Hôm nay,  

Tại Sao Trump Tấn Công Các Đại Học Mỹ?

27/06/202500:00:00(Xem: 863)

01 Hình chính trang nhất GettyImages-2217003509 Demonstrators rally in Harvard square over University's policies and inv
CAMBRIDGE, MASSACHUSETTS, HOA KỲ - NGÀY 29 THÁNG 5: Cư dân Cambridge Casey Wenz đứng bên ngoài Harvard Yard để bày tỏ sự ủng hộ đối với Đại học Harvard khi trường phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý kéo dài với chính quyền Trump. (Ảnh của Sydney Roth/Anadolu qua Getty Images)
  
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.”

Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.

Giáo dục có sức mạnh vô song vì nó là kho tàng vô giá của kiến thức và kinh nghiệm mà con người đã tích tụ và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời đại này sang thời đại khác, từ quốc độ này sang quốc độ khác. Giáo dục có sức mạnh siêu đẳng vì nó có khả năng vừa bảo lưu, vừa hấp thụ có phê phán và sáng tạo tất cả các giá trị kiến thức và kinh nghiệm. Đó chính là bản sắc đặc thù của tri thức, của tiến bộ, của văn hiến và văn minh.

Đại học là đỉnh cao của nền giáo dục của một quốc gia. Đại học là nơi quy tụ thành phần trí thức khoa bảng và cũng là nơi đào tạo các thế hệ trí thức tương lai. Quan trọng hơn cả, đại học là nơi giữ gìn và phát huy các giá trị phổ quát mà nhân loại trân quý từ xưa tới nay về học thuật, nghệ thuật, kỹ thuật, tự do, dân chủ, khai phóng, và sáng tạo.

Nước Mỹ nhờ có một nền giáo dục đại học đa năng, đa dạng, phong phú, tiên tiến, và chất lượng cao mà đã góp phần không nhỏ cho sự văn minh, tiến bộ và thịnh vượng của chính mình cũng như cho toàn thể nhân loại.

Điều không may là chỉ trong mấy tháng đầu của nhiệm kỳ thứ 2, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã không ngừng tấn công vào các đại học Mỹ bằng nhiều cách như cắt giảm hoặc đe dọa cắt giảm các tài trợ từ chính phủ liên bang, cấm không cho các đại học tuyển sinh từ sinh viên ngoại quốc, bãi bỏ chính sách miễn thuế, v.v… Trong số các đại học chống lại các yêu sách của chính phủ Trump để bảo vệ truyền thống tự do, dân chủ và độc lập của đại học thì đi đầu là Đại Học Harvard tại tiểu bang Massachusetts.

Đại Học Harvard được thành lập vào năm 1636. Tính đến nay, năm 2025 thì Harvard đã 389 tuổi, nghĩa là có trước khi nước Mỹ được thành lập 140 năm. Từ đó đến nay, Đại Học Harvard đã đào tạo 8 tổng thống Hoa Kỳ, 188 tỉ phú, 162 người đoạt giải Nobel, 48 người đoạt giải Pulitzer, 108 lực sĩ Olympic gồm 46 người đoạt huy chương vàng, theo www.en.wikipedia.org cho biết.

Về mặt nghiên cứu, Đại Học Harvard là thành viên sáng lập của Hiệp Hội Các Đại Học Mỹ (Association of American Universities) và là một trường đại học dẫn đầu với hoạt động nghiên cứu “rất cao” và các chương trình tiến sĩ toàn phần trong các lãnh vực nghệ thuật, khoa học, kỹ sư, và y khoa, theo tổ chức phân loại các trường cao đẳng và đại học tại Mỹ Carnegie Classification cho biết.

