Hôm nay,  

30-4 Nhìn Lại: Trách Nhiệm Về Ai?

09/05/201700:00:00(Xem: 16022)

Chẳng những đảng DC ép chính quyền Nixon/Ford phải tháo chạy mà còn..

Nhân dịp 42 năm ngày đau buồn của đất nước, ta thử xem lại một góc cạnh của chuyện cũ.

Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chưa có cuộc chiến nào gây tranh cãi như cuộc chiến VN, từ nguyên nhân, đến diễn tiến, hậu quả,... Đọc cả trăm cuốn sách thì sẽ thấy cả trăm luận cứ, chẳng ai đồng ý với ai. Mà tranh cãi mạnh nhất dĩ nhiên là vấn đề trách nhiệm. Ai chịu trách nhiệm khơi mào, ai chịu trách nhiệm chấm dứt chiến tranh?

Ở đây, ta chỉ nói từ phiá “ta”, tức là từ phiá VNCH và đồng minh thôi. Chứ dưới góc nhìn của CSVN thì mọi chuyện rõ như ban ngày: tất cả là lỗi “đế quốc Mỹ và đám tay sai ngụy quyền”, nói chuyện với đầu gối có ý nghiã hơn.

Nói về khơi mào chiến tranh thì có vẻ quá bao quát. Ta đang nói về chiến tranh nào? Nhìn gần thì cuộc chiến bắt đầu tháng Chạp năm 1960 khi CSBV đẻ ra cái quái thai Mặt Trận Giải Phóng để thôn tính Miền Nam. Nhìn xa hơn một chút thì cuộc chiến bắt đầu tháng Chạp năm 1946 khi Pháp đánh Việt Minh (VM) tại Hải Phòng đưa đến cuộc chiến dành độc lập của VM. Hội nghị Geneve và vĩ tuyến 17 chỉ là cuộc hưu chiến ngắn. Nhìn xa hơn nữa thì phải nói cuộc chiến bắt đầu thời Phan Thanh Giản khi Pháp khởi quân chiếm VN, nẩy sinh ra các phong trào kháng chiến chống Pháp bằng vũ lực, liên tục cho đến thời Đề Thám, Phan Đình Phùng,... rồi các phong trào Việt Quốc, Việt Cách và Việt Minh.

Thực tế lịch sử là cả ba khởi điểm trên đều khó tách riêng ra được. Nếu Pháp không xâm chiếm VN thì đã không có các cuộc kháng chiến, có thể đã không có phong trào VM, đã không có chia đôi đất nước, đã không có cuộc chiến 60, và đã không có ngày 30-4.

Điều đáng suy gẫm là cho dù Pháp không đô hộ VN thì cũng chưa chắc là đã không có hiện tượng CSVN, và đã không có cuộc chiến quốc-cộng. Phong trào quốc tế CS với chủ trương sơn đỏ cả thế giới, chắc chắn đã không bỏ qua nước VN ta. Và nếu chúng đến VN, ai biết được phản ứng của dân VN đã như thế nào? Có sẵn sàng chấp nhận chế độ CS không hay cũng đã có một cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa phe CS và phe không chấp nhận CS?

Bàn đến đây thì ta lại thấy lộ ra một vấn đề khác: cuộc chiến dai dẳng hiển nhiên là khởi đi từ tinh thần ái quốc dành độc lập, đã biến thể thành cuộc chiến ý thức hệ quốc-cộng. Như vậy thì biến thể từ lúc nào?

Hồ bắt đầu ra tay bắt cóc và thủ tiêu các lãnh tụ Việt Quốc và Việt Cách cuối 1945, chỉ vài tháng sau khi chính phủ liên hiệp được thành lập. Nhưng khi đó hệ thống thông tin còn cực kỳ thô sơ, không có TV, báo chí, internet như ngày nay, trong khi VM ém nhẹm nên tuyệt đại đa số dân ta không hay biết gì về việc VM tráo trở. Cái gian ý của Hồ là dụ dỗ Chu Bá Phượng ở lại nội các để thiên hạ tưởng VNQDĐ vẫn hợp tác với VM. Do đó, khi Pháp đánh VM và VM hô hào tiêu thổ kháng chiến thì cả nước hưởng ứng ngay.

