Hôm nay,  

Trình 2 Hồ Sơ Biển Csvn Bị Tq Phản Đối

09/05/200900:00:00(Xem: 7949)

Trình 2 Hồ Sơ Biển CSVN Bị TQ Phản Đối

BEIJING/GENEVA (VB) -- Nhà nước CSVN hai lần -- trong hai ngày, ngày 6-5-2009 và ngày 7-5-2009 -- đã đệ trình  lên Liên Hiệp Quốc  bản phúc trình về ranh giới biển và thềm lục địa. Và cả hai lần đều bị chính phủ Trung Quốc  phản đối.

Lần trình bản phúc trình đầu tiên là hôm <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />6-5-2009, lúc đó chính phủ CS Việt Namrình chung với Mã Lai về vùng biển phía nam Biển Đông. Lập tức, hôm 7-5-2009, Bắc Kinh phản đối.

Lần trình hồ sơ thềm lục địa đứng tên riêng của CSVN là ngày 7-5-2009. Lần này trong hồ sơ có khẳng định chủ quyền của VN đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập tức, Bắc Kinh vào ngày 8-5-2009đã phản đối ngay.

Bản tin Xinhua cho biết TQ hôm Thứ Sáu đã phản bác hồ sơ của VN đệ trình LHQ về thềm lục địa, nói hồ sơ này đã lấn chủ quyền biển của Trung Quốc ở vùng Biển Nam Trung Hoa, nên hồ sơ này “bất hợp pháp và vô giá trị.”

Bản tin Xinhua dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoaị Giao TQ Ma Zhaoxu nói hôm Thứ Sáu là, “TQ có chủ quyền bất khả tranh cãi đối với các đảo Xisha và Nansha và vùng biển lân cận các đảo này, và có chủ quyền lãnh hải và thẩm quyền trên vùng đáy biển và dưới đất của khu vực.”

Đảo Xisha, còn dịch là đaỏ Tây Sa, thực ra tên tiếng Việt là đaỏ Hoàng Sa, nguyên đã bị hải quân TQ chiếm từ năm 1974 sau trận hải chiến với hải quân VNCH.

Còn đảo Nansha, dịch là đảo Nam Sa, tên tiếng Việt thực ra là đảo Trường Sa, nơi nhiều nứơc chiếm nhiều phần và đang tranh chấp ít nhất là giữa 6 nứơc.

Cả hai vùng biển quanh 2 đảo đều được tin là có các giếng dầu khí lớn.

Bản tin đaì VOA kể về trường hợp CSTQ “phản đối việc VN, Malaysiađăng ký thềm lục địa mở rộng” như sau.

Ủy ban Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ Năm, đề nghị Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa gọi tắt là CLCS, không xem xét hồ sơ chung mà Việt Nam và Malaysia cùng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc về ranh giới bên ngoài thềm lục địa 200 hải lý, còn gọi là thềm lục địa mở rộng.

Bản tin hôm thứ Năm của Tân Hoa Xã trích công hàm của Ủy ban này nói rằng hồ sơ mà Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc cũng như luật pháp về Biển Nam Trung Hoa.

Người phát ngôn của Ủy ban này nói rằng chính phủ Trung Quốc đề nghị CLCS không xem xét hồ sơ này theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các Qui tắc Thủ tục của CLCS.

Hồ sơ chung của Malaysia và Việt Nam được nộp 1 tuần trước hạn chót  mà Liên Hiệp Quốc qui định đối với các quốc gia muốn đăng ký thềm lục địa mở rộng.   

Theo Qui định về Thủ tục của CLCS thì trong trường hợp có tranh chấp về lãnh hải, uỷ ban sẽ không xem xét và phê chuẩn hồ sơ của bất cứ bên liên quan nào trong vụ tranh chấp. 

Người phát ngôn của Ủy ban Thường trực Trung Quốc nói rằng với sự phản đối của Trung Quốc, CLCS sẽ không xem xét hồ sơ chung của Malaysiavà Việt Namchiếu theo Qui định này.

