Hôm nay,  

Cuộc chiến của Mỹ với Iran – Điều gì xảy ra sau khi Mỹ tấn công

27/06/202500:00:00(Xem: 513)
 
Capture
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo các cuộc tấn công vào Iran, Washington, D.C., Tháng Sáu 2025.

Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
 
Tuy nhiên, rõ ràng là với sự can thiệp này của Mỹ, cuộc chiến mà Israel phát động chống lại Iran hơn một tuần trước đã bước vào một giai đoạn mới. Các biến cố có thể chuyển sang nhiều hướng. Cuộc tấn công của Mỹ thực sự có thể dẫn đến việc Iran đầu hàng với các điều kiện thân thiện với Israel và Mỹ. Nhưng nó cũng có khả năng lôi kéo Hoa Kỳ sâu hơn vào cuộc chiến với những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. Iran gần như chắc chắn sẽ tìm kiếm một số hình thức trả đũa, có thể bằng cách tấn công các căn cứ của Mỹ gần đó và có khả năng giết chết binh sĩ Mỹ. Điều đó có thể dẫn đến sự leo thang ngày càng mở rộng, với những tác động tàn phá cho khu vực và sự vướng mắc của Mỹ vào một cuộc chiến mà ít người Mỹ mong muốn.
 
Phản ứng của Iran
 
Hơn một tuần sau cuộc chiến, Israel đã kiềm chế tấn công một trong những cơ sở hạt nhân quan trọng nhất của Iran tại Fordow, một cơ sở trước khi chiến tranh bắt đầu có đủ tinh luyện uranium và máy ly tâm để nhanh chóng sản xuất vật liệu cho nhiều vũ khí hạt nhân. Đó không phải vì Israel không muốn san bằng Fordow mà vì họ không thể. Cơ sở này được đào sâu dưới lòng đất đến mức chỉ có các loại bom Massive Ordnance Penetrator, mà Hoa Kỳ có nhưng Israel thì không, mới có thể phá hủy cơ sở này. Bất kỳ hy vọng nào để khiến Iran không thể nhanh chóng sử dụng vũ khí hạt nhân đòi hỏi phải phá hủy Fordow hoặc một thỏa thuận của Iran để tháo dỡ phần lớn cơ sở này. Cuối cùng, Trump đã mất kiên nhẫn với cách lựa chọn bằng ngoại giao và chọn cách ngăn chặn khả năng đột phá hạt nhân vội vã của Iran bằng cách tham chiến và ném bom các cơ sở ở Fordow, Natanz và Isfahan.
 
Washington đã gợi ý là họ đã thông báo với Tehran rằng các cuộc tấn công sẽ đánh dấu mức độ can dự của Mỹ miễn là Iran kiềm chế không trả đũa. Trump có lẽ hy vọng rằng Mỹ có thể nhận được sự trả đũa hạn chế của Iran và cố gắng tránh tham gia sâu hơn vào cuộc chiến. Một mưu đồ như vậy có thể hiệu quả, nhưng cực kỳ rủi ro.
 
Sau cuộc tấn công này, phản ứng có khả năng nhất của Iran sẽ là tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở bán đảo Ả Rập hoặc ở Iraq giống như Iran đã làm để đáp trả cuộc tấn công của Mỹ giết chết nhà lãnh đạo quân sự Iran Qasem Soleimani vào năm 2020. Dưới sự bao vây của hai đối thủ hùng mạnh, giới lãnh đạo Iran có thể chọn phóng một số lượng tên lửa hạn chế vào các căn cứ của Mỹ, giống như đã làm vào năm 2020. Phản ứng này chắc chắn sẽ có nguy cơ giết chết lực lượng Mỹ. Các lực lượng Mỹ có thể thoát khỏi một cuộc tấn công như vậy hầu như không bị tổn thương, vì quân đội Mỹ có thể đã di chuyển nhiều binh sĩ ra khỏi các căn cứ gần Iran, đồng thời bổ sung thêm các cơ sở phòng thủ tên lửa để đánh bại một cuộc tấn công của Iran. Nếu thương vong của Mỹ là hạn chế, Trump có thể lặp lại chiến lược của năm 2020 và Mỹ có thể chọn việc tháo chạy.
 