Do đó, ta có thể nói cuộc chiến năm 46 khởi đi như là cuộc chiến dành độc lập, có khá nhiều người không CS tham gia để đánh Pháp. Cuộc chiến này chuyển hướng hẳn qua cuộc chiến quốc-cộng từ những năm 49-50, sau khi Mao chiếm được cả lục địa Trung Hoa, tràn qua VN, một mặt giúp Hồ đánh Pháp, mặt khác cũng giúp Hồ tung ra nhiều chính sách (cải cách ruộng đất, thuế má,...) nhằm cộng sản hoá những vùng do VM chiếm giữ khiến rất nhiều người không CS bỏ chiến khu, “về thành”, trong khi Pháp bắt đầu trả độc lập cho VN và tướng De Lattre thành lập quân đội quốc gia VN, từng bước trao quyền cho sĩ quan VN.

Một cách tóm gọn, có thể nói trách nhiệm xa gây ra cuộc chiến tại VN chính là thực dân Pháp, trong khi trách nhiệm gần hơn là cộng sản quốc tế. Cả hai thế lực đều mang mộng thôn tính nước ta và gặp phải sự chống đối của dân ta, đưa đến chiến tranh triền miên trên đất nước ta.

Có một cách khác để bàn về trách nhiệm: đó là nhìn lại những cơ hội tránh chiến tranh.

VN đã có một cơ hội rất lớn có được độc lập và vẹn toàn lãnh thổ trong hòa bình ngay sau Thế Chiến II, khi TT Roosevelt đòi hỏi các cường quốc Âu Châu trao trả độc lập cho các thuộc địa.

Ý kiến trên đáng tiếc thay đã không thành hình sau khi TT Roosevelt qua đời và khi tướng De Gaulle ngoan cố không chấp nhận nhả Đông Dương, ép TT Truman phải giúp Pháp trở lại Đông Dương, như cái giá phải trả để Pháp tham gia vào khối liên minh Mỹ-Tây Âu (NATO) chống sự bành trướng của CS Liên Xô tại Âu Châu. TT Truman đánh giá đồng minh với Âu Châu để cản CS Liên Xô quan trọng hơn độc lập của các thuộc địa. Mỹ quyết định giúp Pháp trở lại Đông Dương. Làm mất đi một cơ hội lớn để VN được độc lập và tránh chiến tranh.

Dĩ nhiên nếu trường hợp đó xẩy ra thì khi đó, 1945-46, cũng là lúc VM với Hồ Chí Minh đang nắm quyền, và cả nước VN đã được “độc lập” dưới chế độ CS rồi, cho dù dưới danh nghiã chính phủ liên hiệp với sự hiện diện của Việt Cách, Việt Quốc, và vài nhân vật độc lập không đảng phái trong nội các. Câu hỏi là trong trường hợp đó, Hồ có cộng sản hoá VN không, có còn chấp nhận chính phủ liên hiệp không, và người quốc gia có tiếp tục chấp nhận Hồ không? Hay là sẽ có ngay nội chiến quốc-cộng? Nhìn vào việc Hồ thanh toán chính phủ liên hiệp cuối năm 45 thì câu trả lời quá rõ.

Dù sao thì trách nhiệm của tướng De Gaulle cũng thật lớn khi ông nhất quyết không chịu nhả Đông Dương khi đó.

