Bác sĩ Nguyễn Đan Quế từ Saigon trả lời qua điện thoại, tuyên bố ủng hộ bản Hiệp ước Mậu dịch Việt-Mỹ, kêu gọi hai bên sớm chấp thuận hiệp ước này, vì ông nghĩ nó có lợi cho dân chúng Việt Nam. Ông còn kêu gọi những người Việt hải ngoại chống Cộng không nên chống đối hiệp ước và nói sẽ lãnh đạo dư luận Việt Nam hải ngoại về việc này. Tôi thật không rõ nguyên văn lời tuyên bố của Bác sĩ Quế bằng tiếng Anh như thế nào, nhưng bỏ sang một bên những hàm xúc rất tế nhị về ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta cứ coi ý tứ lời nói của ông đại để là đúng chiều hướng đó. Vậy người Việt hải ngoại nghĩ sao"
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi muốn nói đến một số dư luận vẫn thường cho rằng các cộng đồng người Việt hải ngoại hay có bất hòa, có khi rạn nứt, chia rẽ, chống đối lẫn nhau chỉ vì bất đồng ý kiến về đường lối và phương pháp chống lại Cộng sản. Có thật không vậy" Từ nhiều năm nay tôi vẫn tò mò theo dõi xem những bất đồng về đường lối chống Cộng đó như thế nào, các lập trường xung khắc với nhau ra sao để đến độ bất khả dung. Thú thật, tôi đã thất vọng, vì những sự khuynh đảo lẫn nhau cho đến nát bấy là vì những lý do hoàn toàn khác chớ không phải vì đường lối chống Cộng. Bây giờ đến việc Bác sĩ Quế ủng hộ mậu dịch Việt- Mỹ và ở hải ngoại không ít người Việt chống đối và còn tỏ ý nghi ngờ Hà Nội chỉ hứa cuội để rồi không chịu thi hành thỏa ước như họ đã từng làm, như vậy rõ rệt đã có một sự đối nghịch về lập trường chống cộng... Miễn là không có sự chụp mũ.
Hãy nói về sự chụp mũ. Liệu bác sĩ Quế có phải là người thân Cộng trá hình không" Tôi nghĩ là không. Bởi vì ông đã đi tù cải tạo 20 năm, một kỷ lục hiếm người đạt được kể cả những tay quán quân chống Cộng. Liệu ông Quế nếu là thân cộng có chịu khổ nhục kế ngồi tù 20 năm để rồi bây giờ ra ngoài giả bộ chống Cộng để làm lợi cho Cộng sản hay không" Tôi nghĩ một người có đầu óc bình thường cũng không thể nào có sự tưởng tượng lớn đến như vậy. Liệu ông Quế ra khỏi tù có đón gió trở cờ làm tay sai cho Cộng sản để mong được làm một chức gì trong chế độ Cộng sản hay không" Thú thật tôi cũng không khi nào nghĩ cao đến độ đó, nếu xét cuộc đời đấu tranh của Bác sĩ Quế. Nếu ông Quế không phải Cộng sản, không đón gió trở cờ, ông cũng là người chống Cộng như chúng ta. Vậy tại sao ông không chịu chống cộng theo chúng ta mà lại chống cộng theo cách khác" Đây chính là điểm then chốt tôi muốn nói đến.
Nguyên lý thứ nhất: Không ai có độc quyền chống Cộng. Không ai có quyền vỗ ngực nói chỉ có ta chống cộng đúng, còn các anh chống cộng sai. Nguyên lý thứ hai: Có nhiều đường lối chống cộng càng tốt. Tất cả mọi con đường đều đi đến thành La Mã, đó là điều tốt, miễn là nó phải đến thành La Mã thật chớ không phải đưa đến Tombuoctou ở giữa rừng rậm Phi Châu. Vậy tại sao ông Quế không chống Hiệp định Mậu dịch mà lại ủng hộ" Ông sợ cái gì"
Mỗi người đều có nột tư thế đấu tranh của riêng mình. Trừ phi ấp ủ trong lòng chẳng nói ra, nhưng khi đã nói ra công khai đứng mũi chịu sào, vấn đề lại khác. Ở hải ngoại sống trong những nước tự do dân chủ, chúng ta rất thoải mái ngày ngày chửi rủa cộng sản, đem chế độ độc tài đảng trị lên bàn mổ và tặng cho nó những danh từ đao to búa lớn, thậm chí đi biểu tình rầm rộ la hét tố cáo, hoặc viết báo, lên đài ồm ồm chống Cộng, chúng ta vẫn được an toàn, chẳng lo ai bắt bớ. Nhưng ở trong nước, sống ngay trong lòng địch, luôn luôn bị Công an theo dõi, câu chuyện lại khác hẳn. Tôi không nghĩ bác sĩ Quế sợ, bằng chứng là hồi tháng 5 vừa qua ông đã đưa ra một bản tuyên ngôn nhân quyền Việt Nam rất sắc bén, phổ biến khắp thế giới và hồi gần đây ông đã thách thức Hà Nội khi nói ông sẽ triệu tập một cuộc họp các cựu tù nhân chính trị ngay ở Việt Nam. Thế tại sao ông Quế lại lên tiếng ủng hộ Hiệp ước Mậu dịch.
