Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Phi Khanh

12/30/201400:00:00(View: 4258)

NGUYỄN PHI KHANH (1355 - 1428)

Nguyễn Phi Khanh vốn tên Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, quê gốc làng Chi Ngại, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (tỉnh Hà Đông). Ông là người thông minh, giỏi văn chương, nên quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đưa ông về phủ, để dạy người con gái lớn của quan Tư đồ là Trần Thị Thái.

Giữa thầy Ứng Long và cô học trò Trần Thị, tình cảm nảy nở đưa đến tình yêu. Khi Trần Thị có thai, ông sợ tội bỏ trốn. Quan Tư đồ độ lượng, cho tìm về gả con gái cho, khích lệ học thêm để tiến thân. Từ đó, ông mài miệt thêm kinh sách.

Năm 1374, ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) lúc 19 tuổi. Có tài năng nhưng Trần Nghệ Tông không trọng dụng, nên ông an phận dạy học.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, ra làm quan với nhà Hồ, được cử giữ chức Học sĩ viện Hàn lâm vào năm 1401, rồi lần lượt được thăng chức Thông chương Đại phu, Đại lý tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Tư nghiệp Quốc tử giám.


Quân Minh xâm lược nước ta, vào năm 1407, ông cùng vua tôi nhà Hồ bị giặc bắt giải về Kim Lăng (Tàu). Hai người con ông là Nguyễn Trãi và em là Nguyễn Phi Hùng theo cha đến ải Nam Quan, ông khuyên Nguyễn Trãi: “con hãy trở về lo phục hận cho nước, phục thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi vâng lời quay về, còn Nguyễn Phi Hùng đi theo cha.

Năm 1428, ông mất, Nguyễn Phi Hùng đem hài cốt cha về táng tại núi Bái Vọng (huyện Chí Linh).

Ông biên soạn tác phẩm “Nhị Khê thi tập”, bị quân Minh lấy đem về Tàu. Hiện nay, còn lưu lại 77 bài thơ của ông, do Lê Quí Đôn sao lục ở bộ “Toàn Việt thi tập”.

Cảm niệm: Nguyễn Phi Khanh

Miệt mài nghiên bút, dinh Tư đồ
Quấn quýt người yêu cũng học trò?!
Nước mất, làm quan thân bị bắt
Khuyên con phục quốc, khéo dặn dò!

Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
BBC ái ngại loan tin: “Hôm 8/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát một video (‘Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ’) có độ dài 3 phút 40 giây … Sau khi phóng sự được đăng tải trên các trang báo, cũng như các trang mạng xã hội, có không ít người nghi ngờ về độ chân thực của video”.
Hội nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Bürgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2024 được coi là một thành công khiêm nhường cho Ukraine. 80 nước đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho chính nghĩa đấu tranh của Ukraine, nhưng tiếp tục phát huy thành quả này sẽ là không chắc chắn.
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Tôi quen Đinh Quang Anh Thái đã lâu, lâu tới cỡ không còn biết là mình đã gặp gỡ y vào cái thuở xa xưa nào nữa. Dù không mấy khi có dịp “giao lưu” (hay “tương tác”) nhưng tôi vẫn nghe thằng chả ra rả hàng ngày, về đủ thứ chuyện trên trời/biển – ròng rã suốt từ thế kỷ này, qua đến thế kỷ kia – và hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu gì là gã sẽ (hay sắp) tắt đài trong tương lai gần cả. Nghề của chàng mà. Tắt tiếng là (dám) treo niêu luôn, chớ đâu phải chuyện chơi. Chỉ có điều hơi bất ngờ là đương sự không chỉ nói nhiều mà viết cũng nhiều không kém. Hết xuất bản Ký 1, Ký 2, rồi tới Ký 3. Nay mai (không chừng) sẽ có Ký 4 và Ký 5 luôn nữa.
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.