Một cơ hội tránh chiến tranh, bảo toàn lãnh thổ, và đạt được độc lập nữa là trận chiến Điện Biên Phủ. Khi đó VM đánh ván bài xả láng, tung gần hết lực lượng ra để hạ Pháp ngay khi Hội Nghị Geneve đang diễn tiến để tìm giải pháp cho Đông Dương, với sự giúp đỡ mạnh của Mao. Khi VM đe dọa Điện Biên Phủ, Pháp đã yêu cầu Mỹ giúp, trải thảm bom tiêu diệt lực lượng CS khi đó đang tập trung quanh thung lũng Điện Biên, nhưng TT Eisenhower từ chối can dự nếu không có vài “đồng minh” tham gia cùng, chủ yếu là Anh Quốc. Nhưng Anh là bạn thực dân của Pháp, sợ Mỹ nhẩy vào sẽ diệt cả CS lẫn Pháp và tóm thâu VN vào ảnh hưởng của Mỹ, và vẫn bực mình vì bị Mỹ ép làm mất các thuộc điạ lớn như Ấn Độ, Miến Điện, và vài nước Phi Châu, không chịu can thiệp cùng với Mỹ.

Việc Mỹ-Anh không can thiệp đưa đến chiến thắng cho VM tại Điện Biên Phủ rồi tại Geneve luôn, tặng cho CSVN cái tiếng chính danh đuổi được thực dân Pháp, ít nhất trên một nửa nước và củng cố sức mạnh của CSVN cho đến khi họ trở thành đối thủ tay đôi của Mỹ ít năm sau.

Nếu như Mỹ nhẩy vào cuộc khi đó, biết đâu CSVN đã bị tiêu diệt ngay tại Điện Biên Phủ và giải pháp Bảo Đại với Quốc Gia VN đã trường tồn? Tức là VN đã được độc lập mà không có cuộc chiến quốc-cộng luôn.

Trách nhiệm này phải nói là của chính TT Eisenhower, một ông tướng giỏi về quân sự, nhưng không có viễn kiến chính trị [trong Thế Chiến II, đã từng dừng quân sau khi vượt biên giới Pháp-Đức, nhường cho Liên Xô chiếm Ba Lan, Tiệp, Đông Đức và Bá Linh, đưa đến tình trạng CS hóa một nửa Âu Châu sau đó].

Bây giờ ta nhìn qua giai đoạn cuối của cuộc chiến, ai chịu trách nhiệm để VNCH lọt vào tay CSBV?

Cho đến nay, ngay cả trong khối người Việt tỵ nạn, đã có không ít người vẫn mạnh miệng tố cáo TT Nixon cùng với Ngoại Trưởng Kissinger, thông đồng bán đứng Nam VN cho Trung Cộng, để tập trung nỗ lực cứu Do Thái.

Lập luận này chỉ là cái lý chạy tội của đảng Dân Chủ Mỹ, không hơn không kém, mà nhiều người vô tình hay cố tình đã chấp nhận và lập lại.

Hiển nhiên là đảng DC lúc đầu rất hăng say trong lý tưởng bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền, thích can thiệp vào chuyện thiên hạ, làm người hùng cứu nhân độ thế. TT Kennedy trong diễn văn nhậm chức để đời đã nói rất hùng hồn là nước Mỹ “sẽ trả bất cứ giá nào, chịu bất cứ gánh nặng nào, nhận bất cứ khó khăn nào, để hỗ trợ tất cả các nước bạn, chống lại tất cả kẻ thù, để bảo đảm sự sinh tồn và thành công của tự do”. Nổ lớn hơn kho đạn Biên Hòa.

TT Johnson đã tiếp nối con đường đó sau khi TT Kennedy bị ám sát. Cho đến tháng Tám 1964, TT Johnson vẫn còn được hậu thuẫn rất mạnh khi nghị quyết Vịnh Bắc Việt, Tonkin Gulf Resolution, gần như khoán trắng cho TT Johnson đánh Bắc Việt, đã được biểu quyết với tỷ lệ phiếu 416-0 tại Hạ Viện và 88-2 tại Thượng Viện.

