Hôm nay,  

Về Trận Động Đất

10/19/200500:00:00(View: 5539)
- Trên mặt đất, về địa lý chánh trị Ấn Độ cùng Pakistan là hai nước chia rẽ nhau đến mức thù địch vì vấn đề Cachemire (tức Kashmir). Trong lòng đất, về cấu tạo địa chất, gần Cachemire, không xa với Afghanistan và Pakistan là một lằn nứt của thềm tiểu lục địa Ấn Độ, trung tâm điểm của trận động đất kinh hồn tán phá Pakistan một cách thảm khóc.

Đất nước ông bà Việt Nam có câu, "Thương cho roi cho vọt, Ghét cho ngọt cho bùi." Nếu tin như vậy thì sẽ thấy Mẹ Thiên Nhiên đã dùng quyền lực siêu nhiên của mình cho một trận đòn để dạy bảo hai anh em "con một nhà" Nhân Loại mà làm như "gà nhà bôi mặt đá nhau" trên mặt đất. Trận đòn để giúp hai nước suy nghĩ, ôm nhau mà khóc cho niềm đau, nỗi khổ của nhau, để từ đó cố mà hàn gắn địa lý chánh trị trên mặt đất sắp tan vỡ. Dưới thiện ý và tinh thần huynh đệ, trận động đất lớn nhứt lịch sử của Pakistan, là cơ hội làm lành với nhau.

Khác với những thiên tai tàn phá kinh khủng ở các nơi khác, trận động đất trong vùng Pakistan, Cachemire, A phú Hãn đến đúng lúc để can thiệp khi địa lý chiến lược trong vùng này rất mong manh hầu như sắp tan vỡ. Hậu quả chánh trị, và nỗ lực kết phối hợp cứu trợ có nhiều triệu chứng hàn gắn với nhau. Vùng Cachemire là vùng bị tàn phá nặng nhứt. Đó là một vùng mà hai nước Ấn Độ và Pakistan tranh giành bằng võ lực, máu đổ thịt rơi. Năm 2002, cuộc xung đột suýt thành chiến tranh nguyên tử. Và trước trận động đất, lúc nào cuộc xung đột vỏ tranh cũng có thể phát sanh; với hai ngón tay hai bên có thể gây chiến tranh nguyên tử giữa hai dân tộc anh em từng sống với nhau trên mặt đất của một tiểu lục địa Ấn độ nhưng trở thành tử thù với nhau.

Nhưng trận động đất bước đầu - và xin Mẹ Thiên Nhiên xui khiến và phù hộ - đã làm cho hai nước thù địch đối xử anh em lại với nhau. Sự việc Pakistan đồng ý chấp nhận sự cứu trợ của Ấn Độ là một dấu chỉ vô cùng khích lệ cho mối tình anh em cùng con một nhà của Mẹ Thiên Nhiên. Pakistan đồng ý cho máy bay quân đội Ấn độ vượt làn ranh chia cắt Cachemire một bên thuộc Ấn độ, một bên Pakistan. Nhu cầu cứu giúp những nạn nhân còn sống, và tìm kiếm người đã chết của dân tộc anh em là một hy vọng hòa bình đến với hai dân tộc anh em trong lúc hòa bình giữa hai nước sắp thành tuyệt vọng. Cuộc thương nghị hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan có thể tái diễn sau "trận đòn" mà Mẹ Thiên Nhiên đã dạy bảo về tội như "gà nhà bôi mặt đá nhau."

Trận đòn dạy bảo của Mẹ Thiên Nhiên đã hơn một lần có kết quả trên bán đảo Anatolie. Khi chưa có động đất, cuộc xung đột giữa hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cũng căng thẳng lắm. Nhưng trận động đất mùa hè năm 1999 cũng đã làm cho hai nước xích lại gần nhau. Chính trận động đất ấy đã tạo cơ hội và điều kiện để hai nước tái tiếp lại cuộc thương thảo hòa bình và từ ấy coi mòi rất hữu ích. Từ đó và do đó trong thuật ngữ ngoại giao thế giới có thêm một thành ngữ, " ngoại giao động đất (diplomatie du séisme ) cũng như ngoại giao bóng bàn vậy.

Gần đây thiên tai Sóng Thần Tsunami cũng đem lại những hậu quả hòa giải có ý nghĩa -- vừa tích cực vừa tiêu cực. Việc tích cực cứu trợ của Nam Dương tạo điều kiện dàn xếp lại với quân nổi dậy đòi ly khai ở Aceh. Trái lại ở Sri Lanka, nhà cầm quyền ngăn trở không cho phân phát đồ cứu trợ cho quân nổi dậy Hổ Tamils. Phân tích cho thấy hai yếu tố chánh chi phối cơ hội làm lành. Về vật chất, nếu thiệt hại trầm trọng, nhu cầu sống còn của người dân sẽ cao lớn hơn nhu cầu chánh trị của nhà cầm quyền. Về tinh thần, lòng nhân đạo, và tánh liên đới giữa đồng loại cao hơn chánh trị quốc gia dân tộc. Sự tàn phá của trận động đất Pakistan- Cachemire quá nặng khiến người người dân nhứt là nhà cầm quyền thấy nhu cầu sống còn lớn mạnh hơn tính toán chánh trị.

