Hôm nay,  

Phật Đản Sinh

5/17/200800:00:00(View: 6564)

Với Phật Pháp thì không có sinh không có diệt, không có cái bắt đầu nên không có cái cuối cùng! Bởi vậy không có thời gian, cũng không có không gian.

Vì không có không gian, nên không có chỗ để chỉ.

Vì không có thời gian, nên không hề bị gián đoạn.

Nếu còn có chỗ chỉ định được thì còn có giới hạn và gián đoạn là không hợp với chân lý Phật Pháp.

Để đúng với tinh thần Đạo Pháp, chúng ta chỉ có thể tạm gọi là: "Mừng Phật Thị Hiện Đản Sinh".

Tuy hiểu như vậy, nhưng chúng ta vẫn phải kính trọng từ ngữ thế gian và truyền thống thế gian, nên vẫn cần làm "Lễ Mừng Phật Đản Sinh", mục đích để kỷ niệm, để tán thán, để noi gương và để ghi ân công đức của Đấng Đại Giác Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện "Đản Sinh"; Đã thiên biến vạn hóa, để lại biết bao đường lối, không ngoài mục đích thức tỉnh toàn thể chúng sinh ra khỏi Cơn Trường Mộng Vô Minh! Và vì Vô Minh, chúng ta đắm chìm, trôi lăn, sinh tử mãi mà vẫn không hay biết gì cả! Do lẽ đó ngày Đại Lễ Mừng Phật Đản Sinh rất cần thiết, vì ngoài việc tri ân còn để chúng ta nhắc nhở nhau, noi gương Đức Phật mà suy tư.

Vâng, nếu chịu suy tư một chút, chúng ta sẽ thấy ngày Đại Lễ Mừng Phật Đản Sinh thật vô cùng tuyệt vời về cả hai mặt Đời và Đạo.

- Về mặt Đời: Xin được nhấn mạnh và nhắc lại: Để kỹ niệm, để tán dương, để ghi ân Đấng Cha Lành Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện Đản Sinh và đem Giáo Pháp truyền bá, để giáo hóa và cứu vớt chúng sinh ra khỏi mê mờ, trần lao, sinh tử.

- Về mặt Đạo: Hỏi có ai lại không ngạc nhiên rằng: "Là chúng sinh thì chúng ta đều là những kẻ phàm phu!" Nhưng trong Kinh lại dạy rằng:

"Phàm Phu tức Phật, Phiền Não tức Bồ Đề"

Vậy là sao" Làm thế nào để mà thành Phật cho được" Khi mà chúng ta đặc Vô Minh, đầy dẫy phiền não bởi mọi Tập Khí Ô Nhiễm, thói hư và tật xấu! Đó là cả một vấn đề nan giải, và vô cùng trọng đại cần được giải quyết.

Theo Lục Tổ Huệ Năng thì:

- Niệm trước Mê, tức Phàm Phu; Niệm sau Ngộ, tức Phật

- Niệm trước Chấp Cảnh, tức Phiền Não; Niệm sau Lìa Cảnh, tức Bồ Đề

Bởi thế, khi một Niệm suy lường là Niệm Nhị Biên Chấp Thật, tức cái Niệm Phàm Phu Mê Muội, ngoài Chấp Tướng, trong Chấp Không!

Khi không nguyên do gì cả! Vọng Niệm này tự khởi cái Giác: Kiến, Văn, Giác, Tri, là Cái Giác của Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt...( tức Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi...). Rồi từ cái Vọng Giác này đi xa hơn, nó lại tự chia thành Năng, thành Sở, tức là chia có Ta, có Người, có Cảnh Vật! Và đương nhiên nó chấp là "Có Thật" tất cả những thứ ấy!

Bởi những chấp chước mọi sự vật là "Có Thật" nên mới tư túi đủ thứ: Nào danh vọng, nào tiền tài, nào ái dục, càng nhiều càng tốt cho bản thân, cho gia đình, cứ như vậy càng ngày càng tham lam, càng ích kỷ, để rồi có sự hơn thua, tranh đấu, đố kỵ, ghét ghen, thủ đoạn, chiến tranh và chết chóc! Tất cả cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư! Với Vô Minh, chúng ta vô tình không biết là mình đang bị khốn khổ phiền não trói buộc, ngày lại ngày càng thêm trầm trọng hơn!

