Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

04/10/202213:20:00(Xem: 3267)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(WASHINGTON, ngày 19 tháng 5, Reuters) – Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho chính quyền Tổng thống Donald Trump kết thúc quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) đối với hàng trăm ngàn người Venezuela – chính sách được ban hành dưới thời Tổng thống Joe Biden. Đây được xem là bước tiến mới trong nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp trục xuất di dân, theo định hướng chính sách cứng rắn của Trump.
Tóm gọn lại, lời hướng dẫn của quý ngài Trúc Lâm nêu trên có thể tóm tắt là: lòng tắt, nhập định, yên định cái tình (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ), trong tịch lặng nhìn vào cái triệu của các pháp (khi niệm chưa dậy lên), ly dục sạch làu, ý riêng sạch làu (vô niệm, vô tâm), sẽ thấy hiện ra bản tánh, tỏ rõ được cái tâm của chính mình, nơi đó là vạn pháp bình đẳng (trong gương tâm) và đó chính là sức hư không (Tánh Không) thì tham sân si vắng bặt. Đó là giải thoát.
- Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent thú nhận: Walmart tăng giá vì thuế quan là tự nhiên, nhưng giá xăng đã giảm. - CRFB dự báo Trump làm tăng nợ, sẽ thâm hụt thêm 3,3 nghìn tỷ đô trong thập niên tới, với tăng thâm hụt 600 tỷ đô riêng trong năm 2027.
(NEW JERSEY, ngày 18 tháng 5, Reuters) – Sau ba ngày tạm ngưng hoạt động khiến hàng chục ngàn người dân tại New York phải tất bật xoay xở tìm phương tiện khác thay thế, hệ thống giao thông công cộng New Jersey Transit (NJ Transit) sẽ chính thức khôi phục dịch vụ hỏa xa vào Thứ Ba (20/5).
(CAIRO/JERUSALEM, ngày 18 tháng 5, Reuters) – Sau khi mở các cuộc tấn công quy mô lớn bằng bộ binh ở cả phía bắc và nam Dải Gaza, Israel ra thông cáo sẽ nới lỏng một phần lệnh phong tỏa và cho phép đưa vào một số ít thực phẩm thiết yếu.
- Trump lên án Walmart Inc. lấy cớ thuế quan để tăng giá: Walmart phải gánh chịu thuế quan vì lợi tức lâu nay quá nhiều - Báo động: 2/3 diện tích trồng chuối ở Mỹ Latinh và Caribe sẽ thành đất chết vào năm 2080 do biến đổi khí hậu.
Trên báo Viên Âm, số 15, ấn bản tháng 5 và tháng 6 năm 1935, có câu hỏi của ông T.T. rằng trong pháp tu Tịnh Độ, ông nên niệm A Di Đà hay nên niệm A Mi Ta Ba. Bài trả lời ký tên Viên Âm, được suy đoán là cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bản văn nơi đây được scan lại từ bản PDF và dịch ra Anh văn để tiện cho thế hệ sau nghiên cứu.
- Trump giấu trong dự luật: năm 2029, người thu nhập dưới 15.000 đô sẽ trả nhiều hơn 53% tiền thuế so với hiện tại, trong khi người lương hơn 1 triệu đô sẽ phải trả thuế ít hơn 6,4%. - Hiệp hội Y tá phản đối: Dự luật ngân sách của Trump sẽ giảm thuế lớn bằng cách giảm chi Medicaid.
Tôi quyết định đi dự lễ Phật đản (Vesak), do thầy Pháp Từ tổ chức tại Honolulu vào ngày 11 tháng 5/2025. Và tôi cũng quyết định đến vào sáng thứ năm trước đó, để có thể tham gia buổi pháp thoại chiều cùng ngày. Sau buổi cơm chiều, có đến hơn 60 người đến dự buổi pháp thoại, có lễ qui y cho năm người
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
- VN chấp thuận dự án 1,5 tỷ đô của Trump Organization, xây sân golf, khách sạn, cao ốc. - 1 GS Đại học Pennsylvania viết trên báo The Hill: Trump nhanh chóng đưa Mỹ trở lại thời phân biệt chủng tộc. - Giảng viên sử dụng trí tuệ nhân tạo soạn bài giảng, bị sinh viên kiện Đại học Northeastern đòi lại tiền học phí
Một trong những bài toán ngân sách lớn nhất năm nay là làm sao chính quyền Trump có thể tài trợ cho những đợt cắt giảm thuế khổng lồ cho người giàu, tăng chi tiêu quốc phòng, mà không làm gia tăng mức thâm thủng. Câu trả lời, theo các dân biểu Cộng hòa, nằm ở Medicaid — chương trình bảo hiểm y tế dành cho người nghèo và người khuyết tật.
Tại Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA), các công trình nghiên cứu tại 11 phòng thí nghiệm đã bị đình chỉ vì chính quyền ông Trump không phê chuẩn hầu hết các khoản đặt hàng mới. Tại Cơ quan Hải dương và Khí tượng Quốc gia (NOAA), các công việc then chốt liên quan đến dự báo thời tiết đang bị chậm trễ trầm trọng vì Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick buộc phải đích thân ký duyệt nhiều hợp đồng và khoản trợ cấp. Trong khi đó, tại Cơ quan An sinh Xã hội, một số nhân viên đang thiếu giấy, bút và mực in vì Cơ quan DOGE (Department of Government Efficiency – Bộ Hiệu quả Chính phủ, tuy không thuộc nội các) đã áp đặt giới hạn chi tiêu 1 Mỹ kim trên các thẻ tín dụng do chính phủ cấp.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2025, nhân dịp Ngày Cầu Nguyện Toàn Quốc, Tổng thống Donald J. Trump chính thức ký sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy ban Tự do Tôn giáo của Tổng thống Hoa Kỳ — một cơ quan tư vấn mới nhằm “điều tra, bảo vệ và phục hồi quyền tự do tín ngưỡng” mà ông cho rằng đang bị đe dọa trong xã hội Mỹ hiện đại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.