Nhưng cái nhìn của dân Mỹ về chiến tranh VN bắt đầu chuyển hướng khi cuộc chiến kéo dài quá lâu vì những sai lầm và thất bại chính trị và quân sự của Mỹ, và khi các phong trào chống sự tham chiến của Mỹ nổi lên mạnh từ những năm 67-68. Dân Mỹ mất kiên nhẫn, kinh hãi trước những cảnh máu lửa chết chóc của chiến tranh được thấy trong mỗi bữa ăn gia đình trên TV, đau buồn khi nhìn thấy con số cả chục ngàn thanh niên về Mỹ trong quan tài phủ cờ, và hàng trăm ngàn thanh niên khác giải ngủ trong tình trạng què cụt trong khi viễn ảnh hoà bình mù tịt, cũng như bị lay chuyển bởi các xách động gọi là “phản chiến” của truyền thông và giới trí thức cấp tiến thiên tả, được cổ võ và điều khiển thẳng từ Mạc Tư Khoa và Hà Nội.


Trong khi đảng CH còn cầm cự, muốn giúp VNCH thì đảng DC bắt đầu tháo chạy, khi trong cuộc bầu tổng thống năm 1968, các ứng viên “phản chiến” đe dọa nặng nề TT Johnson, đến độ ông phải bỏ cuộc, không ra tranh cử nữa. Phe “phản chiến” thất bại, cựu PTT Nixon vào Tòa Bạch Ốc, nhưng đảng DC chiếm đa số tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện, với sự đắc cử của hàng loạt dân biểu và nghị sĩ “phản chiến”.

TT Nixon thuộc loại diều hâu, nhưng bị áp lực nặng phải rút ra khỏi Nam VN. Dù vậy, ông không chấp nhận rút ra theo kiểu phe DC đòi hỏi, tức là rút ra chỉ với một điều kiện duy nhất là mang các tù binh Mỹ về nước, còn số phận Nam VN ra sao thì tuyệt đối không thắc mắc.

Trong suốt thời gian nắm quyền, ông đã gặp phải chống đối tuyệt đối của phe đối lập DC và TTDC thiên tả suốt ngày bôi bác miền Nam và ca tụng VC, chưa kể hàng vạn người xuống đường biểu tình liên tục cả mấy năm trời. Chỉ trong nhiệm kỳ đầu, TT Nixon đã bị Hạ Viện DC biểu quyết hơn 80 lần, trung bình 3 tuần một lần trong suốt bốn năm, đòi Mỹ chấm dứt can dự vào cuộc chiến.

Tháng Chạp 1969, Thượng Viện DC thông qua luật Church-Cooper cấm triệt mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ Lào. Đường mòn Hồ Chí Minh được các nghị sĩ DC Mỹ bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trong chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971, khi CSBV phản công với ít nhất 5 sư đoàn [binh đoàn 70, sư đoàn 304, 308, 320, và 2], trọng pháo và thiết giáp, chống lại vài tiểu đoàn dù VNCH bảo vệ cuộc triệt thoái về nước, quân Mỹ án binh bất động bên này biên giới, chỉ hỗ trợ pháo binh lai rai vì bị trói tay bởi luật Church-Cooper. Năm 1974, VNCH bất lực nhìn CSBV chuyển quân và súng đạn ào ạt vào Nam VN qua đường mòn HCM. TT Nixon muốn đánh bom, nhưng bị vướng xình lầy Watergate, không đủ hậu thuẫn chính trị để vượt qua luật Church-Cooper. “Đương mòn” đã thành xa lộ nhờ các nghị sĩ DC Mỹ.

Tháng 6, 1970, Thượng Viện DC thông qua một tu chính Church-Cooper cấm chính quyền Nixon không được chi một đồng nào cho cuộc chiến tại Căm-Pu-Chia, cấm đánh bom xứ này luôn. Đến phiên các mật khu VC trên đất Căm-Pu-Chia được Thượng Viện DC Mỹ bảo đảm an toàn tuyệt đối. VC di chuyển bộ tư lệnh từ “R” qua Căm–Pu-Chia.