Đánh các chế độ độc tài đảng trị là phải tìm những chỗ yếu nhất của nó mà đánh. Về điểm này phải nói thực là chúng ta ở hải ngoại chỉ dự phỏng theo những tin tức lọt ra ngoài, chỉ có những vị như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hòa thượng Thích Quảng Độ hay một số các vị khác sống ngay trong lòng địch mới biết thật chính xác chỗ yếu của nó là chỗ nào. Theo tôi nghĩ rất có thể mục đích trước mắt của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là tìm mọi cách để gập Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright cho bằng được khi bà đến Hà Nội vào tuần tới. Liệu Hà Nội có dám để bác sĩ Quế gặp bà Albright hay không"
Bác sĩ Quế là một nhân vật ly khai nổi tiếng. Nếu ông chống Hiệp định Mậu dịch ông mới không có lý do gặp Ngoại trưởng Mỹ. Nhưng ông ủng hộ, vậy Hà Nội lấy lý do gì để cấm không cho ông Quế hội kiến với bà Albright" Hà Nội sẽ tìm cách nói nhăng nói cuội để khước từ, họ sẽ lý luận theo lối võ rừng như múa gậy vuờn hoang chăng" Điều đó cũng có thể xẩy ra, nhưng bản Hiệp ước mậu dịch lại không phải là “vườn hoang”, nó là vườn có bông có trái ngon lành trước mặt bà Ngoại trưởng Mỹ. Xem Hà Nội từ chối cách nào, kể cũng thú.
Nhưng tại sao bác sĩ lại đòi “lãnh đạo” dư luận người Việt Hải ngoại" Tôi không biết ông dùng từ ngữ nào, nhưng thí dụ có thật như vậy thì sao" Trong các cộng đồng của chúng ta ở hải ngoại, không thiếu gì những vị vẫn vỗ ngực xưng là “lãnh đạo” mà chúng ta không hề thắc mắc thì thắc mắc đến chuyện ông Quế làm chi" Quan trọng nhất vẫn là chúng ta tự quyết định. Có “bị lãnh đạo” hay không là do chính chúng ta chớ chẳng phải do người ta nói.
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi muốn nói đến một số dư luận vẫn thường cho rằng các cộng đồng người Việt hải ngoại hay có bất hòa, có khi rạn nứt, chia rẽ, chống đối lẫn nhau chỉ vì bất đồng ý kiến về đường lối và phương pháp chống lại Cộng sản. Có thật không vậy" Từ nhiều năm nay tôi vẫn tò mò theo dõi xem những bất đồng về đường lối chống Cộng đó như thế nào, các lập trường xung khắc với nhau ra sao để đến độ bất khả dung. Thú thật, tôi đã thất vọng, vì những sự khuynh đảo lẫn nhau cho đến nát bấy là vì những lý do hoàn toàn khác chớ không phải vì đường lối chống Cộng. Bây giờ đến việc Bác sĩ Quế ủng hộ mậu dịch Việt- Mỹ và ở hải ngoại không ít người Việt chống đối và còn tỏ ý nghi ngờ Hà Nội chỉ hứa cuội để rồi không chịu thi hành thỏa ước như họ đã từng làm, như vậy rõ rệt đã có một sự đối nghịch về lập trường chống cộng... Miễn là không có sự chụp mũ.
Hãy nói về sự chụp mũ. Liệu bác sĩ Quế có phải là người thân Cộng trá hình không" Tôi nghĩ là không. Bởi vì ông đã đi tù cải tạo 20 năm, một kỷ lục hiếm người đạt được kể cả những tay quán quân chống Cộng. Liệu ông Quế nếu là thân cộng có chịu khổ nhục kế ngồi tù 20 năm để rồi bây giờ ra ngoài giả bộ chống Cộng để làm lợi cho Cộng sản hay không" Tôi nghĩ một người có đầu óc bình thường cũng không thể nào có sự tưởng tượng lớn đến như vậy. Liệu ông Quế ra khỏi tù có đón gió trở cờ làm tay sai cho Cộng sản để mong được làm một chức gì trong chế độ Cộng sản hay không" Thú thật tôi cũng không khi nào nghĩ cao đến độ đó, nếu xét cuộc đời đấu tranh của Bác sĩ Quế. Nếu ông Quế không phải Cộng sản, không đón gió trở cờ, ông cũng là người chống Cộng như chúng ta. Vậy tại sao ông không chịu chống cộng theo chúng ta mà lại chống cộng theo cách khác" Đây chính là điểm then chốt tôi muốn nói đến.