Trường y khoa của Harvard luôn luôn được xếp hạng đầu trong các trường y khoa về nghiên cứu, và nghiên cứu y sinh là lãnh vực ưu thế đặc biệt đối với Đại Học Harvard. Harvard có hơn 11,000 giáo sư và 1,600 sinh viên hậu đại học thực hiện nghiên cứu tại trường y khoa và 15 bệnh viện và viện nghiên cứu trực thuộc. Trong năm 2019, trường y khoa và các đơn vị trực thuộc Harvard đã thu hút 1.65 tỉ đô la trong các tài trợ nghiên cứu toàn phần từ Viện Sức Khỏe Quốc Gia (NIH), nhiều gấp hai lần bất cứ trường đại học nào khác, theo bài báo “2023 Best Medical Schools: Research,” được đăng trên trang mạng www.usnews.com.

Diễn biến của cuộc tấn công do chính phủ Trump nhắm vào Đại Học Harvard và các đại học khác như thế nào? Tại sao TT Donald Trump lại mở cuộc tấn công vào các đại học Mỹ?
 
Diễn biến Trump tấn công các đại học Mỹ
 
Để độc giả tiện theo dõi diễn biến trong cuộc chiến mà Trump tấn công các đại học Mỹ, xin tóm tắc bản tổng hợp của ký giả Andy Rose viết cho hãng thông tấn CNN.

Ngày 29 tháng 1 năm 2025, mấy ngày sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, Trump ký sắc lệnh hành pháp kêu gọi thực thi mạnh bạo hơn trong các nỗ lực của chính phủ chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Nhiều viên chức cao cấp của chính phủ, dù không nêu đích danh đại học nào khi trả lời bình luận của hãng thông tấn CNN cho rằng các đại học nên “giám sát và báo cáo các hoạt động của các sinh viên và nhân viên ngoại quốc” và nói về cách chính phủ “nếu được bảo đảm để trục xuất các người ngoại quốc đó” theo thẩm quyền pháp lý liên bang bao gồm bất kỳ người ngoại quốc nào “ủng hộ hoạt động khủng bố.”

Ngày 3 tháng 2 năm 2025, Bộ Tư Pháp Mỹ công bố thành lập Lực Lượng Chống Chủ Nghĩa Bài Do Thái được lãnh đạo bởi Leo Terrell được Trump bổ nhiệm làm phụ tá bộ trưởng tư pháp lo về dân quyền trong Bộ Tư Pháp.

Ngày 27 tháng 2 năm 2025, Phòng Dân Quyền của Bộ Tư Pháp gửi một lá thư tới Viện Trưởng Đại Học Harvard Alan Garber yêu cầu một cuộc họp trong vòng 30 ngày với “các viên chức điều hành, các giáo sư, các nhân viên có liên quan, và bất cứ nhóm Do Thái nào trong trường liên quan với sắc lệnh hành pháp ngăn chận chủ nghĩa bài Do Thái của Trump.”

Ngày 28 tháng 2 năm 2025, Lực Lượng Chống Chủ Nghĩa Bài Do Thái tuyên bố họ sẽ đến thăm 10 trường đại học để “gặp giới lãnh đạo, các sinh viên và nhân viên bị ảnh hưởng, giới chấp pháp địa phương, và các thành viên cộng đồng,” mà Đại Học Harvard là một trong 10 đại học đó.

Ngày 8 tháng 3 năm 2025, Terrell nói với Fox News về các đại học mà ông cáo buộc cho phép chủ nghĩa bài Do Thái rằng, “Chúng tôi sẽ làm cho các đại học này phá sản. Chúng tôi sẽ lấy đi từng đồng đô la một của liên bang.” Và ông nói thêm rằng, “Nếu các đại học này không hợp tác thì hãy thuê luật sư đi, bởi vì chính phủ liên bang sẽ theo dõi các người.”

 Ngày 10 tháng 3 năm 2025, Đại Học Harvard nằm trong danh sách 60 trường nhận được các lá thư từ Phòng Dân Quyền của Bộ Giáo Dục, thông báo rằng họ đang bị điều tra về khả năng vi phạm Luật Dân Quyền “liên quan đến việc quấy rối và kỳ thị người Do Thái.”

