Hôm nay,  

Trump và Những Hệ Quả Khó Lường: Từ Thương Mại, Kinh Tế Đến An Ninh Toàn Cầu

14/03/202500:00:00(Xem: 1868)

trump stock market hình chụp lại từ TND
Thị trường chứng khoán lao dốc, Trump nói về suy thoái kinh tế. Hình chụp lại từ chương trình TND, youtube.
 
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay?
 
Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi.
 
“Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
 
Thật nực cười thi thấy rõ Trump đã cố gắng ám chỉ rằng nền dân chủ đang bị phá hoại. Khiến người ta tự hỏi vậy chính Trump thực sự đang làm gì?
 
Trudeau tuyên bố từ chức vào đầu tháng Giêng. Khi Trudeau và Trump nói chuyện, đảng của ông đang trong quá trình lựa chọn người kế nhiệm – quá trình này kết thúc vào Chủ Nhật vừa qua với người chiến thắng là Mark Carney. Cuộc bầu cử quốc hội dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhưng còn có thể xảy ra sớm hơn. Phải có trí tưởng tượng khá phong phú mới có thể tìm ra được âm mưu trong chuyện này.
 
Sự mơ hồ về ý định thực sự của Trump cũng thấy được trong cuộc chiến thuế quan với Canada và Mexico, chủ đề của cuộc trò chuyện với Trudeau.
 
Sau khi đắc cử, Trump tuyên bố mức thuế quan 25 phần trăm sẽ được áp dụng. Khi chúng được đưa ra vào tháng 2, ông đã cho cả hai nước hoãn lại một tháng vào phút cuối sau khi họ cử quân đến biên giới để ngăn chặn người di cư. Khi thời hạn kết thúc vào tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không có sự trì hoãn nào nữa. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại của ông đã ám chỉ rằng điều này có thể thay đổi.
 
Và ngay sau khi mức thuế có hiệu lực vào thứ Tư, Washington đã tuyên bố rằng ngành công nghiệp ô tô của Mexico – do các tập đoàn ô tô lớn của Mỹ thống trị – sẽ được miễn thuế. Việc đó nhanh chóng lan rộng sang Canada, rồi đến phần lớn ngành xuất khẩu của Mexico, cũng như của Canada.
 
Nhưng chỉ trong một tháng thôi. Vào tháng 4, thuế quan vẫn sẽ được áp dụng trên toàn thế giới. Tất nhiên là trừ khi việc này cũng sẽ bị hoãn lại.
 
Đây là một cuộc chiến thương mại phi lý nhất từ trước đến nay, theo lời chỉ trích gay gắt của tờ Wall Street Journal sau khi Trump tuyên bố áp thuế đối với Mexico và Canada—gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.
 
Điều tệ hại hơn nữa là tất cả những chính sách chắp vá một cách thất thường này.
 
Liệu có công ty nào dám đầu tư xây dựng nhà máy mới khi không ai có thể đoán định tương lai?
 
Khi Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt nhờ kỳ vọng vào các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng từ khi các biện pháp thuế quan được áp đặt, thị trường liên tục lao dốc—giống như tâm lý của người tiêu dùng. Thị trường lao động cũng đang suy yếu.
 
Nguyên nhân chính là thuế quan, công thêm việc cắt giảm nhân sự của Elon Musk ở một số bang đồng nghĩa với việc hàng nghìn người mất việc.
 
Nhưng Trump đang trên đà tạo ra một điều còn tệ hại hơn nhiều so với việc làm suy yếu nền kinh tế.
 
Nhà báo Katie Martin của tờ Financial Times gần đây đã kể về một quan chức ngân hàng cấp cao đến từ Singapore đã gặp gỡ các nhà đầu tư ở London. Họ không quan tâm đến thuế quan hay các vấn đề chính trị thực chất khác, mà là sự thất thường.
 
Liệu có thể đặt niềm tin vào người đang ngồi trong Tòa Bạch Ốc? Các thể chế dân chủ và luật pháp có thể kiểm soát được ông ta không? Và Mỹ có còn là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư?
 
Deutsche Bank của Đức cảnh báo rằng vị thế của đồng đô-la như một nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn đang bị đe dọa.
 