Năm 1972, vẫn nghị sĩ DC Frank Church ra dự luật cấm mọi chi tiêu liên quan đến chiến tranh tại cả vùng Đông Nam Á, ngoại trừ trong mục đích rút quân. Nhưng may mắn cho VNCH, quốc hội không đạt được đồng thuận, nên dự luật này không thi hành được.

Một năm sau, 1973, lấy cớ Hiệp Định Paris đã ký, cũng TNS Church lại cho thông qua luật mới xác nhận cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Đông Nam Á. Lần này được Hạ Viện DC thông qua luôn. Và được thi hành. Cũng năm 1973, quốc hội thông qua War Power Act, Quyền Tham Chiến, bắt tổng thống phải xin phép quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng.

Ông Frank Church, nghị sĩ DC của Idaho, là người có trách nhiệm lớn nhất trong việc giết Nam VN.

Tháng Ba năm 1975, khi VC bắt đầu ào ào đổ quân dọc miền Trung, tiến về Sàigòn, quốc hội DC bác đơn của TT Ford xin tháo khoán khẩn cấp 700 triệu viện trợ quân sự đã được phê chuẩn từ lâu nhưng chưa xuất quỹ. Tháng Tư năm đó, khi VC gõ cửa Sàigòn, quốc hội DC cũng bác luôn đơn xin viện trợ khẩn cấp 300 triệu để tăng cường bảo vệ thủ đô.

Nhìn vào diễn tiến trên, với các nỗ lực không ngừng nghỉ của khối dân cử DC để ép từ TT Johnson đến TT Nixon rồi TT Ford phải chấm dứt sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến tại Nam VN bằng cách cắt tiền, ra luật cấm đoán đủ chuyện, làm sao có thể nói TT Nixon là người chịu trách nhiệm về việc mất VNCH? Điều ngạc nhiên đáng nói là việc ông đã cầm cự dai dẳng được 4 năm, vớt vát đến cùng, trước khi ký Hiệp Định Paris.

Trên phương diện ngoại giao, sách lược của ông là làm sao tạo được chia rẽ trong khối CS quốc tế giữa Liên Xô và Trung Cộng, để giảm hậu thuẫn của họ đối với CSBV, hậu thuẫn tinh thần cũng như tiền bạc và súng đạn, rồi đích thân ông đi nói chuyện trực tiếp với cả hai đối thủ để tìm giải pháp cho cuộc chiến.

Có nghiã là những nỗ lực của Kissinger-Nixon khi móc nối với Mạc Tư Khoa và nhất là Bắc Kinh, phải nói là để tìm cách vớt vát, gỡ gạc được bao nhiêu hay bấy nhiêu trước áp lực của khối phản chiến và quốc hội DC, chứ không phải là chuyện đi đêm để bán đứng Nam VN cho TC.

Khi VNCH rơi vào tay CSBV, hàng triệu người dân miền Nam bỏ phiếu bằng chân trốn chạy CS, cản trở và gây rối loạn các cuộc điều quân của các tướng Phú và Trưởng, trong khi VC thẳng tay bắn đại bác vào cả dân lẫn quân ta, đưa đến hàng trăm ngàn người chết trong các cuộc trốn chạy quân CSBV từ Cao Nguyên và miền Trung. Ta thua. Sau 30-4, hàng trăm ngàn người bị đi tù cải tạo, hàng trăm ngàn người khác chết trên Biển Đông. Phe cấp tiến DC và TTDC trắng mắt, tìm cách chạy tội, thả lập luận Nixon bán đứng miền Nam cho TC. Thực tế là cánh cấp tiến thiên tả trong đảng DC đã tập trung mọi nỗ lực chống phá việc Mỹ tham chiến ngay từ những năm TT Johnson vừa đổ quân vào miền Nam, 1964-65. Tất cả những tiếng nói chống đối ồn ào nhất như vợ chồng Jane Fonda/Tom Hayden, hay Frank Church, hay Robert Kennedy, Eugene McCarthy, và sau đó George McGovern,... đều thuộc đảng DC hết.

