Hôm nay,  

Tục lệ Trick-Or-Treat ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?

27/10/202300:00:00(Xem: 960)

Trick or treat
Trò “treat-or-trick” diễn ra trong mỗi dịp lễ Halloween. Trẻ em mặc trang phục hóa trang và đến gõ cửa từng nhà để xin kẹo. Nhiều nhà sẽ chuẩn bị kẹo để phát cho chúng. Nó cũng được xem như món quà may mắn cho trẻ em khi đến nhà chơi. (Nguồn: Healthpark Pediatric.)
 
Hàng năm vào ngày 31 tháng 10, khắp phố phường văng vẳng tiếng gõ cửa của những đứa trẻ mặc trang phục hóa trang, hai tay dang rộng với một chiếc túi đang mở để lấy kẹo cùng tiếng hô “trick-or-treat.” Trong thời hiện đại, trò “trick-or-treat” (cho kẹo hay bị ghẹo) hầu như đã trở thành một truyền thống Halloween thiêng liêng ở Hoa Kỳ.
 
Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng nguồn gốc của việc trẻ em đi xin đồ ăn hàng xóm có thể bắt nguồn từ các dịp lễ cổ xưa của người Celtic, hoặc thậm chí là một phong tục Giáng Sinh đã thất truyền từ lâu. Và bản thân cụm từ “trick-or-treat” đã có từ những năm 1920, khi những trò đùa Halloween từng khiến nhà nhà lo lắng hồi hộp.
 
Nguồn gốc của Halloween
 
Halloween được cho là đã có từ hơn 2,000 năm trước kể từ Samhain, một ngày đầu năm mới của người Celtic rơi vào ngày 1 tháng 11. Theo truyền thuyết, thì ác quỷ, thần tiên và linh hồn của người đã khuất sẽ xuất hiện trên Trái Đất vào đêm hôm trước. Đây cũng là thời điểm mà ranh giới giữa các thế giới của người sống và người chết trở nên mong manh, mờ nhạt nhất.
 
Người Celt đốt lửa và bày những món quà là đồ ăn thức uống với hy vọng linh hồn những người đã khuất trong năm qua sẽ dành sự ưu ái cho mình. Họ cũng cải trang để các linh hồn không nhận ra họ.
 
Vào thế kỷ thứ bảy, Samhain đã được đổi thành Ngày lễ Các thánh (All Saints’ Day) hoặc Ngày lễ Thiêng liêng (All Hallows’ Day) khi các nhà lãnh đạo Cơ Đốc Giáo cùng chọn các ngày lễ ngoại giáo. Nhưng đêm trước đó vẫn tiếp tục được tổ chức với lửa trại, trang phục và diễu hành dưới cái tên mới Đêm trước Lễ các Thánh (All Hallows' Eve) – sau này là “Halloween.”
 
Rồi những người nhập cư Châu Âu đã mang Halloween đến Hoa Kỳ, và lễ kỷ niệm này trở nên phổ biến vào những năm 1800, khi làn sóng nhập cư của người Mỹ gốc Ireland bùng nổ. Phong tục và tín ngưỡng dân gian của họ hòa nhập với các truyền thống nông nghiệp hiện có, có nghĩa là Halloween mang tính huyền bí nhưng vẫn dựa trên nền tảng của vụ thu hoạch mùa thu. Qua nhiều năm, ngày lễ này đã trở thành thời điểm để trẻ em hóa trang thành những hồn ma mà tổ tiên chúng từng sợ hãi.
 
Tục lệ “Trick-or-treat” đã trở thành truyền thống như thế nào?
 
Nhưng làm thế nào mà những truyền thống đó của người Celt lại phát triển thành trò “trick-or-treat,” một trong những trò để trẻ em vui vầy với các bộ trang phục và kẹo – chứ không phải để được an toàn, khỏi bị các linh hồn đeo bám?
 
Theo ấn bản thứ năm của ‘Holiday Symbols and Customs,’ ngay từ thế kỷ 16, ở Anh đã có phong tục là những người nghèo sẽ đi ăn xin vào Ngày lễ Các Linh Hồn (All Souls’ Day), để rồi cuối cùng trẻ em cũng đã tiếp nối phong tục này. Vào thời đó, việc tặng trẻ em những chiếc bánh có hình thánh giá ở trên, gọi là “bánh linh hồn,” để đổi lấy những lời cầu nguyện là điều phổ biến.
 
Lisa Morton, tác giả của ‘Trick or Treat: A History of Halloween,’ đã tìm ra một trong những đề cập sớm nhất về ngày lễ Halloween điển hình trong bức thư của Nữ hoàng Victoria về việc tổ chức Halloween quanh đống lửa trại ở Scotland vào năm 1869.
 
