Hôm nay,  

Bùi Vĩnh Phúc và sách mới: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương

15/03/202408:44:00(Xem: 2475)

Bùi Vĩnh Phúc và sách mới:

9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương 
 

Phan Tấn Hải

Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc vừa ấn hành tác phẩm “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” – nội dung là viết về Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên.

Cuốn sách dày 440 trang, chữ nhỏ, gồm các nhận định của Bùi Vĩnh Phúc (BVP) về các nhà văn, nhà thơ đã nuôi lớn một thời tuổi trẻ của tôi. Họ là những cây đa bóng mát của tôi, không chỉ ngoài đời và trong văn học, mà cũng là cả trong các giấc mơ những ngày tôi còn ôm sách tới trường. Tôi đã nói với Bùi Vĩnh Phúc như thế, rằng những người này, trong sách của bạn, thiệt sự là cả một cánh đồng tuổi thơ của tôi. Và tôi nghĩ rằng không thể nào viết đầy đủ về các khuôn mặt văn học này.
  
blank                               Bùi Vĩnh Phúc (trái) và Phan Tấn Hải (phải)

Đặc biệt, khi độc giả mở ra từng trang tác phẩm phê bình văn học này, thực ra cũng là đọc về “10 Khuôn Mặt, 10 Phong Khí Văn Chương” nơi khuôn mặt thứ 10 là Bùi Vĩnh Phúc, hiện ra lấp ló nơi từng trang, và đôi khi nơi từng dòng nhận định. Nơi đây, BVP có một dấu ấn riêng, BVP không phải là một robot để phê bình văn học theo một công thức có sẵn. BVP có một phong thái phê bình riêng.
  

Tôi nghĩ rằng Bùi Vĩnh Phúc có một văn phong phê bình rất phức tạp. Trong khi đọc, đôi khi, tôi nghĩ rằng tôi cần phải mở tự điển ra xem vài chữ. Văn phong rất phức tạp, rất học giả của Bùi Vĩnh Phúc hiển lộ ngay ở  nhan đề hai bài tiểu luận về Thanh Tâm Tuyền, nơi trang 19:
 

Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền (*) (hay “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”


 Và, ở trang 59 với bài có nhan đề:
  

Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền (hay “Biệt khúc cho Thanh Tâm Tuyền”

 
Hình như chưa ai đặt nhan đề các bài tiểu luận kiểu như thế. Chỉ riêng về cách đặt nhan đề các bài tiểu luận, Bùi Vĩnh Phúc đã tự tách biệt ra, với một tiếng nói riêng. Nơi cách khác, chúng ta có thể nhớ rằng, nhà thơ Du Tử Lê ưa đưa vào thơ các ký tự không phát âm được, nếu chúng ta đọc thơ như bình thường, BVP cũng có các ký tự bất thường (như dấu / hay hoa thị, mở ngoặc và đóng ngoặc) và các chữ trong lĩnh vực khác, thí dụ, như chữ “âm bản” và “dương bản” trong lĩnh vực nhiếp ảnh, vào nhan đề.
 

Một cách tự nhiên, Bùi Vĩnh Phúc đã xem văn phê bình của anh là một cách làm thơ. Tương tự, nhan đề bài viết về Mai Thảo được Bùi Vĩnh Phúc đặt ở trang 101 là:
 

Văn chương Mai Thảo: biên địa của cảm xúc và cái đẹp, giao thoa với ý thức về đời sống

 
Trong làng báo, nhiều nhà báo không ưa gặp các bài có nhan đề dài, vì dàn trang không vừa mắt, và hơi bất bình thường so với thói quen đời thường. Nhưng Bùi Vĩnh Phúc không phải nhà báo. Bên cạnh vai trò phê bình văn học, họ Bùi còn là một học giả, một nhà giáo chuyên về giảng  "dạy Anh văn và Ngôn ngữ & Văn hóa Việt Nam tại đại học Long Beach và Golden West, California, từ 1985" trong nhiều thập niên. Đúng ra, có nhiều bài, Bùi Vĩnh Phúc đặt nhan đề ngắn gọn, ngắn tới mức các nhà báo sẽ ưa thích khi trình bày trang báo, thí dụ như bài ở trang 397:
 