Tuy nhiên, một khả năng khác là Iran có thể phát động một cuộc tấn công toàn diện hơn để chống lại các lực lượng Mỹ ở Trung Đông, mà nó có thể dẫn đến tình trạng thương vong đáng kể và kéo Mỹ vào một cuộc chiến lâu dài. Giới lãnh đạo Iran có thể đã học được bài học từ các hành động của Trump hồi đầu năm nay ở Yemen, nơi mà họ leo thang chiến dịch quân sự chống lại Houthi chỉ để rút lui một tháng sau đó khi các cuộc tấn công của Mỹ không kết quả. Tehran có thể lý luận, sự kiên trì và hung hăng là cách tốt nhất để khiến Trump lùi bước. Mặc dù Israel đã làm suy giảm đáng kể khả năng tên lửa tầm xa của Iran, nhưng không rõ những thiệt hại đã gây ra đối với kho tên lửa tầm ngắn của Iran mà nó có thể vươn tới các căn cứ của Mỹ ở Bahrain, Iraq, Kuwait, Qatar, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các nơi khác.
 
Các bất cẩn và tính toán sai lầm có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Iran có thể cố gắng theo đuổi một phản ứng tên lửa hạn chế hơn nhưng cuối cùng lại vấp ngã vào "thành công thảm khốc" khi một tên lửa phá vỡ hệ thống phòng thủ của Mỹ và gây ra thiệt hại nhiều hơn so với những gì Iran mong đợi, trong quá trình lôi kéo Mỹ sâu hơn vào cuộc xung đột.
 
Khả năng trả đũa đáng kể khác của Iran là hạm đội của các tàu nhỏ, khi bị phân tán rất khó bị đánh bại và có thể bắt đầu thả mìn ở eo biển Hormuz hoặc cố gắng đánh bom tự sát vào các tàu Mỹ. Diễn tiến hành động này có thể ngăn chặn khoảng một phần ba thương mại dầu mỏ của thế giới, gây ra sự gia tăng giá có thể gây ra suy thoái toàn cầu. Nếu Iran đi theo con đường này, chỉ có hải quân Mỹ mới có thể mở lại eo biển Hormuz và một cuộc hải chiến quan trọng sẽ xảy ra sau đó, với các tàu và máy bay của Mỹ chiến đấu với các tàu và hệ thống phòng thủ bờ biển của Iran.
 
Chắc chắn, Iran sẽ suy nghĩ kỹ trước khi phong toả eo biển Hormuz. Các quốc gia sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nhất từ hành động như vậy là Trung Quốc – quốc gia mua dầu mỏ vùng Vịnh nhiều nhất – và chính các quốc gia vùng Vịnh. Toàn bộ chiến lược của Iran trong vài năm qua là xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cả Trung Quốc và các nước vùng Vịnh để chấm dứt tình trạng cô lập ngoại giao. Theo đuổi việc vận chuyển dầu mỏ sẽ khiến Iran lâm cảnh cô thế, đó là lý do tại sao ngay cả hiện nay thị trường dầu mỏ thế giới vẫn coi đây là một xác suất tương đối thấp, giá dầu toàn cầu chỉ tăng 10% kể từ khi giao tranh bắt đầu vào ngày 13/6.
Hoàn toàn hợp lý rằng sau những cuộc tấn công này của Mỹ, tình hình không leo thang. Iran có thể phóng một số lượng hạn chế tên lửa vào các mục tiêu của Mỹ mà nó không gây ra thương vong hoặc rất ít. Trump chọn việc các cuộc tấn công của Iran và chấm dứt chu kỳ leo thang, và Israel, hài lòng với kết quả của cuộc chiến, cũng kìm hãm. Tuy nhiên, với số lượng về các biến số, phần lớn sẽ phụ thuộc vào sự khôn ngoan và kiềm chế của Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khameini và giối thân cận. Và điều đó không phải là điềm báo tốt trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
 