Trong thư có viết rằng, “Sau khi được mang đi vòng quanh Lâu đài, những ngọn đuốc được ném thành một đống lớn ở góc phía tây nam, rồi được thêm vào bằng các vật liệu dễ cháy khác cho đến khi nó tạo thành một đống lửa lớn và cháy rực rỡ. Người người vây xung quanh, cùng những điệu nhảy sôi nổi.”
 
Morton viết rằng những người thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ thường nóng lòng muốn bắt chước những người anh em họ người Anh của mình, điều này giải thích cho một câu chuyện ngắn năm 1870 miêu tả Halloween là một ngày lễ ở Anh được trẻ em tổ chức bằng bói toán và các trò chơi để giành giải thưởng.
 
Tuy nhiên, Morton viết rằng trò “trick-or-treat” có thể là một truyền thống mới xuất hiện sau này, và đáng ngạc nhiên là nó có thể được lấy cảm hứng từ Lễ Giáng Sinh.
 
Vào thế kỷ 18 và 19, một phong tục Giáng Sinh phổ biến được gọi là ‘belsnickling’ ở các khu vực phía đông của Hoa Kỳ và Canada, tương tự như trò “trick-or-treat”: những nhóm người tham gia sẽ mặc trang phục hóa trang và đi từ nhà này sang nhà khác để thực hiện các mẹo nhỏ để đổi lấy thức ăn và đồ uống. Một số người ‘belsnickler’ thậm chí còn cố tình dọa mấy đứa nhỏ rồi hỏi chúng có ngoan không để được thưởng. Và theo một số mô tả khác, nhà nào bị gõ cửa thì người ra mở cửa sẽ phải đoán danh tính của những người hóa trang ghé đến, nếu không đoán ra thì sẽ phải đưa đồ ăn cho họ.
 
Vào thế kỷ 19, “trick” – những hành động như rung cửa sổ và buộc cửa đóng lại – thường được tạo ra để trông như thể các thế lực siêu nhiên đã ‘ra tay.’ Một số người tặng kẹo như một cách để bảo vệ nhà mình khỏi những kẻ chơi khăm – những người này có thể phá hoại bằng cách tháo rời thiết bị nông trại và lắp ráp lại trên sân thượng. Vào đầu thế kỷ 20, một số chủ nhà thậm chí đã bắt đầu phản kháng và các nhà lập pháp khuyến khích cộng đồng kiểm soát trẻ em bằng những trò vui lành mạnh.
 
Những trò phá bĩnh này có thể đã dẫn đến việc sử dụng cụm từ “trick-or-treat.” Barry Popik, một nhà nghiên cứu về lịch sử và nguồn gốc của các từ, đã tìm ra cách sử dụng sớm nhất của cụm từ này liên quan đến Halloween trong một bài báo trên tờ Alberta năm 1927, đưa tin về những kẻ chơi khăm tới nhiều nhà để đòi “cho kẹo hay bị ghẹo.”
 
Tục lệ “trick-or-treat” trở nên phổ biến như thế nào?
 
“Trick-or-treat” trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ sau Thế Chiến II, khi chế độ chia khẩu phần theo định mức kết thúc và kẹo để sẵn có trở lại. Sự phát triển nhanh chóng của các khu dân cư ngoại ô, nơi trẻ em có thể đi lại từ nhà này sang nhà khác dễ dàng hơn bao giờ hết, cũng thúc đẩy truyền thống này phát triển.
 
Vào những năm 1950, hình ảnh và các hoạt động buôn bán liên quan đến Halloween bắt đầu phổ biến rộng rãi, và ngày lễ này trở nên mang tính tiêu dùng hơn. Trang phục cũng rất đa dạng, từ những bộ đơn giản, tự chế bắt chước ma và cướp biển, đến những bộ được sản xuất hàng loạt mô phỏng theo các nhân vật truyền hình và điện ảnh được yêu thích.
 
Khi mức độ phổ biến của trò “trick-or-treat” ngày càng tăng, người ta nhận thấy việc phát những cục kẹo được gói riêng lẻ dễ dàng hơn nhiều so với táo, các loại hạt và đồ ăn vặt tự làm. Lần đầu tiên kẹo xuất hiện tại các bữa tiệc Halloween ở Hoa Kỳ là vào những năm 1800, dưới dạng kẹo bơ cứng; còn giờ đây, kẹo đã được định nghĩa như món để “treat.”
 
Đến giữa thế kỷ 20, các trò Halloween cũ đã không còn. Trẻ em chỉ muốn kẹo và nhà nào muốn cho kẹo sẽ bật đèn, nhà nào không muốn cho kẹo thì tắt hết đèn.
 
