Hôm nay,  

Chúng ta không quên họ

22/03/202400:00:00(Xem: 1152)

GettyImages-2008842970
Người dân đặt hoa trong buổi cầu nguyện cho Alexiei Navalny trước Tổng lãnh sự quán Nga vào ngày 16/2/2024 tại Munich, Đức. Alexei Anatolievich Navalny là một nhà lãnh đạo phe đối lập, luật sư, nhà hoạt động chống tham nhũng và tù nhân chính trị người Nga. Sinh ra ở Butyn' năm 1976, ông đã thành lập lại đảng « Nước Nga Tương Lai » vào năm 2018 và tổ chức các cuộc biểu tình chống chính phủ. Ông là người ủng hộ chống tham nhũng ở Nga cũng như chống lại Tổng thống Vladimir Putin và chính phủ của ông. Navalny phải nhập viện năm 2020 vì bị chính quyền Putin đầu độc bởi chất Novichok. Năm 2022, Ông bị bỏ tù 9 năm sau phiên tòa xét xử tội tham ô được Tổ chức Ân xá Quốc tế cho là giả tạo. Ông qua đời ngày 16 tháng 2 trong nhà tù Nga, để lại vợ, Yulia Navalnaya và hai đứa con. (Ảnh của Johannes Simon/Getty Images)

Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
  
Nhưng ngài Shirdata ngăn cản người thợ săn mang xác con thiên nga đi. Dĩ nhiên người Bà La Môn thợ săn phản đối dữ dội, ông có lý khi ông nói là con thiên nga bay trên trời là không của ai cả, ông bắn được là của ông, thì ông được quyền mang nó đi làm thịt ăn. Ngài Shirdata thì nhất định phản đối việc người Bà La Môn muốn ăn thịt con vật coi như là của chiếm hữu của mình.
  
Hai bên giằng co, nói qua nói lại, sau người thợ săn quyền thế nhất định gạt tay ngài Shirdata ra, đưa sự việc tới cửa quan, bấy giờ là đức vua Ashoka, ngài sẽ xử coi ai đúng ai sai. Dĩ nhiên, theo tự nhiên xã hội, nhà vua phán rằng chim thiên nga có hằng hà vô số, chúng bay trên bầu trời bao la, ai bắn được con nào thì tùy nghi sử dụng, vì chim là của thiên nhiên chớ không của riêng ai cả. Cũng dĩ nhiên, theo lòng từ bi của Phật pháp, đức Shirdata trình thưa rằng: Bẩm vâng, nhà vua xử vậy cũng đúng mà cũng không đúng, vì con chim thiên nga này nó đang tự do bay lượn trong bầu trời và nó cũng không hề đụng chạm vào tự do của một ai cả. Tiếc thay nó là loài súc sinh nên không nói được tiếng người, nếu nó nói được tiếng người, đương nhiên nó lên tiếng phản đối việc người Bà La Môn đã giương cung tên bắn chết nó vì nó cũng được quyền sống an nhiên như mọi loài khác. Bây giờ, người ác đã giết chết nó rồi, nó không thể sống lại được, nhưng nếu có một cơ may nào mà nó hồi sinh hay không hồi sinh, thì nó cũng không muốn thuộc về tay thợ săn đã chiếm đoạt sự sống của nó. Nó càng không muốn ông ác mang nó về ăn thịt để hòa tan nó vào thân thể một người mà nó cho là dã man đã cướp đoạt tự do bay lượn của nó đã giết mạng sống của nó để thỏa mãn thú tính chiếm đoạt.
  
Con chim thiên nga thời buổi nay vừa bị đoạt mạng một cách bi phẫn là nhà đấu tranh cho tự do người nga Alexel Navalny, 47 tuổi, ông vừa bị Poutine sát hại ngày 16/02/2024 trong nhà tù biệt giam sói bắc cực, nơi này, nhiệt độ gay gắt luôn là -30°C.
  
Người ta nói là ông bị mệt sau khi đi dạo về và đã được cấp cứu, chắc chắn cấp cứu kiểu Poutine là đoạt mạng.
  
Mọi người đã nói nhiều về sự độc ác của chính quyền Moscou mà Poutine là đại diện. Alexel Navalny, nhà đối lập chống độc tài đòi tự do cho dân tộc Nga còn rất trẻ ở tuổi 47, khi được đưa sang Đức điều trị vì bị đầu độc, ông cũng có thể ở lại Đức tị nạn, nhưng có lẽ, ông muốn trở về ngay trong lòng quê hương vì trước tiên ông là người yêu nước nhiệt tình, thêm nữa ông đoán hiểu dù ở đâu đâu Poutine cũng có thể cho người ám hại, nên ông đường đường chính chính về tranh đấu hiên ngang trực diện ở Nga, bên cạnh những đồng chí và đồng bào ruột thịt của ông.
  
Nhưng không bao lâu người thiện xạ háo sát Poutine đã giương cung bắn trúng trái tim tự do của con thiên nga.
  

Sau khi ám hại Navalny, Poutine còn ra lệnh giam cầm thân xác ông một các âm thầm bí mật, họ không muốn trả ngay thân xác người anh hùng cho gia đình mai táng. Quỷ thuật của cộng sản là vậy, luôn đợi cho cảm xúc và dư luận lắng dịu xuống. Chúng sợ, Poutine sợ cả cái xác lạnh lẽo của người anh hùng đã chống đối ổng. Giết được người xong, có lẽ mặt Poutine còn vàng hơn nghệ!
  
