Hôm nay,  

Thấy Núi Không Là Núi

02/06/202507:38:00(Xem: 492)
blank 

Thấy Núi Không Là Núi
 

Nguyên Giác
 

Có một thiền ngữ nổi tiếng, thường được nhắc tới trong nhà thiền. Thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín đời Tống nói: “Hồi 30 năm trước, khi lão tăng còn chưa tham thiền, thấy núi là núi, thấy sông là sông. Về sau, gặp được thiện tri thức, có chỗ hội nhập, thấy núi không là núi, thấy sông không là sông. Bây giờ được chỗ dứt sạch, thấy núi chỉ là núi, thấy sông chỉ là sông.” Thực ra, ba giai đoạn này không riêng gì của Thiền Tông. Chúng ta sẽ gặp trong tất cả các lời dạy của Đức Phật.
 

Khi chúng ta thấy núi là núi, thấy sông là sông, lúc đó chúng ta lâp lại những kiến thức học từ xã hội, gia đình. Những quy ước thế gian rằng ngọn núi trước mắt ta gọi là núi, con sông nơi bến đò thì gọi là con sông. Chúng ta học từ quy ước, từ kiến thức quá khứ của tập thể cộng đồng, và gọi như thế.
 

Tới một thời gian, chúng ta học Bát Nhã Tâm Kinh, nhìn thấy rằng Sắc chính là Không. Nghĩa là, Sắc (những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, được tư lường) chính là Không. Những cái được thấy cũng như ảnh trong gương tâm, chúng chuyển biến liên tục, không có thực thể, không thể được níu kéo, tức là không có tự ngã, nên gọi là vô ngã. Những cái được nghe chỉ là âm thanh tới bên tai, chúng chuyển biến liên tục, không có thực thể, không thể được níu kéo, tức là không có tự ngã, nên gọi là vô ngã. Và do vậy, những cái được thấy, được nghe chỉ là Không. Tương tự, với những cái được ngửi, được nếm, được chạm xúc, được tư lường. Tất cả Sắc không khác với Không.
 

Đức Phật từng lấy thí dụ rằng, những âm thanh của đàn tỳ bà nghe rất tuyệt vời, nhưng là do rất nhiều duyên mới hình thành được. Thân đàn là gỗ chặt từ cây rừng về rồi cưa, bào, chuốt, đóng thành cây đàn. Cây rừng phải được trồng nhiều năm để có sớ gỗ thích nghi, phải có mưa, gió, nắng cho cây lớn. Người nhạc sĩ phải học nhiều năm để sáng tác ca khúc, và để sử dụng cây đàn. Khi chúng ta ưa thích tiếng đàn, chúng ta chặt cây đàn làm trăm mảnh cũng không tìm ra tiếng đàn.
 

Tương tự, Kinh Na Tiên Tỳ Kheo từng dẫn ra trường hợp một cỗ xe, rồi chỉ ra rằng không thể chỉ nơi nào thực sự có thể gọi là cỗ xe. Tương tự, Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám từng dẫn ra trường hợp một cái bàn rồi chỉ ra rằng không thể chỉ ra nơi nào để gọi là cái bàn.
 

Đức Phật khi dạy pháp Tứ Niệm Xứ, nơi phần quán thân, đã nói trong Kinh DN 22 rằng, theo bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:

"...một Tỷ kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu.”

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân." (ngưng trích)
 

Nghĩa là, người tu nhìn thấy thân chỉ như một bọc da chứa đủ thứ bất tịnh, nhìn thấy tánh sanh khởi nơi thân, nhìn thấy tánh diệt tận nơi thân, liên tục thấy tánh sanh diệt trên thân, không thấy có gì là tự ngã và do vậy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Đó là thấy thân không phải là thân, mà chỉ là một bọc da, và thấy chỉ là những chuyển động sanh diệt nơi thân. Kinh Kim Cang viết rằng, những gì có sanh diệt thì không thể gọi là có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Đó chính là thấy núi không phải là núi, thấy sông không phải là sông.
 

Trong Kinh SN 22.95, Đức Phật dạy rằng Sắc chính là Không, theo bản dịch của Thầy Minh Châu:

"Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được? ..[...]