 Ngày 31 tháng 3 năm 2025, cơ quan General Services Administration (GSA) thông báo cho Harvard là họ đang thực hiện một cuộc xem xét chính thức “đối với tất cả các hợp đồng và tài trợ của Liên Bang,” với “các cam kết tài trợ nhiều năm lên tới hơn 8.7 tỉ đô la” được xem xét, theo một bản ghi nhớ và một email từ giám đốc của cơ quan này, Josh Gruenbaum. Bản ghi nhớ viết rằng, “Chính Phủ Liên Bang giữ quyền kết thúc bất cứ hợp đồng nào có với đại học của bạn ở bất kỳ lúc nào trong thời gian thực hiện.”

 Ngày 1 tháng 4 năm 2025, Trump nói về ý định cắt tất cả tài trợ liên bang cho Harvard, theo báo New York Times tường thuật.

Ngày 3 tháng 4 năm 2025, Giám Đốc của GSA là Gruenbaum gửi email cho Viện Trưởng ĐH Harvard Garber viết rằng, “Tôi gửi cho ông thông báo chính thức về các điều kiện tiên quyết mà trường của ông phải tuân thủ để tồn tại và tiếp tục nhận tiền từ người đóng thuế liên bang.” Lá thư yêu cầu trường tiến thêm bước nữa để ngăn chận chủ nghĩa bài Do Thái và trừng phạt người kỳ thị chống lại người

Do Thái. Lá thư yêu cầu ĐH Harvard “chấm dứt tất cả ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, hay quốc tịch,” trong việc ghi danh và tuyển dụng, thực hiện các nỗ lực “chấm dứt” các chương trình DEI và cải thiện ‘sự đa dạng quan điểm.”

Ngày 11 tháng 4 năm 2025, chính phủ Trump gửi một lá thư khác giải thích thêm lá thư ngày 3 tháng 4. Bằng lời lẽ mạnh bạo hơn, các luật sư viết rằng, “Harvard trong những năm gần đây đã thất bại để đáp ứng các điều kiện về trí thức và dân quyền để nêu ra lý do chính đáng việc đầu tư của liên bang.”
Ngày 14 tháng 4 năm 2025, Harvard công khai công bố lá thư ngày 11 tháng 4 cũng như trả lời từ Viện Trưởng Garber, người đã từ chối một cách dứt khoát yêu cầu của chính phủ, nói rằng các yêu cầu của chính phủ là vi phạm Tu Chính Án Thứ Nhất. “Trường Đại Học sẽ không đầu hàng sự độc lập hay từ bỏ quyền hiến định của mình,” theo Garber viết. “Không có chính phủ nào – bất luận thuộc đảng nào đang cầm quyền – có quyền bắt buộc những gì các đại học tư có thể dạy, những ai họ có thể thâu nạp và tuyển dụng, và lãnh vực nghiên cứu và tìm tòi nào họ có thể theo đuổi.” Cùng ngày trên, Lực Lượng Chống Bài Do Thái tuyên bố “đóng băng 2.2 tỉ đô la trong các tài trợ nhiều năm và 60 triệu đô la trong trị giá hợp đồng nhiều năm” đối với Harvard để đáp trả các hành động của trường này.

Ngày 15 tháng 4 năm 2025, Trump viết trên Truth Social rằng, “Có thể ĐH Harvard nên bị mất đi Quyền Miễn Thuế và phải đóng thuế như một thực thể chính trị nếu họ tiếp tục thúc đẩy ‘bệnh hoạn’ chính trị, ý thức hệ, và ủng hộ khủng bố?” Ngay sau đó, Sở Thuế đã bắt đầu thực hiện các kế hoạch bãi bỏ quyền miễn thuế của Harvard.

Ngày 16 tháng 4 năm 2025, Bộ Nội An đe dọa thu hồi chứng nhận của Harvard để tham gia vào Chương Trình Trao Đổi Sinh Viên và Khách Mời, gây nguy hiểm việc ghi danh của hàng ngàn sinh viên quốc tế.

