Hôm nay,  

Giải Thưởng Nobel Y Khoa 2011

05/10/201100:00:00(Xem: 6710)

Giải Thưởng Nobel Y Khoa 2011

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Cơ quan nghiên cứu treo giải thưởng Nobel về Y Khoa đã phải họp khẩn cấp vì một trong những người lĩnh giải thưởng này đã bị mất 3 ngày trước khi trao giải thưởng. Đó là Tiến sĩ Ralph Steinman một nhà khoa học chuyên về sinh học đã tử vong trước khi ông dự lễ được trao giải thưởng Nobel Y Khoa và Sinh Ly' Học. Khoa học gia Steinber đã mất vào ngày 30 tha'ng 9 năm 2011. Gs Steinman là một nhà khoa học gốc Gia Nã Đại.

Sau khi Ban Trao giải thưởng Nobel họp khẩn cấp xong đã quyết định vẫn tiếp tục trao giải thưởng Nobel Y Khoa cho Ts Steinman. Đây là một trường hợp hiếm có và chưa từng thấy trong lịch sử Giải thưởng Nobel. Vì theo điều lệ của Ban Trao Giải thưởng Y Khoa Nobel, sẽ không thể trao giải thưởng cho một người sau khi đã qua đời, nhưng trong trường hợp của Khoa học gia Steinman thì Ông qua đời sau khi đã trúng giải Nobel.

Ts Steinman đã trúng giải thưởng Nobel này cùng chung số tiền 10 triệu Krones với một khoa học gia người Mỹ Bruce Beutler và một khoa học gia người Pháp tên là Jules Hoffmann. Theo tin từ Trường Đại Học Y Khoa Rockefeller thì khoa học gia đã mất vì ung thư tuyến tụy tạng đã sống được nhiều năm dựa theo phương pháp miễn dịch, chính là phương pháp trị liệu ung thư tuyến tụy tạng mà ông đã tự chữa và đã trúng giải Nobel Y Khoa và Sinh Ly' học.

Ba khoa học gia Steinman, Bruce Beutlaer, và Jules Hoffmann đã sáng chế một loại thuốc chủng ngừa nhiễm trùng. Loại thuốc chủng ngừa nhiễm trùng này hy vọng có thể giúp điều trị một số bênh như ung thư, phong thấp rheumatoid, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh tiểu đường loại 1, và một số bệnh viêm kinh niên. Trong thập niên 90, chính 2 ông Beutler và Hoffmann đã khám phá một thụ thể bạch đản có thể nhận diện một vi trùng hay những vi sinh vật nào khác vừa mới vào được cơ thể. Co' thể nói đây là một trong những bước đầu của hệ thống miễn dịch. Nhờ khám phá này mà bây giờ chúng ta mới hiểu vì sao có hiện tượng tự miễn dịch, tự chống đối mình, và dẫn tơ'i việc tìm hiểu phương pháp mới chống những loại bênh viêm. Phương pháp này có thể đưa tới việc tìm kiếm một phương pháp kích thích hệ thống miễn dịch phòng chống u bướu. Hiện giờ chưa có thuốc chủng nào trên thị trường nhưng thuốc chủng ngừa viêm gan đang trên đà phát triển. Đồng thời cũng có nhiều phương pháp thử nghiệm lâm sàng khác đang diễn biến theo nguyên tắc tự miễn dịch này.

Cả 2 hiện tượng tự miễn dịch và hiện tương gây bệnh viêm trong cơ thể là do những phản ứng sai lạc trong cơ thể. Trong hiện tượng tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tự hoạt hoá chống lại những bạch đản trong cơ thể của chính mình. Trong hiện tượng bệnh viêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân hoạt động quá mức, giảm TNF, IFN, v..v.., và sinh ra bệnh viêm. Một số người bị bệnh kể trên có thể bị bệnh kinh niên, bị tàn phế, và tử vong. Hiện nay có khoảng 80 bệnh do hiện tượng tự miễn dich. Phỏng đoán cho biết bệnh hiện tượng tự miễn dịch gây tử vong cao nhất cho phụ nữ trong mọi lứa tuổi, cho tới 65 tuổi.

Bàc sĩ Trần Mạnh Ngô,

Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.