Ví như, này các Tỷ-kheo, một ảo thuật sư hay đệ tử một ảo thuật sư, tại ngã tư đường bày trò ảo thuật. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát trò ảo thuật ấy. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, ảo thuật ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ảo thuật được?" (ngưng trích)
 

Thế rồi chúng ta sẽ tới lúc nhận ra rằng, cái thấy tối hậu sẽ là cái thấy Như Thị. Hòa thượng Thích Phước Hậu (1866 - 1953) để lại lời dạy cho tăng chúng Việt Nam bài thơ:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Đến nay tính lại đà quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như.
 

Đức Phật có một số bài kinh dạy về pháp chữ Như này. Trong Kinh AN 4.24, Đức Phật dạy rằng cái nhìn của bậc Như Lai là, khi thấy, nghe, cảm thọ, nhận biết thì đừng tưởng tượng (ngài Bodhi dịch là "do not misconceive" đừng nghĩ sai về; trong khi ngài Sujato dịch là "do not conceive" là đừng nghĩ thêm ra) hay đừng hình dung gì thêm, dù là tưởng tượng hay hình dung về cái được thấy, cái không được thấy, cái sẽ được thấy, và cái người thấy. Cái tuyệt vời của Kinh này là, Bodhi và Sujato dịch bằng 2 chữ trái nghịch nhau nhưng đều diễn tả được ý của Như Lai. Bản dịch của Thầy Minh Châu như sau, trích:

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Đã nghe những gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe...” (ngưng trích)
 

Rồi tới bài Kinh Bahiya Sutta, Đức Phật nói rất đơn giản về pháp Như, rằng: “Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.

“Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”
 

Nghe xong, ngài Bahiya chứng quả A la hán. Xin chú ý rằng, trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy. Có nghĩa là, thấy, nghe, trực tiếp, không phải thấy và nghe qua lý luận, không qua kiến thức thế gian, không qua thói quen đặt tên của xã hội, của quá khứ, của quy ước. Đó là cái thấy trực tiếp, cái thấy mà không gọi tên. Chỉ tạm gọi là, thấy núi là núi, thấy sông là sông, nhưng không phải là thấy núi và sông qua những hình ảnh và lý luận của quá khứ mà chúng ta mang nặng.
 

Cái thấy, cái nghe lúc này sẽ là cái thấy và nghe của tịch lặng, của tức khắc sinh và tức khắc diệt, như chim bay trên bầu trời, không chút dấu vết nào còn trong gương tâm. Và tạm gọi rằng thấy núi là núi, thấy sông là sông.

 

THAM KHẢO:

. Kinh DN 22: Tứ niệm xứ, quán tánh sanh diệt nơi thân

https://suttacentral.net/dn22/vi/minh_chau

. Kinh SN 22.95: thấy pháp hữu vi như trò ảo thuật

https://suttacentral.net/sn22.95/vi/minh_chau

. Kinh AN 4.24: khi thấy, nghe... đừng tưởng tượng, đừng hình dung gì thêm

https://suttacentral.net/an4.24/vi/minh_chau

. Bài Pháp Khẩn Cấp: Bahiya Sutta: cái được thấy chỉ là cái được thấy

https://thuvienhoasen.org/a14273/bai-phap-khan-cap-bahiya-sutta

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như mọi người đều biết, người ta càng lớn tuổi chừng nào, thì người ta lại thường hay nhớ tới những kỷ niệm trong dĩ vãng của mình nhiều bấy nhiêu. Nhất là những người cao niên đã về hưu, không còn bị ràng buộc bởi những công việc làm thường ngày của mình như trước kia, nên có nhiều thì giờ rành rỗi ngồi ở nhà một mình, để hồi tưởng lại những kỷ niệm buồn vui khó quên trong cuộc đời mình, rồi để có những lúc tâm sự cho nhau nghe lại những kỷ niệm khó quên
Chỉ từ một mặt nước tĩnh lặng, trăng mới có thể soi chiếu và tỏa sáng. Chỉ từ một tâm bình thường, định tĩnh, những phiền não dục vọng mới có thể tan biến, hiển lộ trí tuệ siêu việt của bậc hiền nhân.
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
(WASHINGTON, ngày 1 tháng 7, Reuters) – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba đã hối thúc Hamas (lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn) chấp thuận “đề nghị cuối cùng” về lệnh ngừng bắn 60 ngày với Israel tại Dải Gaza. Thỏa thuận này dự kiến sẽ được Qatar và Ai Cập chuyển đến Hamas thông qua các viên chức ngoại giao của họ.
(WASHINGTON, ngày 1 tháng 7, Reuters) – Hôm thứ Ba, Thượng Viện Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu với tỷ số áp đảo để gỡ bỏ lệnh cấm các tiểu bang ban hành quy định về trí tuệ nhân tạo (AI) trong mười năm; luật này từng được đưa vào dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu ngân sách của Tổng thống Trump.
Phân Ưu: Được tin bạn GIUSE NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Sinh ngày 04 tháng 04 năm 1962 tại Bình Định Việt Nam. Đã từ trần vào ngày 19 tháng 6 năm 2025 tại San Diego California Hoa Kỳ. Hưởng thọ 63 tuổi
Phân Ưu: Nhận được tin buồn Ông NGUYỄN NGỌC TUYỀN, Pháp Danh QUANG MINH, sinh ngày 02 tháng 02, năm1932 tại Làng Hoành Lộ, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, Bắc phần Việt Nam đã mệnh chung ngày 17 tháng 6, năm 2025, tai Santa Ana, California. Hưởng thọ 94 tuổi.
Xét vụ các bà bầu và hội dân quyền kiện về lệnh Trump nói trẻ em sẽ không tự động có quốc tịch khi sinh ra trên đất Mỹ nếu ba mẹ không phải công dân Mỹ, Thẩm phán Deborah Boardman ra hạn hôm nay Bộ Tư Pháp phải ghi văn bản về việc thực hành lệnh Trump thế nào thì tòa mới xử. - Bộ Tư pháp bắt đầu lập ưu tiên tước quốc tịch của người Mỹ nhập tịch khi họ bị truy tố về tội phạm
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet báo động rằng nếu Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development, USAID) tiếp tục bị cắt giảm ngân khoản, hoặc tệ hơn, bị giải thể, thế giới có thể sẽ có hơn 14 triệu người chết vào năm 2030.
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một nhóm tin tặc tự xưng là “Robert”, bị tình nghi có liên hệ với Cộng hoà Hồi giáo Iran, vừa loan báo sẽ công bố thêm nhiều tài liệu lấy được từ hộp thư điện tử của các nhân vật thân cận với Tổng thống Donald Trump. Nhóm này từng gây xôn xao dư luận khi tung ra loạt tài liệu trước kỳ tổng tuyển cử Hoa Kỳ vào cuối năm 2024.
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
- Khi thuế xe hơi của Trump hiệu lực, người mua xe Mỹ có thể sẽ tốn thêm trung bình 1.760 đô/xe (tức là, người tiêu dùng chịu 80% gánh nặng thuế quan) - Dự luật ngân sách "bự và đẹp" Trump hy vọng Thượng Viện thông qua hôm nay, thứ Hai.
(Hồng Kông, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Liên minh Dân chủ Xã hội (League of Social Democrats, LSD), tổ chức dân chủ cuối cùng còn hoạt động tại Hồng Kông, hôm Chủ nhật cho biết sẽ chính thức giải thể, vì “áp lực chính trị ghê gớm” dưới làn sóng trấn áp an ninh trong suốt 5 năm qua. Kể từ nay, thành phố do TQ kiểm soát sẽ không còn bất kỳ đại diện chính thức nào của phe đối lập dân chủ.
(SEVILLE, Tây Ban Nha, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Giữa cái nắng gay gắt của miền nam Tây Ban Nha, hàng trăm người đã tuần hành qua thành phố Seville hôm Chủ Nhật, kêu gọi xóa nợ cho các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy công bằng về trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh thuế giới siêu giàu. Hoạt động này diễn ra ngay trước khi hội nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tài trợ phát triển chính thức bắt đầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.