English
English
Tiếng Việt
Articles matching with author (51)
About Author
Author List
Nguyễn Hoàng Văn
Latest
A-Z
Z-A
Việt Báo trân trọng giới thiệu “Đàn Bà Đẹp và Chính Quyền”, tác phẩm mới của Nguyễn Hoàng Văn
11/24/2023
00:00:00
Dân tộc chúng ta, có lẽ, không phải là một dân tộc mê sắc đẹp. Truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian của chúng ta không có nữ thần sắc đẹp. Một nhân vật văn học gắn liền với tín ngưỡng dân gian lẽ ra phải đẹp như Quan Âm - Thị Kính thì, theo logic, cũng khó có thể gọi là đẹp bởi, đã giả được trai để đi tu thì, dù rất đẹp trai, làm sao có thể gọi là một cô gái đẹp? Lịch sử cũng vắng bóng người đẹp. Những người đẹp trong lịch sử như An Tư, Huyền Trân, Đặng Thị Huệ, Ngọc Hân v.v.. thì lại đẹp một cách sơ sài, chúng ta hoàn toàn không thể hình dung vì lẽ các sử gia xưa quá ư kiệm lời.
Việc tu đạo và đạo tu, Chùa Kênh và Xứ Mù
5/31/2024
00:00:00
Việc tu đạo và đạo tu trên quê hương ta, từ lâu, vốn dĩ đã bộc lộ khá nhiều khía cạnh không đáng để nể trọng nhưng phản ứng của cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” cùng “Ban Tôn Giáo Chính Phủ” với hành giả khất thực xuyên Việt mới là giọt nước tràn ly, khiến tôi nghĩ đến những ẩn dụ tệ hại nhất. Tôi nghĩ đến Xứ Mù, “The Country of Blind”, tối tăm và cố chấp của Herbert George Wells, nơi con người hoàn toàn không biết và, do đó, không hề tin vào sự tồn tại của ánh sáng và sắc màu nhưng, bù lại, rất giỏi việc đánh hơi, rình mò. Tôi nghĩ đến “Sư Bác Chùa Kênh” của Nhất Linh, cái nhà sư đạo hạnh và uyên thâm Phật học nhưng lại đột ngột dứt bỏ đường tu sau khi được của hoạnh tài. Và tôi nghĩ đến Chí Phèo của Nam Cao, cái nhân vật giết người rồi tự sát sau khi nhận ra rằng mình không thể đi lại từ đầu, như một người lương thiện.
Từ một việc ác mang… “Phật tính”
12/20/2024
00:00:00
Liệu một hành vi độc ác như siết cổ đứa trẻ sơ sinh đến chết có hàm chứa những ý nghĩa cứu độ hay, thậm chí, “Phật tính” nào đó? Tôi thoáng nghĩ đến điều này khi Bashar al-Assad, nhà độc tài hết thời của Syria, đào tẩu đến Nga để làm phiền một Vladimir Putin đang cực kỳ phiền não. “Ốc chẳng mang nổi mình ốc”, kiệt quệ, mỏi mệt, phải dè dặt xử nhũn với Trung Quốc rồi hạ mình cầu cứu cựu đàn em Bắc Hàn mà bây giờ còn gánh thêm Bashar, ông Putin này đang thực sư đưa lưng ra “làm cọc cho rêu”. Mà cả kẻ từng ngồi chồm hổm trên đầu dân tộc Syria. Phải chạy đến bám vào cái lưng khòm rệu rã của ông chủ nhà không biết còn trụ được bao lâu nữa, kẻ hết thời này hẳn rất khổ tâm, rất nhục nhưng ông ta biết làm gì hơn?
Từ Mao đến Trump và lời cảnh cáo của Sakharov
11/15/2024
00:00:00
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
Từ cây mít bên mép hố bom
1/12/2024
00:00:00
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Trump 2024: WWJD?
1/5/2024
00:00:00
Tháng 11 năm ngoái, khi Bob Vander Plaats -- nhà lãnh đạo đầy ảnh hưởng của cộng đồng Tin Lành tiểu bang Iowa -- tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, Donald Trump đã phản ứng rất… “điển hình Trump”: phẫn hận, tràn đầy nộ khí, xối xả mắng chửi kẻ không tiếp tục chung đường với mình là tên “lừa đảo”. [1] Thì cũng dễ hiểu thôi. Trump có thành tổng thống là nhờ vào sự ủng hộ của cử tri hằng tin tưởng vào sự tuẫn nạn của Chúa Jesus, Plaats làm vậy có khác nào đạp đổ tương lai chính trị của Trump? Nhưng, xa rộng hơn, bao trùm lên tất cả, vấn đề cần đặt ra là cái câu tự vấn mà người Mỹ, suốt cả thế kỷ qua, luôn đặt ra trong những tình thế khó xử, cái câu hỏi đã quen miệng đến độ chỉ đơn giản gói gọn trong mấy chữ viết tắt: “WWJD?”
Trà, cà phê và trò chơi ái quốc
2/16/2024
00:00:00
Nếu “cà phê muối”, như là phát minh của đất Huế mặn mà, có thể thoải mái kết bạn với giới trẻ của đất ngọt Sài Gòn suốt mười năm qua mà không gây nên gợn sóng nào thì “trà muối”, chỉ mới là công bố khoa học của một người Mỹ thôi, lại chọc giận hầu như cả nước Anh, khiến giới ngoại giao Mỹ phải nhấp nhổm vào cuộc, sợ rằng chuyện bé sẽ xé ra to, làm sứt mẻ quan hệ thâm tình giữa nước. [1] Chuyện diễn ra sau khi nữ Giáo sư Michelle Francl, thuộc Bryn Mawr College ở tiểu bang Pennsylvania, lên tiếng rằng để có ly trà ngon thì phải… nêm muối.
Tố Hữu dở và Nguyễn Phú Trọng hay: nước mắt và nước miếng
8/2/2024
00:00:00
“Khởi thủy là lời”, Kinh Thánh viết vậy. [1] Mà khởi thủy của vị tổng bí thư vừa nằm xuống cũng vậy, cũng chính là “lời”, cấu thành từ cái dở của một nhà chính trị làm thơ với cái hay của một sinh viên khoa Văn làm chính trị. Trước hết là Tố Hữu, kẻ chưa bao giờ thực sự là… Tố Hữu, trong tư thế nhà thơ. Thơ Tố Hữu, nếu dở, thì như vè mà, có hay, lại là thứ mà Nguyễn Du hay ca dao đã… hay. Một nhà thơ mà từ câu dở nhất đến câu hay đều không có sắc thái riêng của mình thì khó mà gọi là nhà thơ độc đáo, khoan nói là nhà thơ lớn.
Thơ Ba Dòng, Như Một Hố Đen Mỹ Học
7/26/2021
10:48:00
Thơ ba dòng là một thứ “hố đen” trong vũ trụ thơ. Đó là thứ “thơ còn lại” sau khi thiêu rụi những rườm rà, những quy cách, những lối mòn của những đường lối thơ đã trở nên chán ngắt mà, trong đó, nổi bật nhất, là sự mượt mà du dương của chủ nghĩa lãng mạn. Thơ ba dòng, do đó, là thơ để nghĩ hơn là để ngân nga như những nhạc điệu êm tai và, trong tương tác với người đọc, như là một thứ thơ đã nén chặt, nó sẽ bùng nổ theo những liên tưởng và suy tưởng không ngờ.
Thập giới - Ngũ / Lục điều - Thập cửu giới - Thập điều
6/28/2024
00:00:00
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Back