Hôm nay,  

Kích Cầu Trong Dân Chủ

15/01/200900:00:00(Xem: 6566)

Kích cầu trong Dân chủ

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...thể chế dân chủ thật ra không dẫn tới hiện tượng ‘lắm thầy thối ma’...
Tuần tới, Tổng thống đắc cử Barack Obama sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Hoa Kỳ. Ngay từ khi đắc cử ông đã nói đến một kế hoạch kích cầu kinh tế, được thông báo ngày càng chi tiết hơn trong bối cảnh suy sụp kinh tế trầm trọng. Nhân dịp này, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu riêng về tiến trình quyết định kinh tế trong một nền dân chủ qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây:
Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Ngày 20 này, Hoa Kỳ sẽ có Tổng thống mới là ông Barack Obama trong khi tình hình kinh tế sa sút nặng. Ngay sau khi đắc cử vào tháng 11, ông Obama đã tuyên bố sẽ tung ra một kế hoạch kích cầu kinh tế, được chi tiết hóa dần trong khi các thống kê kinh tế cho thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng hơn nhiều dự đoán. Mặt khác, ngay trong Quốc hội khóa 111 vừa nhậm chức cũng đã có nhiều dư luận phê phán kế hoạch của ông.
Vì các sự kiện trên, chương trình chuyên đề kỳ này sẽ chú ý đến một khía cạnh riêng, là tiến trình thông tin, tranh luận và quyết định về một kế hoạch cấp cứu kinh tế trong một thể chế dân chủ. Thưa ông, câu hỏi đầu tiên của chúng tôi về bối cảnh, là người Mỹ quyết định dựa trên cơ sở gì"
- Nói về bối cảnh, chúng ta có thực tế kinh tế phản ảnh qua các thống kê khách quan; có sự thẩm định khác biệt về thực tế kinh tế ấy; có sự tranh luận về các giải pháp tối hảo để cứu nguy kinh tế. Ngần ấy sự kiện đều tác động vào chính trường và chi phối lập trường quan điểm của những người trong cuộc, kể cả quan điểm của dân chúng. Đó là chuyện thứ nhất.
- Chuyện thứ hai, trong chính trường Hoa Kỳ, người ta thấy rằng một Tổng thống không có toàn quyền quyết định về kinh tế và thật ra không có ảnh hưởng mạnh bằng Quốc hội. Vì vậy, Tổng thống tân cử Barack Obama vẫn phải thuyết phục được Quốc hội phê chuẩn kế hoạch của ông, và phải thuyết phục trước sự phê phán của công luận và nhất là giới chuyên gia kinh tế.
- Thứ ba, trong cơ chế kinh tế chính trị Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Mỹ là định chế độc lập, có thẩm quyền về các biện pháp cấp cứu và thực tế đã áp dụng các biện pháp ấy từ 12 tháng qua với hậu quả cũng làm thay đổi tình hình kinh tế và cuộc tranh luận của chính trường. Sau cùng, ta không quên là từ năm ngoái, Chính quyền Bush và Quốc hội khóa 110 đã ban hành kế hoạch cấp cứu tài chính trị giá 700 tỷ Mỹ kim và sử dụng phân nửa ngân khoản ấy. Bây giờ, trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực, ngần ấy vấn đề đều tác động vào việc thảo luận về cứu nguy kinh tế.
- Nhìn lại bối cảnh phức tạp ấy, ta có thể tưởng tượng ra sự thể tương tự như con bệnh kinh tế Mỹ đang nguy ngập mà chung quanh lại có quá nhiều y sĩ cùng chẩn bệnh, tranh luận và kê toa bốc thuốc. Một số người đơn giản, và do đơn giản nên cực đoan, tự hỏi là vì sao Hoa Kỳ không ban bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra kế hoạch kích cầu kinh tế cho sớm có kết quả"....