Thời gian trong thơ Tô Thùy Yên

 
Tuy nhiên, dù đặt nhan đề ngắn hay dài, Bùi Vĩnh Phúc đã hiển lộ ra một niềm vui riêng, vượt ra ngoài công thức. Thí dụ, một nhan đề rất dài và rất nhiều chất thơ trong một bài BVP viết về Phạm Công Thiện, ở trang 296:
 

Đêm và ngày, và Phạm Công Thiện, và bốn mươi bảy năm trôi qua trên mặt đất (Đọc và nhìn lại Phạm Công Thiện qua “Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất”)

 
Tất cả những cách đặt nhan đề của nhà phê bình họ Bùi đều cân nhắc từng chữ một, không có nhiều tính báo chí (tập trung vào thông tin), nhưng là nhịp tim, là tiếng thơ của anh. Thí dụ, nhan đề bài ở trang 371:
 

Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người.

 
 Đó là một nhan đề rất thơ, và có phong thái của cái nhìn hiện sinh về thi ca, gợi nhớ tới hình ảnh của thần thoại Hy Lạp, nơi Sisyphus bị các vị thần trừng phạt phải mãi mãi đẩy một tảng đá lên đồi chỉ để rồi tảng đá luôn rơi trở lại chân đồi, và chu kỳ đó lập đi, lập lại mãi. Thơ như một vinh dự lầm than, nhưng cứ làm thơ mãi.
 

Văn phê bình của Bùi Vĩnh Phúc tự có chất thơ riêng. Chúng ta chú ý trong Lời Đầu Sách, nơi trang 12, họ Bùi lập đi lập lại chữ "ca" như một nốt nhạc được nhấn mạnh trong chuỗi nhạc (hoan ca, hạnh ca, tình ca, hùng ca và bi ca của con người) vào đầu trang sách, và để mở ra một thế giới thơ mộng, trích:
 

"Văn học miền Nam Việt Nam, trong suốt hai mươi năm rực rỡ và đầy ánh sáng của nó, đã sản sinh ra biết bao tài năng, làm phong phú và hãnh diện cho dòng văn học dân tộc nói chung, và cho dòng văn học miền Nam nói riêng, trong cái bối cảnh lịch sử của đất nước. Những khuôn mặt tài tuấn, những ngòi bút tài hoa, đã làm bừng sáng cảnh quan phong thổ miền Nam, đất nước cỏ hoa miền Nam, nơi đó, những nét truyền thống của dân tộc, hoà cùng hương hoa và ánh sáng thế giới, và những âm vang của thời đại, đã làm dội lên những khúc hoan ca, hạnh ca, tình ca, hùng ca và bi ca của con người. Tất cả đã phản ánh cái hương vị và nguồn sống của cuộc đời."
 

Viết như thế, Bùi Vĩnh Phúc trở thành một nhạc sĩ, biến trang giấy thành các nốt nhạc riêng, trong một sắp xếp riêng. Trong cương vị của người đọc sách, tôi dự kiến sẽ viết thêm một vài bài về tuyển tập phê bình văn học này. Bởi vì một niềm vui lớn là viết về những hình ảnh mà tôi yêu thích. Sách của Bùi Vĩnh Phúc hiện đã bán trên mạng: https://www.barnesandnoble.com/w/9-khuon-mat-9-phong-khi-van-chuong-bui-vinh-phuc/1144699558

  blank Bìa sách “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” 

Nơi đây, xin trích Lời Vào Sách để độc giả cảm nhận về văn phong Bùi Vĩnh Phúc, một chất thơ, một khúc nhạc, một chuỗi lý luận, và một tấm lòng rất mực yêu quý văn học -- như sau.
 

Lời Vào Sách

Đây là một cuốn sách viết về chín khuôn mặt văn học miền Nam Việt Nam. Chín khuôn mặt đặc thù. Chín phong khí văn chương. Chín bờ cõi chữ nghĩa mà cái ánh sáng cùng khí hậu văn học đặc biệt của miền Nam nước Việt, với thổ ngơi, màu sắc và khí chất riêng của nó, đã hun đúc nên và làm toả ánh.
 

