệt đối xử.”
 

Con đường phục hồi việc thọ giới tỳ kheo ni ở Sri Lanka không hề bằng phẳng. Mặc dù có nguồn gốc từ những lời dạy đầu tiên của Đức Phật, các phụ nữ thọ giới đã phải đối mặt với sự phản kháng cố hữu của các định chế và guồng máy quan liêu. Đặc biệt, các giới chức tu viện Phật giáo truyền thống của Sri Lanka đã miễn cưỡng công nhận chính thức việc thọ giới cho nữ giới. Do đó, truyền thống sil matha (nữ tu áo trắng) vẫn tiếp tục đóng vai trò là con đường được chấp nhận nhiều nhất đối với những người phụ nữ tìm kiếm một cuộc sống tâm linh thâm sâu.
 

Phán quyết của tòa án tuần này đại diện cho sự khôi phục sự công nhận ở cấp nhà nước đối với giáo đoàn tỳ kheo ni Sri Lanka và khẳng định tính hợp pháp của việc truyền giới tỳ kheo ni và vị trí chính đáng của các ni sư trong tứ chúng do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quy định: tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ.
 

Ngoài quyền tự do về mặt tinh thần, thẻ căn cước ở Sri Lanka cũng là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, cần thiết cho mọi hoạt động chính thức: bỏ phiếu, mở tài khoản ngân hàng, xin hộ chiếu, thi cử, và v.v.
 

Cô Anchalee Kurutach, Điều phối viên của Peace Project and Women’s Program (Dự án Hòa bình và Chương trình Phụ nữ) của INEB, người đã viết tuyên bố của INEB, đã chia sẻ quan điểm cá nhân của cô về tin này, lưu ý rằng: “Trong ba năm qua, tôi đã có vinh dự được làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo tu viện, và tôi đã chứng kiến ​​tận mắt cách các nữ tu sĩ phải liên tục chứng minh bản thân và giá trị của họ—thường là trong khi vẫn giữ thái độ khiêm tốn. Tôi coi họ không chỉ là những người tiên phong, mà còn là những chiến binh tâm linh thực sự.

“Cần phải có lòng can đảm vô cùng để trở thành một tỳ kheo ni. Quý ni sư này làm việc chăm chỉ, thực hành và học tập siêng năng, và tuân theo Giới luật Vinaya với kỷ luật và sự chính trực đặc biệt. Họ đã bước vào cuộc sống tu viện với sự cam kết trọn vẹn—không phải trong vài ngày hay vài tháng, mà là cho hành trình dài. Họ đang đi ngược lại với dòng chính, lựa chọn một con đường đòi hỏi sức mạnh nội tâm và niềm tin sâu sắc.

“Chỉ riêng lòng can đảm và sự cam kết đó thôi cũng đủ khiến tôi cúi đầu trước quý ni sư với sự tôn kính cao nhất.”
 

Phật giáo là quốc giáo của Sri Lanka, nơi giành được độc lập từ sự cai trị của Anh vào năm 1948, với 70,2 phần trăm dân số tự nhận là Phật tử Theravada, theo dữ liệu điều tra dân số năm 2012. Người theo đạo Hindu chiếm 12,6 phần trăm dân số Sri Lanka, trong khi người Hồi giáo chiếm 9,7 phần trăm, người theo đạo Thiên chúa chiếm 7,4 phần trăm và những người khác chiếm 0,05 phần trăm. Là quốc giáo, Phật giáo nhận được các đặc quyền theo hiến pháp của Sri Lanka, mặc dù hiến pháp cũng quy định quyền tự do tôn giáo và quyền bình đẳng cho tất cả công dân.

(Người dịch: Nguyên Giác)
 

SOURCE:

Special Report: Landmark Supreme Court Ruling Affirms Equal Rights for Buddhist Bhikkhunis in Sri Lanka (Buddhistdoor Global)

https://www.buddhistdoor.net/news/special-report-landmark-supreme-court-ruling-affirms-equal-rights-for-buddhist-bhikkhunis-in-sri-lanka/