Hỏi: Ông nêu ý kiến ấy khiến thính giả có thể nghĩ đến hoàn cảnh của Việt Nam với kế hoạch kích cầu trị giá sáu tỷ đô la được thông báo mà chưa biết bao giờ sẽ áp dụng và áp dụng ra sao, ai sẽ có lợi, ai sẽ bị thiệt thòi. Nền dân chủ Hoa Kỳ không cho phép áp dụng giải pháp đơn giản ấy và cũng vì vậy mà mình cần phân tích để hiểu rõ từng lợi hại trong tiến trình quyết định kinh tế của hai thể chế khác nhau. Sau khi trình bày bối cảnh phức tạp ấy tại Hoa Kỳ, xin ông tóm lược sự thể xem người Mỹ quyết định như thế nào, khi tình hình vẫn sa sút thêm mỗi ngày.
- Trước hết, về cơ sở của thực tế kinh tế, ta nhớ đến phúc trình tuần qua của Cơ quan Nghiên cứu Ngân sách Hoa Kỳ của Quốc hội Mỹ. Cơ quan đó là Congressional Budget Office, viết tắt là CBO. Đây là cơ quan tư vấn độc lập, quy tụ các chuyên gia kinh tế để định kỳ đưa ra dự báo về thực tế kinh tế theo khả năng tối đa mà kinh tế học có thể thực hiện được. Hôm mùng bảy, CBO công bố dự báo ngân sách và kinh tế Mỹ trong 10 tài khóa tới, từ 2009 đến 2019. Việt Nam nên có một cơ quan như vậy để công khai hóa sự thẩm định kinh tế cho mọi người đều cùng biết.
Hỏi: Xin hỏi ngay một câu là mục tiêu báo cáo của cơ quan CBO này là gì"
- Báo cáo của CBOtrình bày thực tế kinh tế có khả năng xảy ra sau này. Trên cơ sở ấy - và cần nói rằng đấy chỉ là dự báo dựa trên một số giả thuyết vì không ai biết trước 100% những gì sẽ xảy ra - giới hữu trách về kinh tế bên Hành pháp và Lập pháp mới có thể dự toán về các giải pháp của họ, được công khai hoá cho dư luận - gồm có giới kinh tế, truyền thông, và công chúng nói chung - thẩm xét. Nếu không có một cơ sở thông tin khả tín, đáng tin, ai cũng có thể hứa hẹn cung trăng hoặc đề nghị giải pháp không tưởng rồi không chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Vì vậy, thể chế dân chủ thật ra không dẫn tới hiện tượng "lắm thầy thối ma". Ngược lại, nó mở rộng nền tảng thẩm định và quyết định nên có thể tránh được liều thuốc đổ bệnh.


Hỏi: Bây giờ ta nói về kế hoạch kích thích kinh tế của ông Barack Obama. Sau nhiều lần đề cập tới kế hoạch ấy, ban tham mưu kinh tế của Tổng thống tân cử Obama đã cho biết chi tiết về kế hoạch này chưa" Nội dung ra sao"
- Hôm mùng 10 vừa qua, ban tham mưu kinh tế của ông Obama đã công bố chi tiết về kế hoạch và nhấn mạnh rằng đây cũng mới chỉ là dự báo vì tình hình thực tế vẫn thường xuyên thay đổi và vì kế hoạch này cần tới sự hợp tác, tức là sẽ có điều chỉnh, của Quốc hội. So với những gì mà ông Obama nói tới hồi tháng 11 rồi 12 thì kế hoạch này có nhiều điểm cụ thể hơn. Ta nên thấy là báo cáo của CBO khiến mọi người đều phải nói chuyện xác thực và nếu có tranh luận thì cũng tranh luận có cơ sở và đấy là một ưu điểm đáng kể của một nền dân chủ có thông tin tự do.
Hỏi: Nghe đến đây, có lẽ thính giả muốn biết một cơ quan có thẩm quyền như CBO đã dự đoán thề nào về tình hình kinh tế Hoa Kỳ trong tương lai và ông Obama đề nghị những gì để đối phó với vấn đề kinh tế, phần nào được CBO dự đoán cho tương lai.