    Miền Nam, nhưng không phải là chỉ là do người miền Nam, chỉ cất lên từ một chất giọng miền Nam. Mà nó là một chất giọng Việt Nam đặc biệt, của cả ba miền Nam Trung Bắc hợp lại. Miền Nam, ở đây, chỉ là một không gian địa lý, một cõi bờ, một địa vực, của đất Việt. Những tiếng nói ấy gặp nhau trong một khung cảnh, một giai đoạn lịch sử đặc thù, làm nên cái chất giọng, cái “phong khí” chung của một dòng văn học, của một “điệu” văn chương. Rồi, sau thời điểm 1975, cái “điệu” văn chương ấy lại toả đi khắp chốn. Nó tiếp tục được cất tiếng trên những vùng thổ ngơi không phải là đất Việt. Nhưng nó làm “hồi cố” những âm vang xưa. Nó làm lấp lánh cái hồi quang của một trời đất cũ. Và nó cũng hoà quyện trong nó cái ánh sắc của những vùng không gian mới.
 

    Tại sao lại chín mà không phải là mười, mười hai, mười lăm, hay thậm chí nhiều hơn nữa?

    Đó là một câu hỏi hợp lý.

    Văn học miền Nam Việt Nam, trong suốt hai mươi năm rực rỡ và đầy ánh sáng của nó, đã sản sinh ra biết bao tài năng, làm phong phú và hãnh diện cho dòng văn học dân tộc nói chung, và cho dòng văn học miền Nam nói riêng, trong cái bối cảnh lịch sử của đất nước. Những khuôn mặt tài tuấn, những ngòi bút tài hoa, đã làm bừng sáng cảnh quan phong thổ miền Nam, đất nước cỏ hoa miền Nam, nơi đó, những nét truyền thống của dân tộc, hoà cùng hương hoa và ánh sáng thế giới, và những âm vang của thời đại, đã làm dội lên những khúc hoan ca, hạnh ca, tình ca, hùng ca và bi ca của con người.  Tất cả đã phản ánh cái hương vị và nguồn sống của cuộc đời.
 

    Việc chỉ chọn, trong biết bao kỳ hoa dị thảo nơi cánh rừng ấy, chín khuôn mặt, chín phong khí văn chương, không phải vì đây là một con số đẹp. Mà chỉ là vì giới hạn của con người. Với một vòng tay nhỏ bé, ôm không thể trọn, giữ không thể đầy, người viết cuốn sách này không có tham vọng trình hiện, trong tác phẩm giới hạn của mình, tất cả cái khung cảnh rực rỡ tưng bừng của cả một dòng văn học.  Tác giả chỉ hy vọng, qua chín khuôn mặt và phong khí được trình bày, giới thiệu, phê bình và nhận định trong cuốn sách này, có thể làm ánh lên đâu đó cái đẹp, cái rực, cái mềm mại, cái cương ngạnh, cái bay lượn, và cái phong nhiêu, sinh động của cả một vùng trời đất, cỏ hoa, một vùng văn hoá.
 

    Những khuôn mặt, phong khí văn chương được trình bày trong cuốn sách này, dù sao, và trong một góc cạnh nào đó, cũng có thể đại diện cho những ánh sắc khác nhau của vùng văn học được khảo sát. Đó là miền Nam Việt Nam. (Còn văn học miền Bắc, trong giai đoạn này, lại là một địa vực, một bờ cõi khác, với cái khuôn mặt riêng và đặc thù của nó.) Khởi đi và được nuôi dưỡng trong hai mươi năm chiến tranh (1954-1975) trên đất đai, thổ ngơi nước Việt, rồi tiếp tục bừng nở, mang trong trái tim và lồng ngực mình tiếng đập và hơi thở của thời đại, cùng với mùi hương cuộc đời trên những hành trình lữ thứ, trong nội tâm hay ngoài Việt Nam, những nhà văn, nhà thơ Việt được giới thiệu ở đây đã tiếp tục làm lớn mạnh tiếng nói và tâm hồn dân tộc.
 

