Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 2603)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
James Irvine Foundation (https://www.irvine.org) là một tổ chức phi lợi nhuận từ thiện, cung cấp các khoản tài trợ cho các tổ chức phi lợi ở California. Mục tiêu hoạt động của tổ chức là kiến tạo một California nơi tất cả những người lao động thu nhập thấp đều có khả năng thăng tiến về mặt kinh tế. Việc tài trợ bao gồm Giải Thưởng Lãnh Đạo James Irvine Foundation hàng năm, để vinh danh những lãnh đạo cộng đồng California. Từ việc giải quyết công lý môi trường đến cải thiện sức khỏe bà mẹ, những người lãnh đạo này tạo ra sự thay đổi. Họ đưa ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức khó khăn nhất của tiểu bang; cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách; truyền cảm hứng cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Mỗi tổ chức được vinh danh sẽ nhận được khoản tài trợ $350,000 để đẩy nhanh những công việc đầy ý nghĩa của mình.
Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày sẽ bắt đầu vào Chủ Nhật, ngày 9 tháng 3/2025, lúc 2 giờ sáng giờ địa phương tại Hoa Kỳ. Đồng hồ "nhảy lên" một giờ, nghĩa là mặt trời mọc và lặn sẽ xảy ra muộn hơn một giờ.
Vắc-xin (Vaccines) đã thay đổi vận mệnh của loài người. Trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa (smallpox) đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 triệu người trên toàn thế giới, còn bệnh bại liệt (polio) khiến nửa triệu người tử vong hoặc bị liệt mỗi năm. Nhưng ngày nay, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vắc-xin, bệnh đậu mùa đã hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh, và bệnh bại liệt cũng đã được kiểm soát tại nhiều quốc gia.
Đồng tử đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt, tương tự như khẩu độ của máy ảnh. Do đó, nó rất quan trọng đối với tầm nhìn và cách chúng ta nhận thức môi trường xung quanh.Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng kích thước đồng tử bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính
Chuyến bay thử nghiệm thứ 8 của tàu vũ trụ Starship, công ty Space X lại một lần nữa phát nổ ngay sau khi cất cánh, lúc đã đạt độ cao gần 150 km vào ngày 6 tháng 3.
Có phải tuyệt vời lãng mạn là khi lái xe dưới trận mưa ào ạt để tới một quán ya-ua, ngồi nghe chuyện từ một nhà sư học giả Úc châu? Thầy ký tặng cuốn sách Bát Cơm Hương Tích.
Tổng Giám đốc Điều Hành Ford Jim Farley, tại một hội nghị đầu tư vào tháng 1: "Thành thật mà nói. Về lâu dài, mức thuế quan 25% trên khắp biên giới Mexico và Canada sẽ tạo ra một lỗ hổng trong ngành công nghiệp Hoa Kỳ mà chúng ta chưa từng thấy."
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á lên án sắc lệnh hành pháp của Tổng Thống Trump, quy định Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Hoa Kỳ. Đây là một sự phân biệt đối xử nhằm tấn công vào các cộng đồng nhập cư, trong đó có cộng đồng gốc Việt.
KIEV 131 người đoạt giải Nobel đã cùng nhau lên tiếng phản đối cuộc xâm lược của Nga và sự thụ động của cộng đồng quốc tế, đồng thời yêu cầu tài sản đóng băng của Nga được chuyển giao cho Ukraine. Ferenc Krausz, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 2023, đã cùng với nhà vật lý người Pháp Serge Haroche, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012 đến Kiev để chuyển giao một bản yêu cầu, trong đó 131 người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực khác nhau yêu cầu các chính phủ phương Tây dùng tài sản bị đóng băng của Nga – ước tính hơn 300 tỷ euro – giúp Ukraine tái thiết đất nước và bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh, theo báo DN, Thụy điển.
- Trump sẽ ký lệnh xóa sổ Bộ Giáo Dục Mỹ hôm nay - Bộ Cựu chiến binh cắt 80.000 việc làm - Mất việc 172.017 người trong tháng 2, tăng 246% so với tháng trước và tăng 103,2% so với cùng tháng 2024. Trong đó là 62.242 công chức bị sa thải.
Sáng thứ Tư (5/3), Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết đầu tiên trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Donald Trump, Elon Musk và các cơ quan chính phủ, chủ yếu liên quan đến quyền kiểm soát tài chánh của Quốc hội. Điều đáng nói là chỉ cần thêm một phiếu ủng hộ nữa, Trump và Musk sẽ có toàn quyền để được tự tung tự tác – ít nhất là ở giai đoạn hiện tại. Với tỷ số 5-4, TCPV đã bật đèn xanh cho một phán quyết của tòa sơ thẩm, yêu cầu chính phủ phải chi trả khoảng 2 tỷ MK viện trợ nước ngoài cho các dự án đã hoàn thành. Nói ngắn gọn đơn giản là: chính quyền Trump không thể quỵt nợ.
"Là cha của ba đứa con nhỏ, tôi vô cùng phẫn nộ trước tuyên bố sai sự thật rằng vaccine gây ra chứng tự kỷ. Trẻ em sẽ chết vì lời nói dối này. Tôi không thể đứng đó để nghe thêm một phút nào nữa những lời nói dối của tổng thống Trump"
Sự gắn kết chặt chẽ giữa Elon Musk và chính quyền Donald Trump đã dẫn đến việc người tiêu dùng quay lưng với hãng xe này, theo tin từ Đài truyền hình SVT, Thụy điển. Doanh số Tesla đang lao dốc tại Đức, trong khi thương hiệu này trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Ở Thụy Điển, một số khách hàng thậm chí từ chối đi cả Taxi nào sử dụng xe Tesla.
(BOSTON, ngày 5 tháng 3, Reuters) – Tòa án liên bang tại Boston đã ra phán quyết ngăn chặn chính quyền Trump thực hiện kế hoạch cắt giảm ngân sách tài trợ cho nghiên cứu khoa học.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.