Ngày 17 tháng 4 năm 2025, Bộ Giáo Dục gửi tới Harvard yêu cầu cung cấp hồ sơ về thông tin tất cả quà tặng ngoại quốc, gồm thông tin liên quan đến “các sinh viên ngoại quốc bị trục xuất,” thực tế là việc khôi phục lại cuộc điều tra 4 năm đã đóng vào cuối nhiệm kỳ của Biden, với việc Harvard đồng ý cập nhật việc công khai tài chánh của họ.

Ngày 21 tháng 4 năm 2025, Đại Học Harvard kiện chính phủ Trump, gọi những đe dọa đối với việc tài trợ của liên bang là vi phạm Tu Chính Án Thứ Nhất, cũng như “tùy tiện và bất thường.”

Ngày 22 tháng 4 năm 2025, chính phủ Trump tự xem mình đang trên tiến trình thương lượng với Harvard và các đại học khác, và các yêu cầu trong các lá thư đã gửi tới Harvard là một phần trong quá trình đàm phán qua lại, theo bộ trưởng giáo dục nhắc lại.

Ngày 23 tháng 4 năm 2025, Harvard yêu cầu một chánh án liên bang tiến hành nhanh thách thức pháp lý của mình đối với việc đóng băng tài trợ, cho rằng nó đe dọa các nỗ lực nghiên cứu và học thuật quan trọng và làm “nguội lạnh việc thực hành quyền Tu Chính Án Thứ Nhất của Harvard,” theo hồ sơ cho biết.

Ngày 25 tháng 4 năm 2025, Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng (EEOC) mở cuộc điều tra về dân quyền nhắm vào ĐH Harvard, theo báo Wall Street Journal đưa tin. Ủy Viên Andrea Lucas nói rằng Harvard có thể đã có khả năng vi phạm dân quyền chống lại những người ghi danh da trắng, Á châu, đàn ông. Viện Trưởng Harvard Garber đã bác bỏ cáo buộc này.


Ngày 28 tháng 4  năm 2025, hai bên đã xuất hiện tại tòa lần đầu trong vụ kiện của Harvard khi Chánh Án Allison Burroughs sắp xếp cuộc tranh luận bằng miện vào ngày 21 tháng 7 năm nay.

Ngày 29 tháng 4 năm 2025, hai nhóm đặc nhiệm của Harvard đã công bố hai phúc trình nội bộ được mong đợi từ lâu: một về cách giải quyết nạn bài Do Thái và thành kiến chống người Do Thái trong trường và bản báo cáo khác về nạn bài Hồi Giáo, bài Ả Rập và thành kiến chống Palestine.

Ngày 30 tháng 4 năm 2025, một viên chức Tòa Bạch Ốc gọi các khuyến nghị của nhóm đặc nhiệm Harvard là “tích cực.” Nhưng nói rằng “những gì chúng tôi nhìn thấy là không đủ, và sự thực có thể sẽ cắt giảm thêm tài trợ,” theo viên chức này nói với CNN.

Ngày 2 tháng 5 năm 2025, Trump lại viết trên online nói rằng ông sẽ bãi bỏ quyền miễn thuế của Harvard, lập lại lời đe dọa hôm 15 tháng 4.

Ngày 5 tháng 5 năm 2025, chính phủ Trump tuyên bố họ sẽ cắt tất cả tài trợ nghiên cứu mới của liên bang đối với Harvard. Bộ Trưởng Giáo Dục McMahon gửi thư cho Viện Trưởng Garber nói rằng trường đại học này không đủ điều kiện để nhận các tài trợ từ chính phủ liên bang vì “liên tục vi phạm các trách nhiệm pháp lý của chính trường.”

Ngày 12 tháng 5 năm 2025, để đáp trả McMahon, Garber viết rằng trong khi Harvard và Chính Phủ Trump cùng chia sẻ “điểm chung” về các vấn đề như chấm dứt chủ nghĩa bài Do Thái và các thành kiến khác về nhà trường và việc khuyến khích “sự đa dạng quan điểm” tại trường, thì sự “can thiệp quá mức” của chính phủ liên bang đã cản trở các mục đích đó.

