Hôm nay,  

Trên Chuyến Xe Lửa Tốc Hành

1/27/201500:01:00(View: 6802)
Cuối thu năm ngoái, tôi về lại xứ Pháp thăm bạn bè cũ thời còn đi học, thấm thoát đến nay đã hơn 40 năm. Đời người quả tình ngắn ngủi, ngày nào mới ra trường, xông xáo tìm việc làm thế mà bây giờ việc đã xong và có lẽ tử vi số mệnh cũng sắp đến hồi chung cuộc!

Ngoài mấy đứa yểu mệnh, sớm đáp chuyến tàu suốt về nơi tiên cảnh, còn lại đa số đều sống đời hưu trí rải rác khắp miền quê. Họ là dân Pháp có gốc, có đất của ông bà cha mẹ để lại nên lúc về hưu chọn nơi thôn dã vắng vẻ, đời sống thú vị hơn chốn lao xao thị thành. Tưởng tượng cảnh hoàng hôn có khói lam chiều quây quần bên bếp lửa lúc nào cũng vẫn thi vị và đầm ấm hơn những buổi chiều nhìn nắng quái trên những tầng nhà chọc trời ở nơi phồn hoa đô thị...

Thời đại văn minh, di chuyển bằng xe lửa TGV tốc hành bên Âu châu thật dễ dàng, chỉ cần mua vé giữ chỗ trước, vừa được giá rẻ lại nhanh chóng đi đến nơi về đến chốn. Tôi đi khắp nước Pháp từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây thăm bạn cũ bằng những chuyến TGV. Khi tàu vừa vào đến sân ga, chúng nó đã chờ sẵn với vợ con rồi cùng lên xe về nhà nghỉ ngơi. Tuy thế, giữa dòng người tuôn ra ở nhà ga, có khi vô tình đứng ngay trước mặt mà chúng tôi vẫn ngỡ ngàng nhìn nhau tự hỏi: “Chả lẽ nó già như thế hay sao?” vì sự thật, mấy ai già mà chấp nhận mình già đâu? Cái già nó chỉ luôn luôn đến với người bên cạnh mà thôi. Có đứa phải vác cả tấm bảng đề tên mình để dễ nhận ra nhau sau từng đó năm nổi trôi.

Hành lý tôi mang, giản dị một va ly cỡ trung và một cái xách tay để những vật thường dùng dù cho chuyến đi được dự tính dài cả tháng. Xa nhau lâu ngày, đến ăn ở nhà người ta chẳng lẽ với hai bàn tay trắng vì thế quần áo thì ít mà quà bánh thì nhiều. Đến đâu cũng chỉ một tuần hay hai ba hôm là lại lên đường thăm gia đình đứa khác nên cần nhiều quà tuy biết rằng chúng nó nhà cao cửa rộng, chẳng thiếu một thứ gì... Tới nơi, cứ việc đãi đằng ăn uống tại một nhà hàng miền quê ấm cúng có lẽ còn thiết thực hơn! Đúng ra, các bạn ấy chỉ cần tôi lặn lội đến thăm rồi cùng nhau hồi tưởng chuyện cũ thuở mới vào đời bên chai rượu quý là đầy đủ ý nghĩa của tình bạn xưa.

blank
Tác giả Cao Đắc Vinh trong chuyến đi.

Tôi đi một mình nhưng vợ tôi cùng cô con gái út giúp đỡ mua bán vì đàn bà thường bén nhậy chuyện quà cáp. Nhiều lần, tôi chỉ cần nói cháu trai ấy 10 tuổi, bà vợ đầm chừng 60, thằng bạn 70... thì một chuyến “shopping” là mọi thứ xong ngay. Vợ con bảo sao dĩ nhiên tôi nghe vậy, không câu nệ mang nhiều thứ lỉnh kỉnh nhưng bản tính đàn ông đi đâu cũng muốn đơn giản và tiện lợi, tránh ôm đồm nhất là những thứ cần dùng hàng ngày thì mua đâu chẳng được.