Nguyên lý thứ nhất: Không ai có độc quyền chống Cộng. Không ai có quyền vỗ ngực nói chỉ có ta chống cộng đúng, còn các anh chống cộng sai. Nguyên lý thứ hai: Có nhiều đường lối chống cộng càng tốt. Tất cả mọi con đường đều đi đến thành La Mã, đó là điều tốt, miễn là nó phải đến thành La Mã thật chớ không phải đưa đến Tombuoctou ở giữa rừng rậm Phi Châu. Vậy tại sao ông Quế không chống Hiệp định Mậu dịch mà lại ủng hộ" Ông sợ cái gì"
Mỗi người đều có nột tư thế đấu tranh của riêng mình. Trừ phi ấp ủ trong lòng chẳng nói ra, nhưng khi đã nói ra công khai đứng mũi chịu sào, vấn đề lại khác. Ở hải ngoại sống trong những nước tự do dân chủ, chúng ta rất thoải mái ngày ngày chửi rủa cộng sản, đem chế độ độc tài đảng trị lên bàn mổ và tặng cho nó những danh từ đao to búa lớn, thậm chí đi biểu tình rầm rộ la hét tố cáo, hoặc viết báo, lên đài ồm ồm chống Cộng, chúng ta vẫn được an toàn, chẳng lo ai bắt bớ. Nhưng ở trong nước, sống ngay trong lòng địch, luôn luôn bị Công an theo dõi, câu chuyện lại khác hẳn. Tôi không nghĩ bác sĩ Quế sợ, bằng chứng là hồi tháng 5 vừa qua ông đã đưa ra một bản tuyên ngôn nhân quyền Việt Nam rất sắc bén, phổ biến khắp thế giới và hồi gần đây ông đã thách thức Hà Nội khi nói ông sẽ triệu tập một cuộc họp các cựu tù nhân chính trị ngay ở Việt Nam. Thế tại sao ông Quế lại lên tiếng ủng hộ Hiệp ước Mậu dịch.
Đánh các chế độ độc tài đảng trị là phải tìm những chỗ yếu nhất của nó mà đánh. Về điểm này phải nói thực là chúng ta ở hải ngoại chỉ dự phỏng theo những tin tức lọt ra ngoài, chỉ có những vị như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hòa thượng Thích Quảng Độ hay một số các vị khác sống ngay trong lòng địch mới biết thật chính xác chỗ yếu của nó là chỗ nào. Theo tôi nghĩ rất có thể mục đích trước mắt của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là tìm mọi cách để gập Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright cho bằng được khi bà đến Hà Nội vào tuần tới. Liệu Hà Nội có dám để bác sĩ Quế gặp bà Albright hay không"
Bác sĩ Quế là một nhân vật ly khai nổi tiếng. Nếu ông chống Hiệp định Mậu dịch ông mới không có lý do gặp Ngoại trưởng Mỹ. Nhưng ông ủng hộ, vậy Hà Nội lấy lý do gì để cấm không cho ông Quế hội kiến với bà Albright" Hà Nội sẽ tìm cách nói nhăng nói cuội để khước từ, họ sẽ lý luận theo lối võ rừng như múa gậy vuờn hoang chăng" Điều đó cũng có thể xẩy ra, nhưng bản Hiệp ước mậu dịch lại không phải là “vườn hoang”, nó là vườn có bông có trái ngon lành trước mặt bà Ngoại trưởng Mỹ. Xem Hà Nội từ chối cách nào, kể cũng thú.
Nhưng tại sao bác sĩ lại đòi “lãnh đạo” dư luận người Việt Hải ngoại" Tôi không biết ông dùng từ ngữ nào, nhưng thí dụ có thật như vậy thì sao" Trong các cộng đồng của chúng ta ở hải ngoại, không thiếu gì những vị vẫn vỗ ngực xưng là “lãnh đạo” mà chúng ta không hề thắc mắc thì thắc mắc đến chuyện ông Quế làm chi" Quan trọng nhất vẫn là chúng ta tự quyết định. Có “bị lãnh đạo” hay không là do chính chúng ta chớ chẳng phải do người ta nói.
Send comment