Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

04/10/202213:20:00(Xem: 3539)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
KYIV – Hôm Chủ Nhật (4/8), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các phi công Ukraine đã bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Hoa Kỳ sản xuất cho các hoạt động quân sự, theo Reuters.
HOA KỲ – Hôm Chủ Nhật (4/8), Trung Tâm Báo Bão Quốc Gia (National Hurricane Center, NHC) dự báo Bão nhiệt đới Debby (tropical storm) sẽ mạnh lên thành siêu bão (hurricane) trước khi đổ bộ vào khu vực Big Bend thuộc Vịnh Florida vào trưa thứ Hai, theo Reuters.
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán. Và rồi có bạn nói như dường hai pháp này dị biệt nhau, khi bạn này nói rằng Thiền Chỉ là cách vào Tứ Thiền, trong khi Thiền Quán là theo Tứ Niệm Xứ. Bất chợt, có bạn chợt nhớ lời khuyên quân bình từ Trần Thánh Tông rằng “Dụng của chân tâm, tỉnh tỉnh lặng lặng” và từ Vĩnh Gia Huyền Giác rằng “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải…” Bài này sẽ ghi lời Đức Phật dạy rằng quân bình là ưu thắng nhất.
Nói tới đây tác giả xin được minh xác là hoàn toàn chúng tôi không dám phê bình hay chỉ trích bất cứ hành động nào của 3 nhân vật chính trong câu chuyện này đã gây ra: Ai là người đáng trách nhất? Ai là người đang thương nhất? Và ai là người khởi sự gây ra trọng tội làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của người khác? Mục đích duy nhất của chúng tôi mỗi khi viết một đề tài nào về Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, là chúng tôi chỉ muốn nêu lên vấn đề pháp lý nếu nội vụ phải đưa ra xét xử bởi tòa án Hoa Kỳ
Thứ Hai sẽ là mưa bom... Cuộc tấn công trả đũa của Iran vào Israel sau vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị Hamas Ismail Haniyeh có thể diễn ra sớm nhất là vào thứ Hai, theo các nguồn tin cho biết với Axios. Tướng Hoa Kỳ Michael E. Kurilla, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương, đã đến Trung Đông hôm thứ Bảy khi các hoạt động chuẩn bị đang được tiến hành cho một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran vào Israel
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
Nền kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định sản xuất, giá cả hàng hóa và dịch vụ được định hướng chủ yếu bởi sự tương tác tự do giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, nghĩa là dựa trên quy luật cung cầu, chứ không phải chính sách của chính quyền trung ương, được phép xác định những gì có sẵn và ở mức giá nào. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam bị thao túng bởi các nhóm lợi ích gồm sự cấu kết giữa quan chức chính quyền và doanh nghiệp sân sau nhằm trục lợi. Chủ trương kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa và những vụ án kinh doanh bất chính và tham nhũng hiện nay tố cáo kinh tế Việt Nam không phải là kinh tế thị trường.
PHÂN ƯU Nhận được tin buồn Người bạn đời của nhà văn Võ Phiến Bà Võ Thị Viễn Phố Pháp danh Nhật Trân Đã mệnh chung ngày 24 tháng 7 năm 2024 (nhằm ngày 19 tháng 6 năm Giáp Thìn) Hưởng thọ 94 tuổi. Chúng tôi xin chân thành phân ưu với tang quyến. Thành kính nguyện cầu Chư Phật mười phương sớm đưa hương linh Phật tử Nhật Trân Võ Thị Viễn Phố đoàn tụ cùng Phật tử Nhật Trí Đoàn Thế Nhơn trên non Tiên cảnh Phật.
Cuộc điều tra về nghi vấn Trump nhận 10 triệu đôla từ tình báo Ai Cập bị Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr dìm năm 2017. Một tổ chức có liên hệ với cơ quan tình báo Ai Cập đã rút 10 triệu đô la tiền mặt 5 ngày trước khi Donald Trump trở thành tổng thống vào tháng 1 năm 2017, và Công tố đặc biệt Robert Mueller sau đó đã điều tra xem số tiền đó có đến tay Trump
Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta và Trúc Hồ Music mời những người yêu nhạc đến với một sự kiện âm nhạc đặc biệt của mùa hè 2024: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival) sẽ diễn ra tại Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843) vào ngày Thứ Bảy 31 tháng 8, bắt đầu lúc 7:00 PM.
Mùa bỏ phiếu lại đang bước vào giai đoạn gay cấn, nhưng lần này, không phải là để bầu các viên chức dân cử hay chọn các dự luật. Cuộc thăm dò ý kiến độc giả thường niên 10Best.com của USA Today mời người hâm mộ bình chọn sòng bài bên ngoài Las Vegas mà họ yêu thích nhất và một trong những ứng cử viên hàng đầu trong hạng mục này là Pechanga Resort Casino gần Temecula. Cuộc tranh đua trên toàn quốc khởi động vào Thứ Hai, ngày 29 tháng 7 và kéo dài đến Thứ Hai, ngày 26 tháng 8. Kể từ năm 2015, năm nào nhóm chuyên gia về sòng bài cũng đưa Pechanga Resort Casino vào cuộc tranh giải này
Một lần nữa, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định rằng các tòa án Hoa Kỳ không có thẩm quyền can thiệp vào các quyết định cấp chiếu khán của Bộ Ngoại giao. Một luật sư ở California, là công dân Hoa Kỳ, đã đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao vì Lãnh sự quán Hoa kỳ ở El Salvador đã từ chối cấp chiếu khán di dân cho chồng cô.
Chỉ có 43% người Mỹ chấp thuận cách Tối Cao Pháp Viện thực hiện công việc của mình — gần như là mức thấp kỷ lục, theo một cuộc khảo sát mới của Gallup được tiến hành sau nhiệm kỳ gần đây nhất của tòa án.
Hôm thứ Ba (30/7), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố một nghiên cứu cho thấy khoảng một phần tư số thiếu nữ từng hẹn hò đã phải chịu đựng bạo lực thể xác hoặc tình dục từ bạn tình của mình, theo Reuters. Nghiên cứu của WHO, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet, dựa trên các cuộc khảo sát từ hàng ngàn thiếu nữ từ 15 đến 19 tuổi ở 154 quốc gia và khu vực. Kết quả cho thấy 24% các thiếu nữ này đã từng bị bạn tình dùng bạo lực ít nhất một lần, trong đó 16% cho biết chuyện này mới xảy ra trong một năm qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.