Thật là phúc đức thay cho những ai sớm nhận ra sự việc ấy để chán chường cái trò chơi phiền não Vô Minh này nên muốn được giải thoát!

Thì vẫn theo Lục Tổ Huệ Năng: Khi chúng ta đã hiểu sơ và nhận ra được rằng: "Chân Như Tự Tính có khởi Niệm, nhưng cái Niệm của Chân Như Tính không có Năng, không có Sở vì Chân Như khởi Niệm là Niệm Vô Tướng, Niệm Vô Trụ, Niệm Vô Niệm, đấy là Niệm Trí Tuệ, Niệm Ngộ ", mà đã là Niệm Ngộ thì là "Phật Đản Sinh". Xin nhắc lại ở trên: - Trong Kinh nói: "Phàm Phu tức Phật"

- Kinh Lăng Nghiêm nói:  - Tính không rời Tướng- Tướng không rời Tính, - Tính Tướng y Một"

- Vẫn trong Kinh: Phật Pháp Không Rời Thế Gian Pháp Mà chúng ta là "Pháp", và hiện đang mang Thân con người có Sáu Căn: Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý); Sáu Căn này chúng có Kiến, Văn, Giác, Tri tức là: Thấy, Nghe, Hay, Biết. Xin nhấn mạnh lại: " Do Một Niệm Suy Lường của Vọng Tưởng Vô Minh khởi dậy, là có chuyển, mà có chuyển là có Thức, và có Thức thì tự nó chia Một Tâm Trí Tuệ thành Sáu cái Vọng Thức của Sáu Căn: Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý! Nên mới có Năng, có Sở, có phân biệt!

Hiểu như thế thì chúng ta chỉ việc chuyển xoay lại những Vọng Tâm Thức ấy về Tâm Trí Bát Nhã thường hằng khi xưa, vì "Tâm Trí" vẫn đó! Tức là: "Chuyển lại Thức thành Trí". Do đó Lục Tổ nói: "Lục Căn dù có Kiến, Văn, Giác, Tri chăng nữa, cũng chẳng bị Ô Nhiễm bởi muôn cảnh, và cũng không bị ảnh hưởng bởi bất cứ cái gì...

Vì Chân Như Tính vẫn đó, vẫn thường tự tại, vẫn thanh tịnh, và không có Năng cũng chẳng có Sở cho nên Lục Thức cứ việc tự động ra cửa Lục Căn, cứ tự động tiếp xúc với Lục Trần, nhưng Chân Tính ấy vẫn tự tại, an nhiên vô ngại, không nhiễm, cũng chẳng trước" thì ngay đó là "Phật Đản Sinh".Thế cho nên chúng ta Tu làm sao" Học thế nào" Để hiểu và nhận ra Bản Lai sẵn có của mình, là cái cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian như đã nói ở trên! Cái ấy nó không hề bị giới hạn, cũng không hề bị gián đoạn, nên nó phải là cùng khắp! Đã là cùng khắp thì quả đúng là:" Phật Pháp Không Rời Thế Gian Pháp!", nghĩa là Phật Pháp không rời Vũ Trụ Vạn Vật, cũng là không rời Chúng Sinh! Vì vậy mà không có chúng sinh, thì làm sao có Phật Pháp" Phật Pháp chẳng ngoài chúng sinh, chúng sinh chẳng ngoài Phật Pháp! Do lẽ đó ai Tu Hành nghiêm chỉnh cũng sẽ thành Phật.

Cái giây phút nhận ra Tự Tính ấy thật đúng ý nghĩa: " Mừng Phật Đản Sinh", Nó vừa thể hiện Phật Đản Sinh của chính mình, vừa báo hiếu được Cha Mẹ đời này, cả Cha Mẹ bao đời trước, cũng là đền ơn Chư Phật Tổ, các Thiện Tri Thức và toàn thể muôn loài muôn vật.

Mừng Phật Đản Sinh

Nhẹ nhàng én lượn với mây bay

Thoang thoảng trầm hương, vi diệu thay!