Cũng cần nhắc rằng, bản tin Việt Báo sáng Thứ Sáu có ghi, rằng danh sách các hồ sơ ranh giới biển trình lên LHQ, nơi trang

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/commission_submissions.htm cho biết nơi hồ sơ thứ tự 33, Mã Lai và VN đệ trình chung về phần phía nam Biển Nam TQ ngày 6-5-2009.

Hồ sơ thứ 34 là bản đệ trình chung giữa Pháp và Nam Phi về vùng quần đảo Crozet và đảo PrinceEdwardIslandscũng ngày 6-5-2009.

Tới hồ sơ 35 là Kenya, trình ngày 6-5-2009; hồ sơ 36 là Mauritius  về vùng đảo RodriguesIslandngày 6-5-2009.

Và hồ sơ 37 là Việt Nam, vùng phía bắc, đệ trình ngày 7-5-2009. Bản văn được nộp như thế là kịp thời hạn, trứơc hạn chót do LHQ quy định là ngày 13-5-2009.

Bảnû văn mới này dài 8 trang, viết bằng Anh ngữ ghi rõ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam(ngay ở đoạn văn đầu của phần Introduction).

Độc giả có thể đọc toàn văn và xem bản đồ ở trang nhà LHQ: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm2009n_executivesummary.pdf

Chưa thấy phổ biến bản Việt Ngữ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hòa Lan và Đan Mạch là hai quốc gia có hệ thống hưu trí tốt nhất thế giới, trong một nghiên cứu toàn cầu để xem quốc gia nào chuẩn bị tốt cho những công dân hưu trí của mình.
Theo một nghiên cứu của Credit Suisse, lần đầu tiên trong lịch sử, số triệu phú của Trung Cộng đã vượt qua số triệu phú của Hoa Kỳ.
Theo một báo của cơ quan an toàn giao thông của chính phủ công bố hôm 22/10, tỉ lệ tử vong do tai nạn xe cộ ở Mỹ giảm nhẹ trong năm 2018, và là trong hai năm liên tiếp.
Cộng đồng người nghèo ở Mỹ có thể phải gánh chịu nhiều hơn hậu quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, bao gồm giá trị nhà giảm, giá bảo hiểm nhà sẽ tăng, nhà dễ bị đe dọa bởi lũ lụt.
Tin trên New York Time ngày 22/10: Từ 12/2017, hơn 1 triệu trẻ em trên toàn quốc mất đi bảo hiểm y tế từ các chương trình Medicaid và Children’s Health Insurance Program (CHIP), hai chương trình sức khỏe chính của liên bang và tiểu bang dành cho trẻ em thuộc các gia đình có thu nhập thấp.
Thị trường lao động hiện nay đang thay đổi chóng mặt, với “thủ phạm” chính là khoa học kỹ thuật. Chúng ta đang tiến đến một thời đại mà rồi đây robot và trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế cho rất nhiều người lao động.
Vào ngày Thứ Hai 21/10, Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich đã cảnh báo trong chương trình “Fox News & Friends” là thực sự nguy hiểm khi chúng ta để thế hệ cháu của mình học tiếng Hoa.
The Hill đưa tin hôm 21/10: một số nhà ngoại giao ẩn danh cho biết tinh thần trong Bộ Ngoại Giao Hòa Kỳ đã rơi xuống mức thấp nhất trong thời đại tổng thống Trump.
Một thăm dò mới cho thấy đa số người dân Mỹ tin rằng Tu Chính Án Thứ Nhất nên được viết lại, và chấp nhận việc ngăn chận quyền tự do ngôn luận, cả tự do báo chí.
Hãy tưởng tượng một hệ thống y tế mà bác sĩ, y tá làm việc quá tải, kiệt sức, và họ làm việc như một zombie, không có tình thương với bệnh nhân; và nhiều người trong số họ phải tìm cách giảm căng thẳng bằng rượu bia, hoặc thậm chí là tự sát!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.