Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Hàn Mặc Tử: Nguyễn Trọng Trí

5/2/201700:01:00(View: 7233)
HÀN MẶC TỬ: NGUYỄN TRỌNG TRÍ
 (1912 - 1940)
 
     Nguyễn Trọng Trí là thi sĩ Hàn Mặc Tử (người bút nghiên) có lúc đổi thành Hàn Mạc Tử (chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo), các bút danh: Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần. 
 
     Ông nguyên quán ở tỉnh Quảng Bình, sinh sống ở thành phố Qui Nhơn, Bình Định, gia đình theo đạo Công giáo. Ông là người khởi đầu dòng thơ lãng mạn vào thế kỷ 20, bài thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” là một trong những bài thơ phong phú:
 
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
  
                Gió theo lối gió, mây đường mây
        Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... 
        Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
        Có chở trăng về kịp tối nay?
  
Mơ khách đường xa, khách đường xa,  
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?  
 
     Khi ông tiếp xúc với chí sĩ Phan Bội Châu, đã ảnh hưởng lòng yêu nước nồng nàn, thổ lộ qua bài thơ “Thức Khuya”:
 
Non sông bốn mặt ngủ mơ màng
Thức chỉ mình ta dạ chẳng an
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn
Khóc dùm thân thế hoa rơi lệ
  Buồn giúp công danh dế dạo đàn
Trở dậy nôm na vài điệu cũ
Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn
  
     Phan Bội Châu cảm động và họa lại:
 
Chợ lợi trường danh tí chẳng màng
Sao ăn không ngọt ngủ không an?
Trăm năm ngán đó tuồng dâu bể
Muôn họ nhờ ai bạn chiếu chăn
Cửa sấm gớm ghê người đánh trống
Tai trâu mỏi mệt khách đưa đàn
Lòng sen đằng đẵng tơ sen vướng,
Mưa gió bao phen gốc chẳng tàn
  
     Sau này, ông được nhận một suất học bổng đi Pháp, nhưng Pháp xét lại và hủy bỏ, vì ông thân thiết với nhà cách mạng Phan Bội Châu là người chống Pháp kiên cường.
 
     Ông làm việc ở sở Đạc điền Qui Nhơn (1932). Năm 1935, ông xin thôi việc vào Sài Gòn phụ trách trang thơ văn cho các báo Sài Gòn, Tân Thời... Khi ông giữ trang thơ báo Công Luận thì Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ gửi đăng báo. Hai người trao đổi thư từ, tình cảm vương vấn, ông ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm; tình yêu chớm nở giữa hai thi sĩ. 
     Có tài liệu đã ghi rằng: “Hàn Mặc Tử đi dạo với tình nhân là Mộng Cầm ở Lầu Ông Hoàng thuộc Phan Thiết, khi qua một khu nghĩa địa có một ngôi mộ mới an táng thì gặp mưa. Khi ông về nhà thì phát hiện ra mình bị phong ngứa rất khó chịu. Đó là căn bệnh do bị nhiễm bởi trực khuẩn Hansen”. 
 
     Khoảng một năm thì ông trở về Qui Nhơn, phát hiện mắc bệnh phong, điều trị tại nhà khá lâu không hết, ông bị cưỡng bức vào nhà thương Quy Hòa. Ông mất vào ngày 11-11-1940, hưởng dương 28 tuổi. Sau đấy, bác sĩ Gour Vile cho biết: “Hàn Mặc Tử qua đời là do nội tạng bị hư hỏng nhanh chóng, bởi uống nhiều thuốc tạp nham của lang băm, trước khi nhập viện phong Quy Hòa!”. 
 
     Hàn Mặc Tử đã để lại các tác phẩm:
 - Thơ gồm có: Gái Quê đây là tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời, xuất bản năm 1936. 
     Lệ Thanh thi tập (Hầu hết thơ thất ngôn bát cú). Thơ Điên (sau đổi là thơ Đau Thương, gồm 3 tập: Mật đắng, Hương thơm; Máu cuồng và Hồn điên). Chơi Giữa Mùa Trăng, Cẩm Châu Duyên, Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí.
 - Kịch thơ: Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội.
 
Cảm niệm: Hàn Mặc Tử
  
Thơ Hàn Mặc Tử, vấn vương đời
Thi phú dịu dàng, mến khắp nơi 
Lãng mạn tâm hồn nhiều lạ lẫm
Cõi trần sớm biệt, khó khăn vơi!
 
Nguyễn Lộc Yên 


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.