Thế nhưng sở dĩ có chuyện kể vì ngày tiễn tôi lên máy bay tại phi trường LAX, vợ tôi cứ nhất định giúi vào cái túi xách vai một bao khăn ướt loại “baby wipes” dầy cộm mua ở Costco. Tôi cảm thấy khó chịu vì nghĩ vợ mình sao quá quắt vì bắt tôi mang theo đồ dùng của trẻ em và phụ nữ... Cái đồ này chỉ để các bà và các cô chùi son phấn hay mặt mũi tay chân đám con nít chứ tôi có bao giờ xài đến đâu! Mang đi nặng nhọc rồi cũng quẳng giữa đường. Cuối cùng vì giờ tạm biệt sắp điểm, thôi thì vui vẻ “một sự nhịn bằng chín sự lành” thế là gói “napkin” theo chân tôi du ngoạn phương Tây. Văng vẳng bên tai vẫn còn lời dặn dò của vợ: “Ráng nghe em đi, nó tiện lắm! Thế nào cũng sẽ có lúc anh cần đến”.

Thấm thoát đã hơn 2 tuần, tôi gặp lại bạn bè và thăm viếng cảnh lạ đường xa. Ai cũng hưu trí nên hằng ngày rảnh rỗi, có thì giờ, nhà cửa và xe cộ dành cho tôi. Ngày nào cũng sẵn chương trình đi chơi đó đây nhưng rồi ngày vui qua mau, nhiều lần lại phải bịn rịn nói lời chia tay. Trưa hôm nay, tôi đáp chuyến tàu TGV từ St Brieuc về Paris. Trong toa, người ngồi đông đúc vì khởi hành từ Brest miền Bretagne, tàu ngừng ở tỉnh này chỉ để đón khách. Tôi tìm chỗ dễ dàng vì mỗi vé đều có ghi số. Bốn người ngồi đối diện nhau, ở giữa có một cái bàn nhỏ. Ngồi cạnh cửa sổ phía bên tôi là một phụ nữ trung niên đang say mê đọc cuốn truyện nhỏ bằng bàn tay mà dân Pháp gọi là “livre de poche”. Đối diện chỗ tôi ngồi là một cô gái tuổi chừng 16 cặm cụi làm toán học thi, giấy bút ngổn ngang trên bàn, nét mặt đăm chiêu cô chẳng để ý đến ai ngoại trừ chiếc Iphone trong lòng bàn tay. Tàu chuyển bánh rồi ngừng ở Le Mans, trạm cuối trước khi tới Paris. Du khách lên xuống tấp nập, còn một chỗ trống bên cạnh cô đầm thì có người vừa lên sắp ngồi vào... Đó là một thiếu nữ tóc vàng xinh đẹp ăn mặc gọn gàng kiểu thời trang.


Từ lúc ngồi vào chỗ của mình, cô thiếu nữ cúi đầu, giấu mặt giữa hai cánh tay như đang suy tư chuyện buồn. Thỉnh thoảng cô ngước nhìn mông lung cảnh vật ngoài cửa sổ, vụt hiện vụt biến theo tốc độ con tàu. Lúc xe vừa đạt vận tốc tối đa thì có tiếng nức nở cất lên liên hồi. Mọi người ngơ ngác tự hỏi tiếng ai khóc từ đâu vọng đến rồi khi đã hiểu thì có thái độ bàng quan, lặng thinh và lẳng lặng việc ai người đó làm, đôi mắt lại đăm chiêu “làm việc” với chiếc Smarphone không rời ngón tay. Bỗng cô gái ngước hỏi bà đầm trước mặt: “Bà có khăn “mouchoir” giấy không?” Bà nhìn cô gái nước mắt đang chảy dàn dụa, thấy lạ nhưng bà cũng chẳng hỏi câu nào rồi tìm trong bóp đưa cho cô một tờ “napkin” duy nhất. Cô lau xong, tấm giấy ướt đẫm vo tròn nhão nhẹt.

Tôi nhìn ái ngại, hẳn là cô vừa chia tay người yêu, đang trải qua ngã rẽ một chuyện tình buồn nên mới đâu khổ đến nỗi không thể kềm lòng giữa chỗ đông người. Cô vòng tay, cố tình giấu mặt vì xấu hổ và tôi thấy nước mũi tuôn ra lòng thòng, lơ lửng rớt xuống sàn. Biết làm sao hơn khi nước mắt và mũi chan hòa, chả nhẽ lấy tay quẹt ngang, quẹt dọc thì mặt mũi người đẹp dính tèm nhem thấy sao cho được?

blank
Tác giả Cao Đắc Vinh trong chuyến đi.

