Hôm nay,  

Tường Lửa Hay Không Tường Lửa?

08/06/200400:00:00(Xem: 5272)
Again and again one comes back to the main, degrading fact of colonial society; it never required efficiency, it never required quality, and these things, because un-required, became undesired.
Lần lần lữa lữa, người ta lại quay về với cái thực kiện chủ yếu, điếm nhục của xã hội thuộc địa; nó chẳng bao giờ từng đòi hỏi hiệu năng, nó chẳng bao giờ từng đòi hỏi phẩm chất, và những điều này, bởi không được đòi hỏi, đã trở thành bị ruồng bỏ.
V.S. Naipaul: The Middle Passage, Lối Đi Giữa.
NTV dịch [gửi PTH]
talawas bị tường lửa"
Bắt đầu từ ngày thứ Năm, 27.5.2004 đến nay, email của cộng tác viên và độc giả talawas từ Việt Nam dồn dập gửi đến toà soạn chúng tôi để thông báo, thắc mắc, lo ngại... về việc ở Việt Nam không vào được talawas nữa.
Dư luận chung ở Việt Nam cho rằng talawas đã bị tường lửa.
Chúng tôi không tin rằng những cơ quan hữu trách tại Việt Nam có lí do thích đáng để dựng tường lửa với một tạp chí văn hoá-văn nghệ như talawas. Chúng tôi mong rằng đây là một sự cố kĩ thuật sẽ sớm được khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Mong toàn thể thân hữu, cộng tác viên, độc giả talawas trong và ngoài nước kịp thời gửi đến chúng tôi những thông tin liên quan đến sự cố này. Chúng ta cùng hi vọng rằng như thường lệ, mỗi buổi sáng talawas lại đến tay bạn đọc trong nước như những tờ báo và tạp chí khác. Bạn có thể đọc, bạn có thể vứt ngay vào sọt rác, nhưng đó là quyền của cá nhân bạn, chứ không phải do sự định đoạt của bất kì ai khác.
talawas
Còn nhớ, khi talawas mới xuất hiện,Tin Văn là một trong những nơi/người đầu tiên hồ hởi, không những chào mừng mà còn đóng góp bài vở, với những lời chúc tốt lành nhất:
talawas là gì: ta là thằng ăn cướp [Dịch là cướp]
talawas là khoét tới cái gọi là cốt tuỷ của tiếng Việt...
Nhưng trong thâm tâm, là nỗi mừng không nói ra này: Với một nhà văn, một nữ kiện tướng ra đi từ miền bắc chủ trì, cái đám Bắc Bộ Phủ sẽ không làm sao xếp diễn đàn này vào cùng một ruộc, là đám nhà văn ngụy, và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa "cuộc đời, linh hồn"... của nó.

Nhưng chưa kịp mừng vì cái tin tường lửa, đọc tới câu "Chúng ta cùng hy vọng rằng như thường lệ, mỗi buổi sáng talawas lại đến tay bạn đọc trong nước như những tờ báo và tạp chí khác", thì Tin Văn cùng Gấu tôi thật thất vọng vô cùng.
Nếu cái vụ tường lửa kia mà chỉ là báo động hoảng, thì lại càng thêm thất vọng.
Bởi vì làm sao một tạp chí trong nước, ngày nào cũng đến tay độc giả, lại dám chỉ đích danh tờ An Ninh Thế Giới, là đệ nhất lá cải"

“.... Trở ngại thứ hai cho sự phát triển văn học Hậu Đổi Mới là sự tự kiểm duyệt. Ngưòi ta cứ tưởng rằng, sau khi có đổi mới thì những nhà văn sẽ hồ hởi dùng tài năng của mình để đóng góp cho mọi mảng của nền văn học”. Nhưng thực tế, theo Phạm Thị Hoài, "người làm văn hóa, văn nghệ trong nước ngày nay phải tự hướng đạo thay vì tự lãnh đạo. Hậu Đổi Mới là thời kỳ hoàng kim của tự kiểm duyệt"...
Ngày nay ở Việt Nam chỉ có một nơi được tự do văn nghệ nhất, chị Hoài đưa dẫn chứng, đó là báo An Ninh Thế Giới, "tờ báo lá cải hơn mọi tờ lá cải".... những người đứng đầu tờ báo là người thổi còi - cho văn học Việt Nam - thổi sai cũng chẳng sao vì chẳng có người thổi khác.
[Trích bài viết của Bùi Văn Phú, báo Văn số Tháng Hai & Ba, 2004]
Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi.

Phạm Thị Hoài, trả lời BBC đăng lại trên talawas

Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một bài viết, có nhắc tới một ẩn dụ của Borges, về một bức bản đồ Việt Nam tỉ lệ xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này để khâu vá lại, cho nó được như xưa.

Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.

Trong ý nghĩ đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."

Tin Văn
Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.