Ngày 13 tháng 5 năm 2025, Lực Lượng Chống Chủ Nghĩa Bài Do Thái của chính phủ đã loan báo đóng băng thêm 450 triệu đô la trong tài trợ liên bang đã được hứa cho Harvard.

Ngày 15 tháng 5 năm 2025, Bộ Năng Lượng ra thông báo cho Harvard chấm dứt việc tài trợ 89 triệu đô la từ Văn Phòng Khoa Học và Cơ Quan Dự Án Nghiên Cứu Tiên Tiến Năng Lượng “vì chính sách kỳ thị chủng tộc của Trường Đại Học này.” 

Ngày 19 tháng 5 năm 2025, Bộ Tư Pháp công bố kế hoạch sử dụng Đạo Luật False Claims Act để trấn áp các sáng kiến đa dạng tại các trường cao đẳng Hoa Kỳ, với lý do các trường cho phép chủ nghĩa bài Do Tái trong trường và để cho phụ nữ chuyển giới thi đấu trong thể thao.

Ngày 22 tháng 5 năm 2022, Bộ Nội An bãi bỏ chứng nhận của Harvard trong Chương Trình Trao Đổi Sinh Viên và Khách Mời, làm cho trường có thể không tuyển sinh quốc tế được. Harvard đã đáp trả bằng tuyên bố rằng, “Hành động của chính phủ là bất hợp pháp. Chúng tôi cam kết duy trì khả năng của Harvard để tuyển sinh và học giả quốc tế, là những người đến từ hơn 140 nước và làm giàu cho trường này – và quốc gia này – một cách rất to lớn.”

Ngày 23 tháng 5 năm 2025, Harvard kiện để ngăn chận chính phủ Trump không thực hiện việc thu hồi chứng nhận của trường để tuyển sinh ngoại quốc, và trong vòng 4 giờ đồng hồ, Chánh Án Burroughs – hiện cũng được chỉ định làm chánh án trong vụ kiện riêng biệt này – đã công bố lệnh hạn chế tạm thời chống lại chính phủ trontg vụ kiện này.

Ngày 26 tháng 5 năm 2025, Trump viết trên online đe dọa chuyển 3 tỉ đô la tài trợ của liên bang cho Harvard sang các trường thương mại Hoa Kỳ vì việc trường này giải quyết các cuộc biểu tình chống Do Thái.

Ngày 27 tháng 5 năm 2025, chính phủ liên bang chuẩn bị hướng dẫn các cơ quan của họ để hủy bỏ khoảng 100 triệu đô la trong các hợp đồng với Harvard, theo 2 viên chức cao cấp của chính phủ Trump nói với CNN.

Ngày 28 tháng 5 năm 2025, Trump đề xuất sinh viên quốc tế không nên quá 15% số sinh viên ghi danh của Harvard. Ông còn ngụ ý, không có chứng cứ, rằng một số sinh viên ngoại quốc nằm trong hồ sơ của Harvard sẽ là “những người rất cấp tiến.”

Ngày 29 tháng 5 năm 2025, chính phủ Trump cho biết trong hồ sơ tòa án phút cuối rằng sẽ cho Harvard 30 ngày để trình bày vụ kiện của họ về lý do tại sao họ nên tiếp tục Chương Trình Trao Đổi Sinh Viên và Khách Mời, nói với chánh án Burroughs không có lý do gì để tòa ra lệnh thêm trong khi việc xem xét đang tiến hành. Nhưng luật sư của Harvard không đồng ý, và Burroughs cũng vậy, nên ra lệnh chương trình sinh viên quốc tế của Harvard vẫn giữ “nguyên trạng” trong khi vụ kiện diễn ra.

Ngày 4 tháng 6 năm 2025, TT Trump ký tuyên bố đình chỉ visas quốc tế đối với các sinh viên mới tại Đại Học Harvard, theo tuyên bố của Bạch Ốc hôm Thứ Tư được CNN đưa tin cùng ngày. Trump ra lệnh cho Bộ Ngoại Giao xem xét việc bãi bỏ các loại visas F, M hay J hiện có đối với các sinh viên Harvard hiện nay là những người phù hợp với tiêu chuẩn của bản Tuyên Bố.