.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Elon Musk mắng Sergio Gor (Trưởng Ban Nhân sự Nhà Trắng, cố vấn cao cấp của Trump) là độc như con rắn - Nga: không bác bỏ tin Elon Musk xin Nga cho quyền tị nạn chính trị. - Bộ trưởng Kinh tế Nga: kinh tế Nga đang trên bờ vực suy thoái
Vào ngày 13 tháng 6 năm 2025, Israel đã phát động một cuộc tấn công quy mô nhắm vào các mục tiêu tại Iran, bao gồm các cơ sở hạt nhân và quân sự, hai ngày trước khi Iran và Mỹ dự định tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân ở Oman. Israel đã tấn công Iran với lý do là muốn ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran. Sau đó, Iran quyết định hủy bỏ việc đàm phán. Sau cuộc tấn công của Israel, hiện tình Iran đang rất căng thẳng vì phải chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng, nhất là các cơ sở hạt nhân tại Natanz bị thiệt hại nặng nề
Ngày 01 tháng 06 năm 2025. Chính quyền ông Trump đã nói về chiếu khán Thẻ Vàng, cho phép những người giàu có trở thành công dân Hoa kỳ nếu họ sẵn sàng chi 5 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, năm tháng sau khi thông tin về loại chiếu khán này xuất hiện, nó vẫn chưa tồn tại và vẫn chưa có cách nào để nộp đơn. Các chuyên gia thấy rằng nó có thể không tồn tại. Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã đưa ra một số tuyên bố sai sự thật về việc bán 1,000 chiếu khán Thẻ Vàng chỉ trong một ngày, và việc nộp đơn xin chiếu khán Thẻ Vàng sẽ có sẵn "trong vòng một tuần".
Rick Macias, một thanh niên ngồi xe lăn, khoác áo mưa, đang trả lời phỏng vấn trong hành lang Quốc hội. Anh đến từ Kansas City và đã cùng tổ chức vận động cho người khuyết tật ADAPT tới thủ đô để phản đối việc cắt giảm Medicaid. Medicaid – chương trình bảo hiểm y tế dành cho người thu nhập thấp và người khuyết tật – từ lâu vốn đã được công chúng ưa chuộng. Tuy nhiên, mức độ ủng hộ gần đây còn tăng mạnh hơn, khiến các nhà khảo sát ngạc nhiên.
Chiến dịch chống di dân của chính phủ Trump vẫn đang diễn ra toàn diện, với các hình thức ồn ào như đưa ICE vào trường học, cho đến những dự luật ít người chú ý. Nằm trong hơn một nghìn trang của dự luật mang tên “Big & Beautiful Bill” đã được Hạ Viện thông qua vào tháng trước là đề nghị áp dụng mức thuế 3.5% đối với tiền kiều hối, chuyển từ Mỹ sang các nước khác. Những người Việt ở Mỹ đã từng đi làm gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam không xa lạ gì với dịch vụ chuyển tiền này.
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 6, Reuters) – Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ ngưng cấp ngân sách tài trợ cho The Trevor Project, một tổ chức vô vụ lợi chuyên điều hành đường dây nóng (hotline) giúp phòng chống tự tử dành riêng cho giới trẻ LGBT, vì cho rằng dịch vụ này cổ súy “những suy nghĩ cực đoan về phái tính.” Tổ chức điều hành chương trình đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, gọi đây là một quyết định “tàn độc.”
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 6, Reuters) – Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cấp chiếu khán cho sinh viên ngoại quốc trong thời gian tới, tuy nhiên lần mở cửa này đi kèm với một bước kiểm tra nghiêm nhặt chưa từng có: thẩm tra toàn diện các hoạt động giao tiếp trên các mạng xã hội, của đương đơn.
Được sự cho phép của nghệ sĩ Lê Uyên, chúng tôi rất tiếc phải thông báo đến quý khán/thính giả và quý bằng hữu về việc Lê Uyên vừa trải qua tai nạn xe do một người tài xế say rượu gây ra vào khoảng 9 giờ 45 phút tối thứ Ba, ngày 17 tháng 6 năm 2025 tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hiện tại, Lê Uyên đang được điều trị tại bệnh viện và không ở trong tình trạng nguy kịch
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Hai phẩm chất này không liên hệ chút gì tới màu da, sắc tộc. Con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo, cũng hoàn toàn không phân biệt gì tới sắc tộc, màu da. Tu tập hàng ngày là phải viễn ly, buông bỏ, xa lìa tham sân si -- và như thế, cũng hoàn toàn không dính chút gì tới những bức tường biên giới hay các bãi mìn giữa các quốc gia tranh chấp.
Nguyễn Hữu Liêm đã có 3 cám dỗ: Cám dỗ của Triết học, làm cho chàng thanh niên này trở thành Triết gia. “Cám dỗ Sài Gòn” cho anh nỗi ray rứt với đất nước quê hương. Và “Cám dỗ Tự do” là một nỗi cám dỗ đối với tự thân, đồng nghĩa với cám dỗ của Lý tưởng, hay siêu hình thì “Giải thoát Tự do” là mục tiêu cám dỗ rốt ráo
- Quận Cam: hội thiện nguyện giúp các thành viên gia đình tìm người thân sau khi họ mất tích hay bị giam vì ICE bố ráp nhập cư. - Trump yêu cầu Iran đầu hàng vô điều kiện; Lãnh tụ tối cao Khamenei trả lời Trump: Iran không đầu hàng
(WASHINGTON, ngày 17 tháng 6, Reuters) – Chỉ vài ngày sau khi đưa ra lệnh hạn chế các cuộc truy quét di dân tại nông trại, khách sạn, nhà hàng và lò đóng gói thịt, Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đã đảo ngược quyết định. Hai cựu viên chức từng làm việc trong ngành cho biết đây là hậu quả từ kiểu ăn nói thay đổi xoành xoạch của Tổng thống Trump.
(KANANASKIS, Alberta, ngày 17 tháng 6, Reuters) – Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Bảy nước (G7) kết thúc hôm thứ Ba: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rời hội nghị cùng với gói viện trợ quân sự mới từ nước chủ nhà Canada, nhưng không có được tuyên cáo chung thể hiện sự ủng hộ từ các thành viên, và cũng không có cơ hội gặp mặt Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.