    Trong chín người được chọn này, có ba người khởi đi từ nhóm Sáng Tạo (Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên), một người từ Vấn Đề (Vũ Khắc Khoan), một người từ Bách Khoa (Võ Phiến), một người từ Giữ Thơm Quê Mẹ (Phạm Công Thiện), và ba người còn lại, từ những “phong thổ” khác nhau, là Bùi Giáng, Nguyễn Xuân Hoàng, và Nguyễn Mộng Giác. Tôi thử đặt một số tác giả trên trong một vài nhóm để chúng ta có cơ hội nhớ tưởng lại những hành trình ban đầu của họ, cái không gian viết của họ, cái tiếng nói và, phần nào, quan điểm, thái độ của những diễn đàn đó trong dòng văn chương, văn học miền Nam thời ấy. Nhưng thực ra, tất cả những tác giả nói trên đều đã sống, và mở rộng cái sống cùng cái viết mình, không chỉ trong những không gian viết ban đầu như tôi đã thử nhắc đến. Họ đã hoà lưu vào cái sống, cái viết của toàn cõi miền Nam. Rồi, sau đó, mở rộng ra, họ đã hoà lưu vào những thuỷ lưu lớn của thời đại, của thế giới, của văn chương con người.
 

    Mỗi nhà văn, nhà thơ sẽ được giới thiệu, trình bày, nhận định, đánh giá với một, hai bài viết của tác giả quyển sách này, qua những mốc thời gian khác nhau, với những dạng thể khác nhau, và từ những góc độ, tâm thế, những hoàn cảnh, tâm cảnh khác nhau. Sau đó, mỗi người lại được tiếp tục giới thiệu qua chính chữ viết, “dấu vân tay” của họ, với một hay hai bài/đoạn văn mà tác giả sách này cảm thấy là tiêu biểu cho tâm hồn, ngòi bút, và phong cách, khí chất họ. Lại có trường hợp người viết sách nhìn một tác giả như một khối đá quý, rồi đập vỡ nó ra làm nhiều mảnh để thấy những “sắc diện”, những mặt sáng, mặt cắt khác nhau. Từ đó, tất cả và mỗi tác giả được nhìn ngắm, phân tích từ những giác độ khác biệt, được nắm bắt, chiếu sáng từ những góc hình, góc quay đặc thù. Một hướng trình bày như thế, nhìn một cách nào đó, rất không truyền thống. Dù sao, hy vọng điều đó cho ta nhìn ra cái phong khí, cái “chất”, cái cốt cách tinh thần riêng của từng nhà văn, nhà thơ được khảo sát.
 

    Một vài tác giả đã từng được tác giả sách này giới thiệu trước đó nhiều năm. Và, như thế, có một vài tiểu luận được sử dụng lại ở đây. Dù sao, ngay cả đối với những bài viết này, chúng cũng được tôi xem và nhuận sắc lại, không nhiều thì ít. Được viết lại, viết thêm, được triển khai mở rộng, hoặc được kết hợp với những bài viết mới, cái nhìn mới. Tất cả lại được đặt vào một bố cục riêng của quyển sách này, với những dẫn nhập, dẫn giải mới.
 

    Mỗi người đọc có một cái nhìn riêng của mình. Mỗi người đọc có cái mã văn hoá riêng trong việc tiếp cận chữ viết và tâm hồn các tác giả mà họ đọc. Điều đó làm nên cái lấp lánh kỳ bí của không gian văn học. Nó cũng làm nên cái chiều rộng và chiều sâu diệu kỳ, uyên áo nơi không gian tâm hồn con người khi đến với các tác phẩm văn chương.
 

    Đời sống văn học, cũng như tâm hồn con người—đặc biệt, ở đây, tâm hồn người đọc—là thế. Đó là một thế giới kỳ diệu, đặc thù, và đầy ánh sắc, gam mầu, đầy hợp âm, xao động.
 

    Tôi mong cuốn sách này, dù sao, cũng có thể cho người đọc thấy được, ở những giác độ nào đó, cái khuôn mặt, cái phong cách và khí chất của những con người cầm bút được nhắc đến. Tôi mong, qua họ, người đọc có thể thấy hay cảm nhận được cái sức sống đẹp tươi và đầy màu sắc của một vùng trời đất hoa cỏ quê hương, nói riêng, và của cõi sống văn chương con người, nói chung.
 