Ngày 4 tháng 6 năm 2025, chính phủ Trump tìm cách tước quyền công nhận đối với Đại Học Columbia vì cho rằng trường này vi phạm quyền dân sự của các sinh viên Do Thái, theo bản tin của BBC tiếng  Anh cho biết. Việc công nhận đóng vai trò quyết định trường đại học nào được phép nhận tài trợ hàng tỉ đô la từ liên bang.

Ngày 5 tháng 6 năm 2025, Đại Học Harvard đã thách thức hành động mới nhất của TT Trump trong việc ngăn cản sinh viên ngoại quốc vào Hoa Kỳ để học đại học, gọi đó là sự trả thù bất hợp pháp đối với việc Harvard bác bỏ các yêu cầu của Bạch Ốc, theo bản tin của hãng thông tấn AP hôm 5 tháng 6. Trong hồ sơ kiện bổ sung hôm Thứ Năm (5 tháng 6), Harvard nói rằng tổng thống đã cố gắng lách lệnh của tòa án trước đó.

Ngày 5 tháng 6 năm 2025, Chánh Án Allison Burroughs đã ra lệnh đình chỉ tạm thời để ngăn chận chính phủ Trump thực hiện lệnh cấm của tổng thống không cho Đại Học Harvard nhận sinh viên quốc tế, theo bản tin cùng ngày của BBC tiếng Anh. Chánh Án Burroughs nêu lý do trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ này sẽ đối diện “thiệt hại tức thì và không thể khắc phục được” nếu lệnh cấm của Trump được thi hành.

Không chỉ tấn công Đại Học Harvard và Columbia, chính phủ Trump cũng tấn công nhiều trường đại học khác trên toàn quốc. Báo NPR cho biết rằng Bộ Giáo Dục Mỹ đã điều tra 60 trường đại học vì những cáo buộc kỳ thị người Do Thái. Một số trường bị điều tra mà tiêu biểu, gồm Cornell, George Mason, Rutgers, Yale, University of Wisconsin, Madison, và University of Washington-Seattle.

Trong một số trường hợp cụ thể, chính phủ Trump đã đe dọa, và trong hầu hết các trường hợp đã giữ lại nhiều tỉ đô la tiền tài trợ và hợp đồng liên bang từ các đại học nổi tiếng vì các cáo buộc về chủ nghĩa bài Do Thái trong trường học sau làn sóng biểu tình ủng hộ Palestine hồi năm ngoái, theo hãng thông tấn AP cho biết. Sau đây là một số đại học và số tài trợ bị chính phủ giữ lại, gồm: Harvard University: 2.2 tỉ đô; Cornell University: 1 tỉ đô; Northwestern University: 790 triệu đô; Brown University: 510 triệu đô; Columbia University: 400 triệu đô; Princeton University: 210 triệu đô; University of Pennsylvania: 175 triệu đô.

Nhưng câu hỏi được đặt ra là tại sao Trump tấn công các trường đại học Hoa Kỳ?

Dai-Hoc-02
Một phần cảnh quang của Harvard University. (Photo: https://unsplash.com
 
Tại sao Trump tấn công các đại học Mỹ?
 
Mặc dù chính phủ Trump luôn cho rằng lý do mà họ áp lực các đại học phải thực hiện các cải tổ theo yêu cầu của chính phủ là để giải quyết vấn đề bài Do Thái trong các đại học, nhưng giới quan sát tình hình thì có cách nhìn khác.