Những rắc rối sắp tới
 
Về lâu dài, kết quả từ quyết định tấn công Iran là quá nhiều bất trắc. Rất khó tin rằng, như một số người ở Israel và Hoa Kỳ hy vọng, những cuộc tấn công này sẽ thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ Iran. Chế độ vẫn có súng và không có lực lượng bộ binh nào đến xâm lược Iran và lật đổ Cộng hòa Hồi giáo. Đây không phải là Syria của Bashar al-Assad, một đất nước đã bị tàn phá và suy sụp bởi một thập niên nội chiến trước khi chế độ sụp đổ vào tháng 12 năm 2024. Và ngay cả khi cuộc xung đột và cái chết của rất nhiều quan chức cấp cao của Iran khiến cho chế độ sụp đổ, sự bất ổn và bạo lực đi kèm với nó sẽ không có khả năng tạo ra một nền dân chủ và thay vào đó có thể dẫn đến một tinh thần lãnh đạo cấp tiến hơn hoặc một khoảng trống nguy hiểm.
 
Kịch bản tốt nhất là những tiếng nói ôn hòa hơn trong chế độ như Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian, cựu Tổng thống Hassan Rouhani, và những người khác cùng phe cải cách giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ và kết luận rằng Iran cần phải đổi hướng. Họ có thể khẳng định rằng chương trình hạt nhân và sự hỗ trợ của nước này đối với các lực lượng ủy nhiệm trên khắp Trung Đông là tốn kém và sai lầm mà nó chỉ mang lại sự khốn khổ cho Iran. Họ sẽ chấp nhận một thỏa thuận tương tự như thỏa thuận mà Hezbollah đã chấp nhận vào mùa thu năm ngoái – một lệnh ngừng bắn theo các điều kiện của Israel và Mỹ.
Nhưng Iran không phải là Hezbollah. Đó là một đất nước có 90 triệu dân. Chính phủ của họ có thể sẽ kiên cường hơn nhiều. Kịch bản có khả năng xảy ra hơn giống như những gì đã xảy ra với Iraq của Saddam Hussein sau Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Những gì sẽ còn lại ở Iran là một chế độ suy yếu, nhưng là cực đoan hơn, thù địch với Hoa Kỳ và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro.
 
Trong kịch bản này, Iran chắc chắn sẽ cố gắng có được vũ khí hạt nhân. Với những đòn giáng mạnh vào chương trình và nguồn lực của Iran, không rõ điều này sẽ mất bao lâu. Saddam đã thất bại trong việc phát triển bom trong những năm 1990, mặc dù chương trình của Iraq không có mức độ về bí quyết và năng lực gần như của Iran ngày nay. Và với việc Hiệp hội Năng lượng Nguyên tử Quốc tế không có khả năng giành lại quyền tiếp cận Iran và giám sát những gì xảy ra với chương trình hạt nhân của Iran sau chiến tranh, có thể một chế độ Iran nhặt được các mảnh vỡ và nhận bom trong vài năm tới. Chắc chắn là giới tình báo Mỹ và Israel sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến trong bất kỳ sự lặp lại nào của Iran thời hậu chiến.
 