Người mẹ của Navalny sau một tuần lễ tranh đấu quyết liệt mới được Poutine chịu cho bà nhìn nhận xác con trong môt nhà thương của thành phố Salekhard, nơi có nhà ngục goulag đã giam cầm tự do.
  
Bà mẹ đã tổ chức lễ an táng cho con.
  
Người dân Nga đã đến đông ngậm ngùi kính viếng người ra đi nằm an nghỉ dưới mộ phần là một núi hoa.
  
Về sự ra đi vĩnh viễn của Navalny, ông Nicolai Petrov quả quyết là Navalny bị Poutine ám sát. Ông nhấn mạnh trong mọi trường hợp Poutine vẫn là thủ phạm. Vì sắp bầu cử, Poutine lo sợ ảnh hưởng tự do của Alexel Navalny ảnh hưởng tới phần lớn dân chúng Nga. Một nhà đối lập khác người Nga ở hải ngoại, ông Nikhaï Khodorkovski đang tung ra lời kêu gọi cử tri nga khi đi bỏ phiếu những ngày sắp tới, hãy viết tên Alexel Navalny trên lá phiếu. Nếu điều này xẩy ra được, biết đâu Poutine chẳng tức giận phát điên phát khùng mở cung tên khủng bố chết hết cả gia đình Navalny còn lại? Biết đâu khi người cộng sản hăng máu mà? Hay là Poutine chẳng âm thầm cho đào xác người anh hùng đối lập lên mà làm tiêu hủy băm vằm ra như người Bà La Môn thợ săn, đồng thời với ngài Shirdata thuở xưa, đòi mang xác con chim thiên nga tội nghiệp đi nấu nướng là bữa ăn cho sướng cái miệng?
  
Dù bao nguy nan, bao chộn rộn xẩy ra, thì tự do vẫn luôn luôn cần như không khí thở ra thở vào. Chim tự do vẫn bay vi vu trong bầu trời cao xanh trên kia. Từng đàn từng đàn chim tự do bay bay, vẫn bay… Người thiện xạ háo sát vẫn ngồi đó, tự tại đó, trong lâu đài quyền uy độc tài chễm chệ và ung dung chĩa súng lên cao ngắm, bắn, thỉnh thoảng một con không may bị trúng thương rớt xuống chết thảm như Navalny của Nga.
  
Người dân Nga đa phần đoan quyết vì Navalny bị chết vì lệnh giết của Poutine, một Poutine dòng dõi của KGB. Họ cảm nhận được một Navalny đã anh hùng can đảm dám nói lên nhiều lần khát vọng tự do của họ nên họ tụ tập rủ nhau tới tiễn biệt Navalny ở thánh đường. Cũng có một số người không cùng chung ý hướng lắm, những họ vẫn tới, tới đám tang, tới để tôn vinh sự dũng cảm bằng biểu hiệu vô cùng nhiều những bó bông rực rỡ sắc màu anh hùng bi tráng của thế hệ.
  
Rồi thì linh cữu cũng được đóng lại cho Navalny an nghỉ, hẹn một kiếp sau, tranh đấu tiếp tục! Bây giờ thì cánh chim bằng đã bay đi, bỏ lại phía sau anh một thế giới, một quê hương ngổn ngang thù hận và chiến tranh. Bỏ lại cả một cõi ta bà rất ta bà đầy vô luân, vô pháp, xen lẫn ít nhiều đạo đức lẻ loi lấp lánh.
  
Rồi phút sau cùng thì linh cữu được hạ huyệt, hai bà mẹ khóc bên nhau trong tiếng nhạc âm thầm nhỏ giọt tiễn đưa la chanson d’adieu!
  
Chúng tôi không bao giờ quên Navalny cũng như không bao giờ tha thứ Poutine KGB.
  
Dù cho các thiện xạ háo sát vẫn ngồi đó đó, vẫn rình mò lăm le bắn lên cao, đã bắn được một Navalny của nước Nga, Nhưng còn ở trên bầu trời Việt Nam, trên cao xanh đó, còn có bao nhiêu con chim thiên nga đang bay lượn lòng vòng, chao qua, chao lại tìm cách đòi lại tự do cho chính mình, cho xã hội, cho quê hương. Họ vẫn ở đó, vẫn ra sức đấu tranh cho dân tộc, cho quê hương dù họ mắc vòng lao tù, bị ốm đau hành hạ, bị tra tấn bạc đãi đến đói khác mỏi mòn trong cái gọi là goulag của cộng sản Việt Nam.
  
Chúng ta không có quyền quên họ!
  
Họ là những Trần Huỳnh Duy Thức. Những Phạm Chí Dũng, Huỳnh Trương Ca, những Phạm Đoan Trang, những cụ Lê Đình Kình. Và gần đây nhất là nhà báo Đặng Vũ Bình, xa xa hơn, lùi về thời gian trước nữa là giáo sư Gunther Krainick và bà Gunther. Bác sĩ Greifswald, giáo sư Freiburg, giáo sư Raymond Discher là những vị thầy dạy học và những vị thầy thuốc người Đức và còn bao nhiêu vị nữa, đều đã đến từ xa để chăm sóc sức khỏe cho người Việt Nam và họ đã bị cộng sản Việt Nam sát hại dã man vào năm Mậu Thân 1968 (theo B.S Tôn Thất Sang). Tất cả họ, hiển danh hay ẩn danh, người ngoại quốc hay người Việt Nam, họ vẫn ở đó, và chúng ta không có quyền quên họ.
 
– Chúc Thanh
Paris, tháng Ba 2024

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.