Hôm nay,  

Chiều 30 Trên Phố Bolsa

11/05/201700:00:00(Xem: 10579)

Trước mặt tôi con đường dài thẳng tắp…

Ở ngã tư Brookhurst và Bolsa, vài khách bộ hành bước vội dưới hàng cờ vàng sọc đỏ trịnh trọng treo trên những cột điện hai bên đường.

Ngày 30 tháng 4 năm ấy, người ta bảo nếu cột đèn có chân, chúng cũng tìm đường vượt biên… 42 năm sau, câu nói huyền thoại dân gian đó đã trở thành thần thoại.

Cột đèn mà có chân cũng lên tàu trôi ra biển… nói chi đến thân phận người dân. Họ chen chúc trên những chiếc thuyền lênh đênh về đâu không ai biết nhưng quyết tâm đổi tất cả cho đời sống tự do nhân quyền.

Sự tích “con Rồng, cháu Tiên”: Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh được 100 con, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên núi… Thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, 50 con theo mẹ Âu Cơ lập nên bộ lạc Văn Lang ở vùng đồng bằng sông Hồng, núi Tản Ba Vì, đất thiêng xứ Đoài.

Truyện kể thuyền nhân cuối thế kỷ 20, huyền thoại ấy tưởng như tái diễn: Ra đi gần nửa vùi thân dưới biển, nửa kia tản mát khắp nơi rồi tụ họp về vùng nắng ấm Cali, dựng nên thành phố nhỏ Little Saigon thân yêu đã mất tên nơi quê nhà.

Nghĩ về đất mẹ, 42 năm dài đủ cho đất nước lột xác nhiều lần, thay đổi chủ nghĩa để ra khỏi con đường tối tăm mà hòa nhập vào văn minh thế giới. Tiếc thay đạo đức suy đồi, lòng dân ly tán, tình người oán thán nên quê hương mãi long đong, vận nước vẫn nổi trôi…

Hơn 3 thập niên, quên hẳn quá khứ đau thương, người đi năm ấy đã tấp nập trở về. Lợi ích cá nhân to hơn hạnh phúc dân tộc… “Bầu ơi, thương lấy Bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” ít nhiều chẳng còn thích hợp. Họ sẽ nói gì nếu tình cờ gặp lại cây cột đèn vẫn đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt” ở quê nhà? “Em ra đi nơi này vẫn thế!”(nhạc T C Sơn). Anh đi chẳng đặng... sao anh lại về?

Ngày này năm xưa 30 tháng 4, 1975, Võ Văn Kiệt định nghĩa: “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” nói lên nỗi lòng người dân chia cách do chủ nghĩa hận thù tàn bạo gây ra. Ngày nay hàng triệu người vui ấy hẳn đã thức tỉnh “vất súng, vất cùm, vất cờ, vất đảng”, ý thức hệ tự phát nghiêng về phía quốc gia.

blank
Phố Bolsa tại thành phố Westminster.

Sống đời viễn xứ, người già mong “sẽ có một ngày” (thơ N C Thiện). Ngày ấy phải chăng rất gần? Còn gần hơn một khi hàng triệu người vui hôm qua cùng biết buồn như những người đi trước: Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Tô Hải, Tạ Phong Tần, Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Luật sư Nguyễn Văn Đài… thì lòng người thống nhất! Đoàn kết là sống, dù cho biển Đông dậy sóng, dân ta cùng tát cũng sẽ cạn.


Chiều nay, chủ nhật cuối tuần ngày 30 tháng 4, một mình trên phố Bolsa, tôi nhìn nắng quái ửng sáng màu cờ mà thầm nghĩ đến tình hoài hương mỗi ngày một chồng chất. Đi dưới cờ vàng, hàng hàng lớp lớp phất phới bay trên đầu, tôi ngơ ngẩn nhìn quanh… Phố xá vắng hơn thường lệ vì 30 tháng 4 mãi mãi là ngày Quốc hận!

Sáng nay, Little Saigon vừa tổ chức lễ treo bảng: “Bolsa Avenue Đại Lộ Trần Hưng Đạo” lần đầu trong lịch sử Hoa Kỳ. Thành phố tị nạn mỗi ngày một lớn mạnh. Thế nhưng…

Bên trái, một tiệm ăn phát đạt. Chủ nhân nói tiếng Hà Nội mới, nghĩ rằng họ sang đây bằng visa EB-5 nếu đã đầu tư hơn 500,000 USD vào một dự án tạo ra việc làm ở Mỹ.

Bên phải, công ty chuyển tiền về Việt Nam, người ra kẻ vào tấp nập. Tiền đi ngõ tắt và tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt cũng đều “hồi hương” vì nhiều lý do cá nhân. Tổng cộng xấp xỉ 10 tỷ hàng năm.

Gần đó, có hãng du lịch về thăm quê hương giá rẻ. Người ta bỏ vợ, bỏ chồng nhưng không thể bỏ quê hương yêu dấu cho dù lý luận phải trái ra sao.

Xa xa, văn phòng luật sư lo di trú, thẻ xanh cho thương gia giầu có, du học sinh từ quê nhà. Mặt tiền khang trang, nhân viên đồng phục, công ty mở rộng dịch vụ từng đợt.

Tôi đi, đi mãi đến đường Bushard, gần khu Phúc Lộc Thọ. Nơi đây có những bức tượng Tàu lạc lõng và nhiều hàng quán đã sang tên. Poster ca nhạc sĩ từ trong nước sang Mỹ biểu diễn quảng cáo ở khung kính mặt tiền chợ búa cũng nhiều. Chiếc xe Tesla tự lái đời mới của một đại gia họ Nguyễn giá hơn 100,000 USD đậu ở parking cho dân tị nạn chiêm ngưỡng trước khi chuyển về nước. Địa ốc bộc phát mạnh mấy năm nay vì dân Việt và Tàu mua nhà bằng tiền mặt rất phổ thông.

Bản nhạc “Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây” có lần phát ra tại một nhà hàng bị tắt tiếng vì tảy chay nhưng giọng Hà Nội mới của cô xướng ngôn viên ở một đài phát thanh ngay Little Saigon vẫn ra rả giới thiệu mục văn nghệ thành phố mang tên “Bác” nên chẳng cần du lịch mà xung quanh cũng phảng phất không khí quê nhà.

Quan chức nước tôi hiện nay tìm đường bỏ xứ ra đi. Mỉm cười tự hỏi, một mai nơi này cũng lại phải đổi tên vì đồng tiền tham nhũng? Little Saigon sẽ thành Little… gì đây? Tôi “bức xúc” chưa biết “nên kế hoạch” “thế lào” nên “vô tư” viết vài “nời” “khẩn trương”.

05/07/2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.