Randi Weingarten, Chủ Tịch Liên Đoàn Giáo Viên Mỹ AFT, trong bài viết “Higher education under attack” được đăng trên trang web www.aft.org của tổ chức này, nói rằng, “Trump nói cuộc tấn công của ông vào đại học là để đáp trả chủ nghĩa bài Do Thái tại các khuôn viên đại học. Không nghi ngờ, có chủ nghĩa bài Do Thái trước các hành động tàn ác bởi Hamas vào ngày 7 tháng 10 và cuộc chiến diễn ra sau đó, và nó đã gia tăng từ đó. Chúng ta cần giải quyết chủ nghĩa bài Do Thái trong đại học và bảo đảm cho các sinh viên Do Thái, và tất cả sinh viên, cảm thấy an toàn. Nhưng Trump đang vũ khí hóa các cuộc điều tra chủ nghĩa bài Do Thái để tấn công sự biểu đạt không được vừa lòng và kích động các cuộc chiến tranh văn hóa, mất niềm tin và phân hóa, và làm suy yếu nền giáo dục đại học như là một thành lũy của dân chủ và đầu máy của nền kinh tế của chúng ta. Điều đó là sai, phản dân chủ và vi hiến. Chính phủ dùng người Do Thái như cái cớ để làm mất đi những sinh viên ở đây hợp pháp, với các viên chức di trú bắt giữ và cố gắng trục xuất các sinh viên không từng phạm tội mà không theo tiến trình hợp pháp, một trụ cột của nền dân chủ Mỹ.”

Ký giả David Smith của báo The Guardian, trong bài bình luận “Why Trump is really going after Harvard” được phổ biến hôm 1 tháng 6 năm 2025, trích nhận định của Jason Johnson, giáo sư khoa học chính trị tại Morgan State University ở Baltimore, nói rằng, “Mục đích của họ (chính phủ Trump) là để đe dọa và phá vỡ các trường đại học tại Mỹ bởi vì đó là nơi hầu hết sự chống đối khuynh hướng độc đoán của họ sẽ phát xuất. Họ cho rằng, nếu chúng ta có thể phá sản Harvard, nếu chúng ta có thể gây khó khăn Harvard, nếu chúng ta có thể đẩy Harvard vào thế suy yếu hay ít nhất bắt họ phải quỳ gối, thì tất cả những trường đại học khác ở Mỹ sẽ nghe theo. Đó là lý do tại sao ho đang làm điều này.”

Johnson còn cảnh báo rằng Trump không cần biết Harvard sẽ làm gì mà ông ấy chỉ muốn các trường đại học khác nhìn thấy ông đã đàn áp Harvard như thế nào để họ sợ và tự động bị khuất phục trước. Theo Johnson, đó là chiến thắng của Trump.

 Ký giả David Smith cũng nêu ra một lý do khác từ nhiều nhà bình luận khác cho rằng Trump thắng cử hồi tháng 11 năm rồi với cơ sở chủ yếu dựa vào những người đàn ông da trắng chưa tốt nghiệp đại học. Bây giờ ông đang châm lửa thù hận nhắm tới các tòa tháp ngà của trường đại học ưu tú nhất Hoa Kỳ.

Brendan Boyle, một đại diện Dân Chủ là người đã tốt nghiệp từ Harvard năm 2005, nói rằng, “Một phần năng khiếu chính trị của Trump là tìm ra cách để tự họa mình như là gã anh hùng dân túy của giới đàn ông lao động dù ông là một tỉ phủ đi tiểu vào những bồn cầu bằng vàng.”

Laurence Tribe, giáo sư danh dự về luật hiến pháp, nói rằng, “Nếu họ (chính phủ Trump) không thể kiểm soát được trường đại học, họ muốn giải tán nó bởi vì suy nghĩ đầu tiên của một bạo chúa là đàn áp sức mạnh của lý trí và thành trì của tự do. Đó là trường đại học. Đó là sự thật kể từ Thời Đại Trung Cổ. Harvard có ý nghĩa biểu tượng khiến cho nó dính chặt vào móng vuốt của Donald Trump. Khẩu hiệu của trường ‘veritas’ (là chữ Latin có nghĩa là truth, sự thật) làm cho ông phát cáu bởi vì sự thật là kẻ thù của ông ấy.”
           
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.