- Cần nói ngay là ban tham mưu kinh tế của ông Obama cũng có người làm tư vấn cho CBO nên hiểu rõ vấn đề khách quan của kinh tế chứ không là người duy ý chí đưa ra đề nghị thiếu cơ sở chỉ dựa trên quan điểm của mình.
- CBO đưa ra ba giả thuyết làm nền tảng, trên cơ sở ấy, CBO dự báo kinh tế Mỹ ít ra còn suy trầm đến giữa năm nay; sản lượng toàn năm 2009 sẽ giảm 2,2% và chỉ tăng được 1,5% vào năm tới. Hậu quả là ngân sách tài khóa 2009 sẽ bị bội chi 1.200 tỷ so với hơn 450 tỷ của năm 2008; hậu quả là thất nghiệp sẽ còn tăng, 8,3% năm nay và 9% vào năm tới. CBO cũng dự báo là kinh tế hoạt động dưới công xuất gần 7%, nghĩa là thay vì sản xuất ra chừng 15.100 tỷ đô la thì chỉ đạt tổng sản lượng có 14.240 tỷ thôi. Nôm na là thất thâu gần ngàn tỷ một năm. Về khiếm hụt ngân sách 1.200 tỷ, CBO chưa tính thêm phần tăng chi từ kế hoạch kích cầu của ông Obama.
Hỏi: Vừa rồi là dự báo kinh tế của CBO. Trước sự kiện ấy, kế hoạch kích cầu của ông Obama nhắm vào những mục tiêu gì và sẽ tốn kém bao nhiêu tiền, trong bao lâu"
- Mục tiêu chính của kế hoạch là tạo thêm việc làm để giảm thiểu áp lực thất nghiệp. Từ tháng 11, trên diễn đàn này, chúng ta đã nêu ý kiến rằng nếu tốn đến 700 tỷ Mỹ kim để chỉ tạo thêm hai triệu rưởi việc như ông Obama hứa hẹn thì kế hoạch này không đủ. Sau đấy, chỉ tiêu ông Obama được điều chỉnh ngày một cao hơn với con số mới nhất là gần ba triệu 700 ngàn công việc.
- Làm sao thực hiện được mục tiêu tạo thêm gần bốn triệu việc trong hai năm là điều được trình bày và là cơ sở thẩm định hay tranh luận. Về trị giá của kế hoạch, người ta nói đến con số từ 675 đến 775 tỷ, có lẽ phải sát 800 tỷ vì nhiều Nghị sĩ Dân biểu sẽ đòi chất lên đó một số khoản chi khác. Mất 800 tỷ trong hai năm thì mỗi năm ngân sách lại bội chi thêm 400 tỷ, cộng với số bội chi do CBO dự báo là 1.200 tỷ, khiếm hụt ngân sách Mỹ sẽ là 1.600 tỷ cho một tổng sản lượng là 14.240 tỷ, một tỷ lệ rất cao, nên rất dễ gây tranh luận, chưa nói gì đến các khoản nợ nần khác.
Hỏi: Khi tranh luận trước công chúng và truyền thông, người ta dựa trên những luận cứ gì"
- Trên đại thể về lý luận kinh tế, nhiều nhà kinh tế thuộc cả hai xu hướng tả hữu, và mới nhất là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ, cho là kế hoạch lớn lao này thật ra không đủ kích thích kinh tế và cần bơm tiền vào hệ thống tài chính và ngân hàng qua ngả khác, có kiểm tra được, để khai thông ách tắc tín dụng.
- Nhìn sang chính trường thì bên đảng Cộng Hoà có quan điểm là kích cầu để tăng chi qua các dự án xây dựng hay tu bổ hạ tầng, dự án giáo dục, y tế và năng lượng như ông Obama đề nghị sẽ chậm có kết quả và còn dẫn đến lạm dụng qua tăng chi. Họ đưa ra hai phản đề nghị là thứ nhất cần giảm thuế cho giới đầu tư và sản xuất hầu tạo thêm việc làm, và thứ hai, phải cải thiện thủ tục chuẩn chi ngân sách để kiểm soát chi tiêu hầu không gây thêm bội chi. Ông Obama có thấy điều đó nên đã bổ nhiệm một viên chức mới sẽ kiểm tra việc sử dụng công quỹ.