Dù Trump có đang muốn phá bỏ trật tự quốc tế bằng các biện pháp thuế quan hay chỉ đơn thuần coi đó là một chiến lược đàm phán tinh vi, điều đó không còn quan trọng nữa.
 
Niềm tin vào nước Mỹ đã bị lung lay nghiêm trọng.
 
Trong lĩnh vực an ninh, tình hình cũng không khá hơn. Trên lý thuyết, Điều 5 của NATO vẫn có hiệu lực, và Mỹ tuyên bố mục tiêu là đưa Ukraine đến bàn đàm phán.
 
Thế nhưng, từng lời nói và hành động của Trump đều cho thấy ông ta sẵn sàng thỏa hiệp, thậm chí bỏ rơi Kyiv cùng phần còn lại của châu Âu trước Kremlin.
 
Hệ quả của điều đó đã rõ ràng. Trên chiến trường, việc Mỹ ngừng cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Ukraine đã để lại khoảng trống nguy hiểm.
 
Nhưng tác động không chỉ dừng lại ở đó. Châu Âu buộc phải tăng cường quân sự—và quan trọng hơn cả, Đức quyết định làm điều này bằng cách vay nợ lớn để tài trợ.
 
Tuyên bố từ Thủ tướng Đức sắp tới, Friedrich Merz, về cải cách giới hạn nợ ngay lập tức gây ra làn sóng chấn động trên thị trường trái phiếu.
 
Đối với giới đầu tư, đây là một tín hiệu quan trọng: châu Âu đang trở nên hấp dẫn hơn. Đồng euro dần nổi lên như một đối trọng thực sự của đồng đô-la, trong khi trái phiếu Đức ngày càng cạnh tranh với trái phiếu Mỹ.
 
Cuối năm ngoái, trong một bài viết trên Financial Times, Ruchir Sharma đã mô tả cách Mỹ thu hút giới đầu tư không phải nhờ tăng trưởng năng suất, mà bằng chính sách kinh tế siêu mở rộng với mức thâm hụt ngân sách khổng lồ. Ông cảnh báo rằng đây có thể là "mẹ của mọi ’bong bóng nước’."
 
Trump muốn có tình trạng này lâu dài. Nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được nhờ vị thế đặc biệt của đồng đô-la và trái phiếu chính phủ Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu—một đặc quyền khổng lồ mà Charles de Gaulle từng ghen tị gọi tên.
 
Chẳng phải Sharma đã từng nhấn mạnh: ”một bong bóng có thể nổ tung hoặc xì hơi dần”.
 
Nhưng Trump mới chỉ trở lại Nhà Trắng bảy tuần.
Và ông ta đã có thể khơi dậy những tác động mà không ai—kể cả chính ông—có thể kiểm soát.
 
