Hôm nay,  

Trẻ Em Ở 1 Xóm Chài

6/26/201100:00:00(View: 5318)

Trẻ Em Ở 1 Xóm Chài

Bạn,
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, có xóm chài bãi Xép ở phường Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ 10km, chẳng ai biết có tự khi nào. Theo thống kê thì xóm này có 170 gia đình với 810 người nhưng trong số đó khoảng 15% người dân hoàn toàn không biết chữ, 40% chỉ biết "lem nhem" đủ để viết được họ tên của mình. Vì nghèo, đường đi lại khó khăn, nên hầu như trẻ em bỏ học khi vừa học hết tiểu học. Lâu dần, cái chữ "lụt" mất". Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Phóng viên ghé thăm nhà cư dân tên là Võ Văn Phụng, 38 tuổi, làm nghề đi biển. Nhà có sáu người chỉ trông chờ vào sức lao động của anh. Cuộc sống khó khăn, các con anh lần lượt bỏ học khi vừa học xong lớp 5 trường làng. Chị Nguyễn Thị Hương, vợ anh nói: "Tôi mong muốn cho các cháu được đi học lắm, nhưng đường đi lại khó khăn quá. Muốn cho con đi học thì phải có người đưa đón, nhưng nhà không có phương tiện, nên mới học hết lớp năm, cháu lớn đã phải bỏ học. Đường từ nhà đến trường 10km, nếu đi bằng xe buýt đã tốn gần 20 ngàn đồng, mà xe buýt thì có đến nơi đâu, các cháu còn phải đi bộ khá xa mới đến trường, đó là chưa kể tiền đóng học phí cho các cháu".


Cùng cảnh ngộ khi con cái buộc phải nghỉ học giữa chừng, chị Võ Thị Nguyên nói như khóc: "Bắt các con nghỉ học mà tôi đứt từng khúc ruột. Mình làm mẹ mà chẳng lo được cho con. Nhưng mỗi cháu học cấp hai thì trung bình một tháng cũng tốn đến một triệu đồng, lấy đâu ra. Nhà năm miệng ăn chỉ trông chờ vào sức lao động của mình anh ấy". Ngồi bên mẹ, em Võ Thị Dân (16 tuổi) mắt ngân ngấn nước khi được hỏi em ước mơ làm gì. Em trả lời rất khẽ: "Em mơ ước được làm cô giáo, nhưng chị đừng viết, mọi người cười vì em nghỉ học từ năm lớp năm mà". Câu nói của em nghe thật xót xa. Chị Nguyên lấy cho tôi xem mấy tấm giấy khen của em Dân được gia đình giữ cẩn thận nhiều năm qua. Chị nói: "Cháu nó học giỏi lắm, bây giờ đứa em đang học lớp hai thì chị nó kèm cho học. Tôi chỉ mong ước có được chiếc xe để đưa đón con em xóm chài chúng tôi đi học thôi".
Là con lớn trong một gia đình bốn anh em, em Võ Văn Tiễn mới chỉ học đến lớp 7 và khao khát được trở thành một lái xe chỉ vì một lý do rất đơn giản: "Để em chở các bạn đi học". Quả thật con đường đến với cái chữ của các em quá gian nan. Nếu học hết tiểu học, các em phải đi chừng 10km mới đến được trường, nhưng đoạn đường này chủ yếu là đèo dốc, không thể đạp xe đi học mà có phải nhà nào cũng có điều kiện chở con đi học đâu. Vậy là, cứ tầm 5- 6 giờ sáng, các em ra đứng ở bên đường chờ người đi "quá giang". Buổi chiều, tan học từ 5 giờ, nhưng có khi 7 giờ cũng chưa về nhà được.
Bạn,
Cũng theo báo SGTT, cư dân Võ Văn Phụng, vưà ngồi nhặt mớ ốc mới bắt được vưà nói với phóng viên: "Những hôm trời nắng còn đỡ, chứ trời mưa, nhìn các em khoác áo mưa đứng ở đỉnh đèo chờ xe mà muốn rơi nước mắt."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.