Hôm nay,  

Trinh Tiết Rẻ Đắt

10/14/200000:00:00(View: 5280)
Hiển nhiên, không phải chỉ riêng ông bà Wagner và cô Michelle coi trọng sự trinh trắng của người con gái trước khi về nhà chồng. Sự thực, từ xưa đến nay, phần đông các dân tộc, nhất là các quốc gia Đông Phương, đều chung quan niệm coi sự trinh tiết của người phụ nữ như là một biểu hiện cụ thể chứng tỏ nhân cách và giá trị của người con gái trước khi lên xe hoa. Trong Truyện Kiều, vì coi trọng trinh tiết đáng giá ngàn vàng nên dù đã táo bạo leo tường sang tình tự với Kim Trọng trong tấm lòng nhất mực yêu thương dành cho người tri kỷ, Thúy Kiều vẫn nhất định né tránh sự lả lơi của Kim Trọng bằng lời khuyên:

Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Ra tuồng trên bộc trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi!

Gần đây tạp chí Time cũng có số đặc biệt trình bầy những quan niệm quanh đề tài, sự trinh trắng của người con gái trước khi cưới. Đặc biệt, trong thời đại Internet ngày nay, ta cũng thấy không thiếu nơi chuyên cung cấp, trao đổi những tin tức, kinh nghiệm về sự "kiêng khem" ân ái của các cô gái trước khi lấy chồng. Không những vậy, còn có không thiếu đấng mày râu, trước sau một dạ gìn giữ vàng giữ ngọc, bảo vệ "tấc lòng trai tơ" để dành cho vợ "bóc tem" trong đêm tân hôn. Đọc đến đây nếu quý độc giả nào không tin, vui lòng lên lưới Internet, viếng thăm một số nơi dưới chủ đề "Abstinence Website".

Nhưng trong khi nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa coi trọng trinh tiết của người phụ nữ thì cũng có một số bộ lạc, dân tộc coi trinh tiết của phụ nữ là điều đại bất hạnh cho người chồng trong đêm động phòng hoa chúc. Vì quan niệm như vậy, ở những bộ lạc này, người con gái bao giờ cũng phải tìm cách dâng hiến sự trong trắng của mình cho một người đàn ông khác không phải là chồng trước khi lên xe hoa để đêm động phòng hoa chúc với chồng không còn vết tích của "máu huyết có thể làm ô uế hạnh phúc gia đình".

Theo tác giả R.Brasch (Úc Đại Lợi) thì những bộ lạc này mê tín coi máu huyết của người con gái khi bị phá trinh là những dấu hiệu nguy hiểm xui xẻo, ảnh hưởng đến tương lai của chồng, hạnh phúc của lứa đôi và tương lai của các con. Để tránh nguy hiểm và xui xẻo, người phụ nữ buộc phải tìm người phá trinh cho mình. Vì coi việc phá trinh có liên quan đến ma qủy nên thông thường những người phá trinh đều là người có khả năng trừ tà, trừ ma hoặc những người khách lạ tình cờ nghỉ trọ một đêm bị cha mẹ "gài bẫy buộc phải phá trinh cho con gái".

Đôi khi, gặp khó khăn không kiếm được người phá trinh cho con gái trong khi thời hạn lên xe hoa đã cận kề, nhiều gia đình bắt buộc phải phá trinh cho con gái bằng phương pháp "nhân tạo" với dương vật giả.

Trong một bài viết nhan đề The Dangers of Virginity (Những nguy hiểm của trinh tiết) tác giả R.Brasch đã trình bầy có nhiều phụ nữ đã trải qua nghi lễ "phá trinh" tương tự như phương pháp giải trừ ma qủy. Trong những nghi lễ "phá trinh" như vậy, người con gái thường bị những thầy pháp lấy dương vật bằng đá hoặc bằng ngà voi thọc vào cửa mình. Những dương vật làm bằng đá hay bằng ngà voi này đều được trạm trổ những hình dạng khác nhau theo khái niệm mê tín thời trung cổ. Đặc biệt, đối với những người con gái nhà quyền qúy, có chức sắc trong bộ lạc thì dương vật dùng để phá trinh phải là dương vật của thần Priapus.

Riêng thời gian thực hiện việc phá trinh cũng có nhiều khác biệt tùy theo từng bộ lạc và từng nền văn minh khác nhau. Có nhiều bộ lạc, phá trinh cho con gái ngay từ khi con gái còn nhỏ. Nhiều bộ lạc lại chờ đến khi người con gái bắt đầu bước vào tuổi dậy thì ở tuổi 12, 13. Và cũng có nhiều bộ lạc chỉ phá trinh khi người con gái chuẩn bị về nhà chồng.

Vậy nguyên nhân nào khiến một số bộ lạc có quan niệm coi sự trong trắng của người phụ nữ lúc động phòng là điều ác mộng" Để có thể trả lời được câu hỏi này thiết tưởng ta cần phải tìm hiểu qua một số quan niệm của người Hy Lạp xa xưa đối với bộ phận quan trọng nhất biểu hiện sự trong trắng của người phụ nữ có tên màng trinh.

Trong khi ngôn ngữ Việt Nam mô tả bộ phận đánh dấu sự trinh tiết của người phụ nữ bằng một từ cụ thể thì trái lại trong tiếng Anh bộ phận này được gọi là hymen. Khi nghiên cứu về từ này, có nhiều người cho rằng hymen là chữ bắt nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa nối ghép hay bao phủ. Nhưng theo tác giả R.Brasch, từ này nguyên thủy từ tiếng Hy Lạp. Và theo truyền thuyết Hy Lạp, Hymen, hay còn gọi là Hymenaeus, là từ chỉ vị thần hôn phối trẻ đẹp, duyên dáng chuyên xe duyên cho trai gái thành vợ, thành chồng.

Trong khi tất cả các bộ phận trên cơ thể của người đàn ông cũng như đàn bà đều được cấu trúc với mục đích hữu dụng nhất định, trái lại sự hiện hữu của màng trinh phụ nữ "được mô tả là không cần thiết" trên phương diện khoa học và "nguy hiểm tạo nên không biết bao nhiêu là thảm cảnh cho phụ nữ, phẫn uất cho đàn ông" trên phương diện phong tục tập quán.

Mới đây, ông Havelock Ellis đã cho rằng sự hiện hữu của màng trinh là nhằm bảo vệ khả năng di truyền nòi giống của con người. Lý do là bản năng duy trì và phát triển nòi giống bao giờ cũng là một bản năng bẩm sinh và tiềm ẩn một cách vô thức trong cơ cấu di truyền của tế bào. Nhờ bản năng này, các thế hệ sau bao giờ cũng có khuynh hướng phát triển tốt hơn so với thế hệ trước. Nhờ bản năng này, cơ thể của người phụ nữ tạo ra màng trinh nhằm ngăn cản không cho con gái, con trai có thể ân ái ở giai đoạn khi cả hai chưa đạt đến giai đoạn sung mãn về khí lực.

Một số khoa học gia khác chuyên nghiên cứu về đời sống tình dục của loài vật cũng ghi nhận, nhiều loài vật, giống cái cũng có màng trinh tương tự. Tuy nhiên, những màng trinh này tự động bị vỡ một khi con cái đạt đến giai đoạn trưởng thành có đủ khả năng để mang bầu. Nói như vậy có nghĩa, ở cả loài người cũng như loài vật, sự hiện hữu của màng trinh chính là nhằm thỏa mãn nhu cầu chọn giống và duy trì giống một khi màng trinh tự động vỡ hoặc được một giống đực có đủ "sức mạnh" phá vỡ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.