 
Nguyên Hòa tổng hợp
Nguồn: theo báo DN, Thụy điển.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cục Dự Trữ Liên Bang hiện trong tư thế chờ đợi vì tác động kinh tế của thuế quan vẫn chưa chắc chắn. Chủ Tịch Powell nói rằng phí tổn chờ đợi để tìm hiểu thêm về nền kinh tế là “khá thấp”. Ông muốn chờ đợi để xem các chính sách của Tổng thống Trump sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào về lãi suất.
"Tổng thống Trump gọi đó là 'Ngày Giải Phóng'. Tôi sẽ gọi đó là 'Ngày Lạm Phát', vì hoàn toàn rõ ràng rằng mức thuế này sẽ làm tăng giá ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu.” Phó Thủ tướng Bỉ Maxime Prévot tuyên bố: “Chơi với diêm, Hoa Kỳ sẽ bị cháy rụi”. Ông nói thêm rằng “thật đáng tiếc khi Hoa Kỳ đơn phương tấn công trật tự thương mại toàn cầu bằng cách áp dụng thuế quan đối với mọi người và đặc biệt là đối tác của mình”.
Tổng Giám đốc Điều Hành Ford Jim Farley, tại một hội nghị đầu tư vào tháng 1: "Thành thật mà nói. Về lâu dài, mức thuế quan 25% trên khắp biên giới Mexico và Canada sẽ tạo ra một lỗ hổng trong ngành công nghiệp Hoa Kỳ mà chúng ta chưa từng thấy."
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Khi Trump rời Nhà Trắng vào tháng 1, 2021, tỉ lệ thất nghiệp là 15%. 20 triệu việc làm mất trong 2020. Kinh tế thu nhỏ lại -2.8%. Chỉ số chứng khoán Dow Jones dưới 20,000. Chính sách thuế thất bại. Giảm $1.9 ngàn tỉ cho giới giầu và các đại công ty làm ngân sách quốc gia thiếu hụt 5.4 lần từ $585 tỉ trong tài khóa 2026 lên đến $3,132 tỉ vào tài khóa 2020 và nợ công tăng thêm $8 ngàn tỉ trong bốn năm. Kinh tế chỉ phát triển trung bình hàng năm được 0.95% thay vì 4% - 6% như Trump dự trù.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay ở Davos, nơi 60 Tổng Thống và Thủ Tướng, 800 lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận tập họp để thảo luận về những thách thức lớn của thời đại chúng ta, Trí tuệ nhân tạo, AI, lần này đã trở thành chủ đề làm lu mờ mọi chủ đề khác. Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng ảnh hưởng đến chúng ta, ngoài việc có thể xử dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến nền kinh tế, AI cũng ngày càng có vẻ là một phần của bộ máy chiến tranh, hay ngay cả trong thị trường lao động AI cũng cho thấy sự hiệu quả rõ ràng hơn, AI, trí tuệ nhân tạo là siêu năng lực vừa có thể hủy diệt mà cũng vừa có thể cải thiện, là rủi ro cũng như là cơ hội.
Lịch sử kinh tế của Mỹ là chu kỳ giữa sự các đợt tăng trưởng và suy thoái kinh tế. Gần đây nhất là sự tăng trưởng kinh tế từ thời Tổng Thống Obama, kéo dài sang thời Tổng Thống Trump trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Tổng Thống Biden nhậm chức trong thời điểm nền kinh tế Mỹ bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái. Theo các nhà hoạch định chính sách, hiếm khi các chính sách giảm lạm phát được áp dụng mà không xảy ra suy thoái. Nhưng có vẻ như lần này điều này có thể xảy ra.
Giá xăng trung bình vào ngày 14-12-2023 ở Mỹ là 3.10 USD/gallon, giảm 0.02 USD so với ngày hôm qua, 0.10 USD so với tuần trước và 0.25 USD so với tháng trước. Hawaii có giá cao nhất là $4.70, tiếp đến là California với giá là $4.63. Ngược lại, Texas ghi nhận giá thấp nhất trên toàn nước Mỹ là $2.55. Giá xăng giảm do mức cầu hạ theo mùa và mức cung trong nước Mỹ gia tăng đáng kể là một tin đáng hoan nghênh đối với những người Mỹ đã phải vật lộn với giá xăng cao trong quá khứ. Ngoài ra, tình hình kinh tế Trung Quốc là một điểm đáng lưu tâm. Trung Quốc là một quốc gia nhập cảng xăng dầu nhiều nhất thế giới. Kinh tế Trung Quốc đi xuống sẽ làm giảm mức cầu.
Sẽ không có một bản tổng kết nào đầy đủ về tình hình kinh tế Mỹ trong năm 2023. Sẽ không có dự đoán nào chính xác cho kinh tế tương lai 2024. Nhưng hai chữ “kinh tế” lớn lao và khách quan này lại ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền và đời sống hàng ngày của chúng ta. Kinh nghiệm và hiểu biết về khả năng kinh tế cộng đồng ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân/gia đình, sẽ giúp cho lòng tham giàu có chững chạc hơn và nỗi sợ hãi nghèo khó được nhẹ nhàng hơn.
Theo trang mạng tin tức kinh tế thương mại Business Insider, báo cáo mới đây nhất về dự báo thị trường nhà ở năm 2024 có một số tin tốt lành, nhưng vẫn có nhiều thách thức từ năm nay sẽ vẫn tồn tại. Báo cáo này là của trang mạng chuyên về địa ốc Realtor.com. Nhìn chung, Realtor đưa ra một dự báo có nhiều điểm trái chiều. Điều này sẽ làm thất vọng nhiều người Mỹ đang hy vọng sẽ có một thị trường nhà cửa dễ mua bán nhiều hơn so với năm 2023, khi mà tỷ lệ lãi suất cao đã làm đóng băng phần lớn thị trường.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.