Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 5818)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần Tết rồi, bánh kẹo đầy chợ... nhớ coi chừng bánh kẹo từ phương Bắc tới, lại dán nhãn hiệu bánh phương Tây, phương Đông...
Trường học là nơi nguy hiểm như chiến trường? Có lẽ, chỉ xảy ra tại Việt Nam... học sinh gãy chân trong sân trường là bình thường?
Đội tuyển Việt Nam đạt chiến thắng 2-0 trước Yemen trong lượt trận cuối bảng D. Vậy là, hy vọng, và còn chờ...
Kim-Trump, Trump-Kim… có thể sẽ hẹn nhau tại Việt Nam. Tại vì cả Tump và Kim đều ưa thích ăn phở Sài Gòn, hay bún chả Hà Nội? Báo Nghệ An ghi nhận: Việt Nam được chọn là ứng cử viên tiềm năng để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Kinh tế VN sẽ lạc quan hơn, nhờ các hiệp định thương mại bắt đầu hiệu lực. Bản tin TTXVN kể: Kể từ hôm Thứ Hai 14/1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế.
Nhìn đâu, cũng thấy môi trường ô nhiễm... Do vậy, giới trẻ phải suy nghĩ. Báo Dân Trí kể chuyện: Sinh viên Huế nhặt rác thải, thi ý tưởng sáng tạo từ phế liệu.
Tết đang tới gần... bầu không khí trang nghiêm lúc giao mùa đang tới... Bản tin VTV kể chuyện lên mạng mua hàng Tết: Muốn mua sắm Tết nhưng không muốn tốn nhiều thời gian, nhất là không phải chen lấn xếp hàng tại các chợ truyền thống hay siêu thị, đâu là lựa chọn khả thi? Câu trả lời chính là sắm Tết online. Nắm bắt xu thế này, ngay từ đầu tháng 1/2019, nhiều đơn vị đã đưa ra thị trường trực tuyến hàng nghìn mặt hàng với mẫu mã phong phú từ thực phẩm, quà biếu đến các mặt hàng gia dụng.
Tàu cá Việt Nam chìm ngoài Biển Đông, chưa rõ lý do. Có vẻ như bị “tàu lạ” cố ý chìm? Báo Người Đưa Tin ghi rằng theo Vietnamnet, Đài Thông tin duyên hải Nha Trang xác nhận vào lúc 10h40 ngày 11/1, đơn vị đã nhận được tin báo từ tàu cá BV 95838TS phát hiện tàu cá số hiệu KH 90208TS đang chìm tại vùng biển phía Nam.
Bác sĩ Việt Nam nhiều người rất mực tài năng... cứu bệnh nhân cả trong những điều kiện hy hữu. Bản tin Zing kể: Kể về ngày cấp cứu 25/12, bác sĩ Lâm cho biết đây là lần đầu khoa tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu nặng và sử dụng phương pháp truyền bia vào cơ thể.
Vậy là cưỡng chế xong vườn rau Lộc Hưng ở Tân Bình, Sài Gòn: RFA ghi rằng VC cưỡng chế khu đất với lý do được nói là để xây dựng khu trường học đạt chuẩn quốc gia, cho dù suốt gần 20 năm nay người dân tại Vườn Rau Lộc Hưng phải khiếu kiện về vấn đề khu đất này. Vào ngày 22 tháng 12 năm ngoái, lực lượng chức năng kéo đến nhưng chưa có động thủ gì.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.