    Cái cõi sống ấy, người viết và người đọc, ở nơi nào và thời nào, tôi tin, cũng đều muốn hướng đến. Trong đó, tất cả—người viết và người đọc, cái viết và cái đọc, cái được viết và cái được đọc—đều hạnh phúc quây quần và ca hát hạnh ngộ cùng nhau (*).

 

Bùi Vĩnh Phúc

Tustin Ranch, California,

Tháng Mười Một, 2023.

__________

Chú thích:

 

(*)  Người viết và người đọc, cái viết và cái đọc, thì rõ ràng, dễ phân biệt. Nhưng cái được viết và cái được đọc thì, có lẽ, khó phân biệt hơn. Chúng ta có thể nghĩ: cái được viết ra cũng sẽ chính là cái được đọc, cái đọc được, từ độc giả, những người đọc. Nhưng, nếu ngẫm nghĩ kỹ, đây là hai cái khác nhau. Sự khác nhau sẽ là hiển nhiên. Cái phải lưu ý là mức độ khác nhau của chúng. 

    Mỗi người viết và mỗi người đọc đều có cho mình một cái mã riêng khi bước vào “cuộc”. Cuộc viết và cuộc đọc. Cái mã rất riêng ấy được tạo nên từ tất cả những gì làm nên con người viết và con người đọc. Đặc biệt là những gì làm nên cái nét mặt tinh thần, cái dáng vẻ của tâm hồn họ. Những kinh nghiệm khác biệt trong cuộc sống, những lớp vỉa văn hoá, những phù sa của những trải nghiệm cuộc đời, sự giáo dục, sự va vấp, đụng chạm của họ, ở những góc độ, những khía cạnh và ở những hoàn cảnh, những tầng mức khác nhau, tất cả sẽ làm nên cái mã sống, nhìn, cảm và viết, đọc khác nhau. Người viết viết với sự ý thức và, có những khi, với cái vô thức của họ. Người đọc cũng đọc với cái mã riêng, từ cái kinh nghiệm sống, cùng cái cảm nhận, thức nhận, cái hiểu, và với tâm hồn, trái tim riêng của mình. Những cái viết và cái đọc như thế, có thể không đi cùng nhịp, không cùng song hành, đồng bộ. Nhưng giữa cái đọc và cái viết ấy, có sự giao thoa, chia sẻ, hoặc đồng cảm, tương đắc, tương thông ở những mức độ và khía cạnh nào đấy.