Đây là một cơ hội bằng vàng, người yêu hòa bình không ai muốn để mất. Trong vùng Cachemire dưới quyền cai trị của Pakistan, những người Hồi Giáo chủ trương Thánh Chiến chiến đấu chống Ấn Độ, người dân ở đây bị tổn thất, thiệt hại nặng nề vì trận động đất. Nếu Ấn Độ -- đã được Pakistan đồng ý cho cứu trợ -- và cứu trợ hết mình, việc làm nhân đạo của Ấn Độ sẽ làm bớt đi ảnh hưởng của các tổ chức Hồi Giáo cực đoan chủ trương chống Ấn Độ. Nếu Ấn Độ không thực tình, các tổ chức cực đoan có lý do để gây thêm thù hằn với Ấn Độ và làm giảm ảnh hưởng của TT Pakistan là người mà Ấn Độ có thể thương lượng hòa bình với tư cách nhà cầm quyền với nhau.

Thế cờ không chỉ liên quan đến Ấn Độ và Pakistan, mà dính líu với nhiều nước rất xa trận động đất. Tận thủ đô Islamabad, New Delhi , và Washington. Đó là lý do chánh trị bên cạnh lý do nhân đạo, tại sao TT Bush vận dụng mọi phương tiện sẵn có trong vùng và điều động từ quốc nội Mỹ để cứu trợ trận động đất ở nơi cách nước Mỹ nửa vòng Trái Đất. Mức độ thiệt hại về nhân mạng chưa kiểm kê được. Cứ mỗi bản tin đầu buổi là con số lại tăng. Dưới đất, đá, gạch ở thị thành, xác người chưa móc lên hết được. Vùng xa xôi hẻo lánh, núi non hiễm trở chưa đến được.

Nhưng có điều có thể khẳng định lúc này, là các bộ lạc, bộ tộc sống theo vùng rừng núi biên giới hai nước Pakistan - Afghanistan, chắc chắn bị trận đông đất làm thiệt hại. Số phận của Ông Trùm khủng bố Bin Laden và tổ chức khủng bố Al Qarda của ông ta từ lâu sống bám vào dân trong vùng. Hẳn Bin Laden và quân khủng bố khó mà tổ chức cứu trợ người dân trong vùng đồi núi hẻo lành này, đã nuôi và bao che Ông ta. Nếu Bạch Cung và Ngũ Giác Đài Mỹ cho phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ, người quân nhân Mỹ được huấn luyện tinh nhuệ nhứt hoàn cầu, chở đồ cứu trợ đến với dân trong vùng này. Thay vì làm công tác hành quân, thì làm công tác dân vận, thì cái nhìn người dân đối với Mỹ sẽ phần nào thay đổi. Nhân đạo hơn, tử tế hơn, khác với tuyên truyền của Bin Laden và đồng đảng đã từ lâu ăn bám vào dân ở đây, mà chẳng giúp được gì cho dân trong cơn hoạn nạn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ANKARA - Sau khi dọa nghiền nát dân quân Kurd-Syria (mới đây là đồng minh của TT Trump) mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là khủng bố và là mục tiêu trong chiến dịch biên giới, TT Erdogan đến Moscow hội đàm với TT Putin.
PHILADELPHIA - Hoạt động của các ngành chế xuất tại số tiểu bang gọi là chao đảo đang sút giảm, có thể báo trước suy thoái.
Chính quyền CSVN đã đặt mua 24 chiếc xuồng tuần duyên của Mỹ nói là để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh hải, theo bản tin hôm 22 tháng 10 của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết.
Xe đạp TQ đem vào VN lắp ráp rồi dán nhãn “Made in Vietnam” để bán sang Mỹ đã bị bắt, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 22 tháng 10.
Đầu Tiên Và Duy Nhất Tại Hoa Kỳ, Đánh Dấu Một Đêm Vinh Danh Các Nhà Làm Phim Việt Nam Thành Công Và Với Mục Đích Gia Tăng Sự Chú Y Đến Ngành Điện Anh Việt Nam Trên Toàn Cầu.
HOA THỊNH ĐỐN (ngày 22 tháng 10, năm 2019) – Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay đã có lời phát biểu như sau về trường hợp nhà hoạt động Hà Văn Thành, người có nguy cơ bị cầm tù bởi chính quyền Cộng sản Việt Nam, dẫn đến việc anh đến xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ từ cuối năm ngoái.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường tòa soạn Báo Việt Mỹ (Viet My Media Center), 14190 Beach Blvd, Thành phố Westminster, CA 92683, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy ngày 19 tháng 10 năm 2019 Hội Ái Hữu cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Khóa 6/68 "Tự Quyết" đã tổ chức đêm họp mặt thường niên 2019.
Sang vừa ăn vừa kiểm tra tin nhắn thì thấy: - Anh Ba, mẹ bệnh trở laị, hai chân đau lắm đi không được.
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Trong thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều thông tin và hình ảnh cho thấy cuộc sống khó khăn của nông dân và ngư dân ở các tỉnh ĐBSCL, vì giữa mùa lũ mà đồng ruộng khô cạn và nhiều nơi đã bị nước biển xâm nhập.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.