- Bên đảng Dân Chủ cũng có nhiều người phê phán kế hoạch từ giác độ khác. Thứ nhất, cò người không đồng ý với đề nghị giảm thuế lợi tức mà ông Obama đã hứa hẹn; họ đòi ông phải bãi bỏ kế hoạch giảm thuế của Chính quyền Bush khi kế hoạch mãn hạn vào năm tới và cũng yêu cầu một số chương trình tăng chi khác. Đây là chưa nói đến tồn khoản 350 tỷ của kế hoạch 700 tỷ phê chuẩn năm ngoái mà ông Obama muốn Quốc hội Dân chủ sớm cho giải tỏa trước khi ông nhậm chức và đề nghị thêm 800 tỷ nữa. Việc này cũng gây tranh luận.
Hỏi: Câu hỏi cuối thưa ông, tình hình rồi sẽ ra sao trong năm nay và năm tới"
- Nói chung, kinh tế Mỹ đang gặp hoàn cảnh bất thường vì kinh tế hoạt động dưới công xuất. Các biện pháp cứu nguy thuộc loại kinh điển từ tiền tệ đến ngân sách đều đã áp dụng mà chưa thấy kết quả vì niềm tin của thị trường bị thui chột do không khí hốt hoảng từ năm ngoái. Năm nay, cuộc tranh luận về các giải pháp cấp cứu có thể khiến nhiều người nhìn ra vấn đề và tránh được sai lầm cũ. Nếu không công khai hóa việc thảo luận, có khi tình hình sẽ còn tệ hơn vì lại dẫn đến những liều thuốc đổ bệnh sau này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc. Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.
Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016 ) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo – Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn – ở VN – mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Công bằng mà nói, ngày càng có nhiều sự đồng thuận là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Sự răn đe đòi hỏi những khả năng đáng tin cậy. Liên minh mới này phù hợp với lý luận đó.
Liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội Đức 2021 trước đây tôi đã giới thiệu lần lượt ba ứng cử viên: Scholz của SPD, Laschet (CDU) và Baerbock (Xanh). Nhưng trong những tháng qua có khá nhiều tin giật gân nên để rộng đường dư luận tôi lại mạn phép ghi ra vài điểm chính bằng Việt ngữ từ vài tin tức liên quan đến cuộc bầu cử 2021 được truyền thông và báo chí Đức loan tải.
Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở miền Nam – vẫn bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh. Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can't breathe, nothing else matters!
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao? Giả thiết người ấy là ta, cuộc đời ta sẽ như thế nào? Ai cũng có thể tự đặt câu hỏi như vậy và tự cảm nghiệm về ý nghĩa của câu hỏi ấy. Sinh hoạt của một người, trong từng giây phút, không thể không có trí nhớ. Cho đến một sinh vật hạ đẳng mà chúng ta có thể biết, cũng không thể tồn tại nếu nó không có trí nhớ. Trí nhớ, Sanskrit nói là smṛti, Pāli nói là sati, và từ Hán tương đương là niệm, cũng gọi là ức niệm, tùy niệm. Nói theo ngôn ngữ thường dùng hiện đại, niệm là ký ức. Đó là khả năng ghi nhớ những gì đã xảy ra, thậm chí trong thời gian ngắn nhất, một sát-na, mà ý thức thô phù của ta không thể đo được.
Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan. Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp. Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.
Bà Merkel là một người đàn bà giản dị và khiêm tốn, nhưng nhiều đối thủ chính trị lại rất nể trọng bà, họ đã truyền cho nhau một kinh nghiệm quý báu là “Không bao giờ được đánh giá thấp bà Merkel”.
Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp. Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.
Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi! Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.