Lúc đó, tôi mới nhớ đến bao “napkin” vợ cho ngày tạm biệt vẫn nằm trong túi xách. Tàu chạy vùn vụt tốc độ cao, tôi xiêu vẹo đứng lên kéo nó xuống và lôi ra món quà cần thiết cho cô gái. Khuôn mặt đỏ hồng vì cảm xúc, cô nhìn tôi ngạc nhiên không nói. Mọi người nhìn tôi cũng chẳng ai nói một lời, chỉ tò mò đưa mắt ngó quanh, lẳng lặng mỗi người một ý rồi lại cúi đầu vào chiếc Iphone. Cô vội vàng bóc ra từng tờ lau nước mắt, chùi nước mũi chỉ thoáng chốc mà đã vứt đi một đống giấy... Để cô được tự nhiên, tôi nhắm mắt vờ ngủ và cảm thấy mọi chuyện đang trôi qua lạnh lùng trong toa tàu không một tiếng cười, không một tiếng nói hay động tịch nào ngoại trừ âm thanh tí tách bấm của những chiếc Smartphone và tiếng gió thổi qua con tàu vùn vụt...

Tàu đến nhà ga Montparnasse vào buổi chiều. Tôi sửa soạn hành lý, thấy bao “napkin” thu nhỏ còn nằm trên bàn và mặt mũi cô gái đã bình thường trở lại nên nghĩ là mọi chuyện êm xuôi. Bỗng nhớ đến người vợ ở nhà và lời dặn dò lúc tạm biệt nên tôi muốn thu hồi bao “napkin”, biết đâu mình sẽ có lúc cần dùng sau này? Đâu ngờ, nó chỉ còn là cái bao không! Đến lúc tôi ngỡ ngàng không biết làm sao cô gái có thể xài hết cái bao giấy ướt dày hơn 2 inches chỉ một lần thấm nước mắt và nước mũi? Tôi nhìn cô ngạc nhiên thầm hỏi, cô tảng lờ không nhìn, không cười hay nói lên một lời ơn nghĩa! Tôi đành vo cái bao plastic ấy bỏ vào thùng rác rồi xuống tàu.

Tất cả chuyện đời vừa xảy ra trên chuyến xe lửa tốc hành tựa như một cuốn phim câm không lời. Thời đại điện tử với Iphone, Ipad, Ipod, searching, texting, emailing... luôn âm thầm phục vụ con người bất cứ lúc nào, nơi nào nên thiên hạ trở nên ái ngại, làm biếng mỗi khi phải ngoại giao tỏ tình hay tâm tình. Nước Pháp và cả thế giới đã và đang thay đổi theo đường lối cá nhân “lạnh lùng” chủ nghĩa mất rồi...

Trên sân ga lúc xuống tàu, vô tình tôi cảm thấy thấm cái “lạnh lùng” tưởng như người với chiếc máy “robot” giống như nhau. Bước nhanh giữa dòng người vội vã, tôi chợt mỉm cười nghĩ đến tình bạn nước Pháp 40 năm già nua đáng lẽ phải chết thì nó vẫn sống... chưa thấm những ưu và khuyết điểm của văn minh thời đại mới. Xa mặt gần nửa thế kỷ mà không cách lòng thì chắc chắn phải là một hạnh phúc lớn cho tình bạn học cũ năm xưa.

Đối với tôi, chuyến thăm nước Pháp lần này thành công hay thất bại là nhờ vào tình bạn bởi vì nếu vắng nó, Paris sẽ chỉ còn là cái xác không hồn! Cô gái xinh đẹp kia không cám ơn tôi một lời cũng đúng thôi vì thực ra, vợ tôi mới chính là người được nhận những lời ơn huệ... nếu có! Nghĩ gần rồi nghĩ xa, khác chi cảnh các sư sãi ở chùa ngày nay thường hay vung tay tặng tiền bạc cho các hội đoàn, chúng ta sẽ phải cám ơn sư hay bá tánh thập phương cúng dường? Ơn nghĩa đồng lần... tự hiểu thế thôi!

2015/01/25

Reader's Comment
10/22/201522:29:28
Guest
Tình cờ đọc được thư Dung viết đã 4 tháng trước nên không biết hồi âm qua mục ý kiến bạn đọc này có còn thiết thực không? Tiếc là Dung không để lại email hay điện thoại. Nếu Dung đọc được những dòng chữ này, xin gọi # 949 552-1909 để lại lời nhắn hoặc email về [email protected] để chúng mình bắt lại liên lạc với Dung và anh Thể. Cảm ơn Dung trước.
6/23/201520:46:44
Guest
Gửi anh Cao Đắc Vinh
Chào anh , em là Dung em của anh Thể, không biết là anh còn nhớ không, cũng là người của bốn mươi năm về trước rất mong được anh hồi âm.
Em Dung.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.