Muôn loài hớn hơ, phô nguồn sống

Chào đón Đản Sinh, Đức Phật đây.

Chim hót ca, suối đàn hòa tấu

Thác reo vui, hoa nở ngập trời…

Tràn mầu sắc, tung tăng cá lội

Mừng Đản Sinh, Thế Tôn người ơi!

Hào quang chói, mười phương, ba cõi

Tối tăm nào chẳng được chiếu soi

Trường mộng mơ, giật mình tỉnh giấc

Chúng sinh thôi ngụp lặn luân hồi

Toàn vũ trụ nhiệm mầu, vi diệu

Muôn loài chung sức sống đáng yêu

Chưa từng đi, làm sao có đến"

Năng lực này siêu việt, việt siêu!

Đản sinh, ngày ghi ân, kỷ niệm

Đấng đại bi, trí tuệ vô biên

Hướng dạy em: "Vượt Mê, về Giác"

Giác xong thôi, ơn Phật em đền

Thật nghĩa thâm sâu Phật Đản Sinh

Là nhận ra mình, hết điêu linh

Vượt vòng ràng buộc, siêu ba cõi

Là Phật ngay đây, Phật Đản Sinh

Mừng Phật ra đời, Phật Thích Ca

Phật vẫn nơi đây với chúng ta

Không trước, không sau, năm với tháng

Không bao Thế Kỷ, vẫn đây mà

Phật thật là đây, Phật Thích Ca

Không chi là gần, cũng không xa

Ân Phật thâm sâu hằng ngày trả

Phật, "tiếng cười vui" khắp mọi nhà...

Lễ Mộc Dục

Tắm Phật đây không có nghĩa thật là Tắm Phật, vì Phật đây là Phật Tính, mà đã là Phật Tính thì tự nó Thanh Tịnh, Trong Sạch Tuyệt Đối rồi, chúng ta là những kẻ phàm phu, đầy ô nhiễm, làm sao lại có thể Tắm cho Phật được"

Nhưng để noi gương Đức Phật, Ngài đã Tu Hành vô cùng gian lao, khổ cực, Ngài cũng đã từng hướng ngoại tìm cầu, tầm sư học Đạo mãi mà không đạt được kết quả gì! Cho đến một ngày, Ngài phải tọa Thiền và tự hướng vào Nội Tâm mình, mới Giác Ngộ! Tức là nhận ra Phật Tính sẵn có nơi Ngài, và Phật Tính ấy cũng sẵn có ở muôn loài chúng sinh!

Như vậy là chúng ta cũng có Phật Tính! Chỉ vì Vô Minh: Tham, Sân, Si che lấp mà thôi; Nhưng nếu chịu Tu Hành, không cầu Phật bên ngoài mà tự hướng vào Nội Tâm, là theo chân và theo đúng Y Chỉ, "Phương Pháp Tu" của Đức Phật, để rồi một ngày nào đó Phật tự hiện toàn Thân Tâm chúng ta. Thì đó là một cách Tu đứng đắn nhất, đúng nghĩa nhất! Để phù hợp với Chân Tâm Phật Tính thì dĩ nhiên chúng ta tự động buông xã tận cùng mọi Tập Khí là những thói hư tật xấu như : Ích Kỷ, Ghét Ghen, Tranh Giành, Ngạo Mạn, Ác Độc...

Như thế mới thật đúng nghĩa "Tắm Phật"!  Tức là chúng ta đang Tự Thanh Tịnh Thân Tâm mình.  Còn về Lễ Mộc Dục đây, chỉ là một Lễ noi gương, tán dương và tri ân Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni mà thôi!

Tắm Phật

Tôi tắm ai đây, Hay tôi tắm tôi"

Phật tuyệt thanh tịnh, tôi toàn tội thôi!

Ôi! tham, sân, si, mạn nghi đầy đủ

Vậy tôi tắm ai đây" Tôi tắm tôi

Tôi tắm Phật, hay là tôi tắm tôi"

Phật thường tịch quang, tội tôi ngập trời!

Gạn sao cho Tập Khí tận, Vô Minh hết

Bật tiếng ai cười "Ồ! Phật hay tôi""

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.