    Từ đó, cái gọi là chữ nghĩa, văn chương, được hoà quyện, thẩm thấu, đào sâu, khúc xạ, ánh xạ, loang xa, lấp lánh, và bay lên.  Và đó chính là những “phép lạ” của văn chương, văn học. Và mỗi cái viết, cái đọc rất riêng ấy, đều làm nên hạnh phúc và đớn đau riêng trong mỗi một con người.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SAN FRANCISCO – Hôm thứ Tư (8/5), một viên chức cao cấp về an ninh mạng của Hoa Kỳ cho biết, hồi tháng trước, các viên chức Hoa Kỳ đã đối mặt với chính phủ TQ tại Bắc Kinh để ‘nói cho ra lẽ’ về một chiến dịch gián điệp mạng mà các tin tặc TQ đã xâm nhập vào hàng chục tổ chức cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, theo Reuters.
HOA KỲ – Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên công khai cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Israel nếu lực lượng của họ vẫn tiếp tục đổ bộ vào Rafah, một thành phố đông đúc người tị nạn ở miền nam Gaza, vào thứ Tư 8/5, theo Reuters.
CÁO PHÓ Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Ông NGUYỄN KIM HÙNG sinh ngày 21 tháng 6 năm 1941 tại Tầm Vu, Long An, Việt Nam đã từ trần ngày 1 tháng 5 năm 2024 tại Fountain Valley, California, HƯỞNG THỌ 84 tuổi.
Các nhà khoa học đưa ra mô hình mới về ý thức trong các động vật, cho biết ngay cả côn trùng cũng có thể có nhận biết và cảm thọ. Trong một tuyên bố mới, các nhà khoa học hàng đầu cho biết có rất nhiều loài động vật có ý thức, nhiều hơn người ta trước giờ nghĩ --- trong đó có loài cá, tôm hùm và bạch tuộc.
Bộ Y tế do Hamas điều hành cho biết tổng số người chết ở Dải Gaza kể từ khi bắt đầu cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã tăng lên 34.844 người, và 78.404 người đã bị thương từ ngày 7 tháng 10
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Quân đội Đài Loan đã sẵn sàng đối phó với Trung quốc trong ngày lễ nhậm chức của Tổng thống Lại Thanh Đức. Trung quốc luôn cho Đài Loan thuộc lãnh thổ của mình, và có ác cảm với vị Tổng Thống mới. Lại Thanh Đức luôn phủ nhận yêu sách chủ quyền Đài Loan của Trung quốc, và nói rõ chỉ có người Đài Loan được quyết định về đất nước Đài Loan, ông hiện là Phó Tổng thống, và sẽ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20 tháng 5 này.
Cục Hàng không Liên bang hôm thứ Hai cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về Boeing sau khi công ty báo cáo rằng các công nhân tại một nhà máy ở Nam Carolina đã làm giả hồ sơ kiểm tra trên một số máy bay 787. Boeing cho biết các kỹ sư của họ đã xác định rằng hành vi sai trái không tạo ra "vấn đề an toàn ngay lập tức cho chuyến bay".
PARIS/LONDON – Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu (EU) sẽ tẩy chay buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống của Vladimir Putin ở Điện Kremlin vào thứ Ba (7/5), theo Reuters.
NEW YORK – Hôm thứ Hai (6/5), cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker đã bị “swatting” (cuộc gọi báo thông tin giả khẩn cấp để lính SWATT tới bao vây) vào cùng ngày ông ra làm chứng tại phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump hồi tháng trước, theo Reuters.
Báo The Hill thắc mắc, rằng vì sao nhà thờ rủ nhau tin Trump, rủ nhau bầu Trump. Một trong những bí ẩn lớn nhất của thời đại Donald Trump là tại sao rất nhiều giáo dân Cơ đốc lại có cái nhìn tích cực về Trump. Trong số 46 người từng làm tổng thống, chỉ có ba người không theo đạo Thiên Chúa. Nhưng không ai trong số 46 người - ngoại trừ Donald Trump - thường xuyên và công khai vi phạm các giáo lý cơ bản của Cơ đốc giáo.
Theo kế hoạch của NASA, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams sẽ bay vào không gian bằng phi thuyền Starliner của Boeing. Quá trình phóng Starliner sẽ diễn ra ở Trung Tâm Không Gian Kennedy (Kennedy Space Center) vào tối mai, vào lúc 22:34 ngày thứ Hai giờ địa phương Florida (03:34 BST thứ Ba). Đây cũng là bước quan trọng cuối cùng dành cho Starliner, nhằm thử nghiệm phi thuyền mới và đưa hai phi hành gia đến Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS) trong khoảng một tuần.
Hôm nay, Dân biểu Michelle Steel đã đưa ra tuyên bố sau sau khi Ban Giám sát L.A. đặt tên ngày 30 tháng 4 năm 2024 là “Ngày Jane Fonda”. Trong 49 năm qua, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là “Tháng Tư Đen”, đánh dấu ngày Sài Gòn, thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa cũ, rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Có tới 2 triệu thường dân Việt Nam vô tội đã thiệt mạng trước khi thất thủ, và thêm 2 triệu người phải chạy trốn sự tàn bạo của chế độ cộng sản sau đó. Hơn 2,7 triệu lính Mỹ đã phục vụ trong Chiến tranh, trong đó hơn 300.000 người bị thương và hơn 58.000 người thiệt mạng.
MEXICO CITY – Hôm Chủ Nhật (5/5), một viên chức địa phương cho biết, phụ huynh của các vận động viên lướt sóng Hoa Kỳ và Australia, được cho là đã bị giết ở miền bắc Mexico, đã đến để nhận diện thi thể, theo Reuters.
CAIRO – Hôm Chủ Nhật (5/5), 3 binh lính Israel đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn do Hamas tiến hành ở gần thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza; Israel cũng đã tấn công đáp trả, giết chết ít nhất 19 người Palestine, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.