Iran cũng có thể theo đuổi các biện pháp trả đũa khác, bao gồm các cuộc tấn công khủng bố vào các cơ sở của Mỹ trên toàn thế giới. Chúng có thể bao gồm các vụ ám sát có mục tiêu, chẳng hạn như những vụ ám sát mà người Iran đã cố gắng kể từ khi Soleimani bị giết hoặc như Saddam đã cố gắng chống lại Tổng thống George H. W. Bush sau Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
 
Một mối nguy hiểm khác là với một chế độ Iran tuyệt vọng và cực đoan hơn, cuộc xung đột của họ với Israel có thể tiếp tục trong bất tận. Như đã thấy rõ ở Gaza, Ukraine và trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq lần thứ nhất, việc khởi chiến dễ dàng hơn nhiều so với việc kết thúc. Trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, Iran có thể thường xuyên gửi các loạt tên lửa nhỏ vào Israel và Israel có thể tiếp tục không kích Iran. Hoa Kỳ phần lớn sẽ đứng bên ngoài  cuộc xung đột như vậy, ngoài việc cung cấp cho Israel sự hỗ trợ phòng thủ. Nhưng cuộc chiến này sẽ khủng khiếp đối với thường dân bị mắc kẹt ở giữa.
 
Đối với một siêu cường như Mỹ, các mối đe dọa từ một Iran yếu kém sẽ có thể kiểm soát được nhưng phải trả bằng một cái giá thực sự. Họ sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự chú ý từ các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ cũng như các nguồn lực quân sự và đầu tư ở Trung Đông mà nếu không sẽ tập trung vào các chiến trường khác. Chúng cũng có thể mang các hiệu ứng thứ yếu đáng chú ý. Sau Chiến tranh vùng Vịnh, dấu ấn quân sự lớn của Mỹ ở Trung Đông đã trở thành một lời kêu gọi cho al-Qaeda và đóng một vai trò trong các biến cố cuối cùng dẫn đến các cuộc tấn công 11/9.
 
Cuối cùng, nếu cuộc xung đột leo thang và Mỹ thấy mình bị lôi kéo sâu hơn vào cuộc chiến và một lần nữa sa lầy ở Trung Đông, mối quan hệ của Mỹ với Israel có thể thay đổi rất nhiều. Sau cuộc xâm lược Iraq của Mỹ, đổ lỗi cho Israel vì đã khuyến khích sự can thiệp của Mỹ là lĩnh vực của những lý thuyết gia về âm mưu bên lề. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ bị lôi kéo vào một cuộc chiến mà hầu hết người Mỹ không tin rằng đất nước nên tham gia, và nó diễn ra tồi tệ, công chúng Mỹ sẽ đổ lỗi cho Israel một cách chính đáng. Theo giới cánh tả ở Mỹ, hành vi của Israel ở Gaza đã làm giảm đi đáng kể sự ủng hộ đối với liên minh Mỹ-Israel, và một cuộc tranh luận gay gắt hiện đang diễn ra ở giới cánh hữu về chính sách đối ngoại của Mỹ, đáng chú ý nhất là cuộc trao đổi gây tranh cãi giữa nhà bình luận chính trị Tucker Carlson và Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz về sự ủng hộ đối với Israel và quyết định tham chiến ở Iran.
Triển vọng khó thành
 
Những cuộc tấn công này có thể đạt hiệu quả. Trong những ngày hoặc tuần sắp tới, Iran có thể buộc phải chấp nhận các điều kiện thuận lợi cho Israel và Mỹ và cuộc chiến có thể nhanh chóng kết thúc. Nhưng thành tích ghi nhận về các can thiệp quân sự của Mỹ ở Trung Đông và bản chất của chiến tranh trong lịch sử loài người cho thấy sự can thiệp của Mỹ đi kèm với rủi ro to lớn. Lựa chọn tốt nhất và lâu dài nhất cho Mỹ là theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao mà nó có thể kiểm chứng được chương trình hạt nhân của Iran. Thật không may, sau các biến cố hôm nay, lựa chọn đó ít có khả năng xảy ra hơn nhiều.
 
Foreign Affairs Ngày 22 tháng Sáu năm  2025
 
Đỗ Kim Thêm dịch
  
Ilan Goldenberg là Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Chính sách tại J Street. Trước đây, ông từng là Cố vấn đặc biệt về Trung Đông cho Phó Tổng thống Kamala Harris và là Trưởng nhóm Iran tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.