Ngay cả đến khi VC đe dọa chiếm hết miền Nam, khối DC cũng vẫn là khối chống đối mọi biện pháp cứu nguy, thà chống mắt nhìn Miền Nam rơi vào tay CSBV chứ không chịu chi thêm một xu viện trợ quân sự khẩn cấp do TT Ford xin. Ngay cả việc nhận những người Việt nạn nhân CS vào tỵ nạn khi đó cũng bị khối DC chống, trong đó nổi bật nhất có TNS Biden, TNS Kerry, thống đốc Brown, tất cả đều thuộc đảng DC hết.

Công bằng mà nói, để mất nước là trách nhiệm của chính chúng ta trước tiên, trước khi chúng ta xỉa tay đổ thừa người khác. Ta thua vì lãnh đạo dở, lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, vì hậu phương thiếu đoàn kết, vì chính sách “dân chủ” nửa chừng xuân dung túng cho những phá rối của đám chính khách thời cơ lực lượng cẳng giữa, hay đám nhạc sĩ, sinh viên phản chiến ngây ngô, linh mục và sư sãi ôm mộng hão làm giáo chủ,... Tất cả chỉ khiến cho sự hy sinh của người lính Cộng Hòa trở thành công dã tràng.

Hồ sơ VN còn quá nhiều bí ẩn chưa giải toả hết mà cũng có thể không bao giờ có câu trả lời cuối cùng. Nhưng nhìn vào những diễn biến trên, trách nhiệm của khối cấp tiến DC không thể chối cãi. Chẳng những đảng DC ép chính quyền Nixon/Ford phải tháo chạy mà còn không cho chúng ta cơ hội chống đỡ khi cắt hết tiền bạc và súng đạn để có thể tiếp tục cuộc chiến, rồi còn muốn đóng cửa không cho chúng ta vào tỵ nạn.

TT Nixon đã từng thẳng tay thả bom Bắc Việt, tung quân qua đánh mật khu VC bên Căm-Pu-Chia, bí mật thả bom xứ này mấy tháng ròng rã mà cả VC lẫn Sihanouk đều không dám lên tiếng phản đối vì há họng mắc quai. Nếu không bị quốc hội DC khoá tay, ai biết được ông sẽ đi xa tới đâu. Đổ bộ Vinh hay Hải Phòng?

Các ông Nguyễn Tiến Hưng và Hoàng Đức Nhã đã nhiều lần kết án Kissinger và Nixon đã ma-nớp đủ kiểu kể cả áp lực và lừa gạt TT Thiệu để rút ra khỏi Nam VN, không sai. Nhưng có lẽ họ ở trong cuộc quá gần, quan hệ trực tiếp với Kissinger và Nixon quá nhiều, chỉ nhìn thấy hai ông này mà không nhìn thấy cả quốc hội và phong trào “phản chiến” bên Mỹ, nên không đánh giá đúng mức áp lực trên đầu TT Nixon. Theo ông Nhã, TT Thiệu trách TT Nixon không giữ lời hứa sẽ cứu VNCH, chỉ chứng tỏ lãnh đạo VNCH quả không hiểu gì hay không muốn hiểu chính trị Mỹ, nhất là sau gần cả trăm biểu quyết của quốc hội và sau vụ Watergate.

CSVN huyênh hoang đấm ngực khoe công, thật ra chỉ thắng nhờ... ù lỳ, coi rẻ mạng sống dân và bộ đội, chết bao nhiêu cũng bất cần để đám lãnh đạo chiếm quyền. Tướng Westmoreland đã từng nói, trong quân đội Mỹ, nướng quân như Giáp thì ông ta chưa lên được đại úy đã bị ra toà án quân sự rồi.

Từ phiá Mỹ, truyền thông mỵ dân, trí thức cấp tiến thiên tả, đảng DC yếu đuối, đó chính là những thành phần chịu trách nhiệm lớn nhất cho cơn ác mộng 30 tháng 4 của chúng ta. (07-05-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.