Nhưng ngay cả khi Halloween đã trở thành một hoạt động lành mạnh cho cả gia đình, những câu chuyện truyền miệng vào những năm 1960 đã làm dấy lên mối lo ngại rằng việc trẻ em lấy kẹo từ người lạ có thực sự an toàn không. Thật khó để truy tìm nguồn gốc của những câu chuyện như trong táo có dao lam, hay kẹo có tẩm ma túy. Vào năm 1964, một bà nội trợ ở New York đã khiến mọi người ‘hoảng hồn’ sau khi đưa cho trẻ em những gói bánh quy dành cho chó, có tẩm thuốc diệt kiến và kẹp bùi nhùi kim loại; lý do là bà tưởng những đứa trẻ chơi trò trick-or-treat đã đủ lớn để nhận biết.
 
Vụ đó đã dẫn đến các chương trình giáo dục dạy trẻ em nếu nhận được những món ăn chưa được đóng gói thì hãy vứt bỏ, nếu muốn ăn thì ăn những loại kẹo thương mại có vỏ bọc đàng hoàng. Vậy là các nhà sản xuất kẹo vô tình được hưởng lợi.
 
Sự bùng nổ kẹo của Halloween
 
Kể từ khi trào lưu trick-or-treat rộ lên sau Thế Chiến II, sô-cô-la là món đồ ngọt được ưa chuộng nhất để phân phát cho trẻ em trong dịp này. Đến năm 2009, Halloween đã trở thành ngày lễ hàng đầu ở Hoa Kỳ về doanh số bán sô-cô-la và con số đó vẫn tiếp tục tăng.
 
Haloween đã trở thành ngày lễ thương mại lớn thứ hai của Hoa Kỳ và theo National Retail Federation, năm nay người Mỹ dự kiến sẽ chi khoảng 3 tỷ MK cho kẹo Halloween. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất có Reese’s Peanut Butter Cups, nhà phân phối toàn quốc Candy Store cho biết đây là loại kẹo Halloween được yêu thích nhất ở Mỹ.
 
Kẹo bắp (candy corn), được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1880, vẫn là một món cổ điển, dù nó luôn được xếp hạng là món ăn Halloween ít được yêu thích nhất ở Mỹ. Theo National Confectioners Association, khoảng 35 triệu pound kẹo hình nón màu cam, vàng và trắng được sản xuất mỗi năm, phần lớn được bán cho dịp Halloween.
 
Vào năm 2020, doanh số bán bánh kẹo đã giảm do các hạn chế về COVID-19. Nhưng bây giờ, trẻ em Hoa Kỳ sẽ lại được xuống đường để xin hàng xóm bánh kẹo và thậm chí có thể chơi một số trò đùa vui vẻ như xưa.

Cung Đô sưu tầm/biên dịch
Nguồn: “The history of trick-or-treating, and how it became a Halloween tradition,” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cục Hàng không Liên bang hôm thứ Hai cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về Boeing sau khi công ty báo cáo rằng các công nhân tại một nhà máy ở Nam Carolina đã làm giả hồ sơ kiểm tra trên một số máy bay 787. Boeing cho biết các kỹ sư của họ đã xác định rằng hành vi sai trái không tạo ra "vấn đề an toàn ngay lập tức cho chuyến bay".
Báo The Hill thắc mắc, rằng vì sao nhà thờ rủ nhau tin Trump, rủ nhau bầu Trump. Một trong những bí ẩn lớn nhất của thời đại Donald Trump là tại sao rất nhiều giáo dân Cơ đốc lại có cái nhìn tích cực về Trump. Trong số 46 người từng làm tổng thống, chỉ có ba người không theo đạo Thiên Chúa. Nhưng không ai trong số 46 người - ngoại trừ Donald Trump - thường xuyên và công khai vi phạm các giáo lý cơ bản của Cơ đốc giáo.
Michigan: Các sinh viên biểu tình đoàn kết với Gaza đã phất cờ cờ và khắn vấn đầu keffiyeh của Palestine, đồng thời hô vang các khẩu hiệu phản chiến trong lễ ra trường của Đại học Michigan hôm thứ Bảy. Video trên mạng xã hội cho thấy các sinh viên mặc trang phục tốt nghiệp và hô vang: “Bom Israel, UMich trả tiền!” và "Hôm nay bạn đã giết bao nhiêu đứa trẻ [Palestine]?"
Người cư sĩ tại gia có khả năng phát huy đạo đức cao thượng, từ từ bước lên nấc thang thánh vị, qua việc trì giữ giới luật: Năm Giới, Tám Giới, Mười Giới và Bồ Tát Giới Tại Gia. Chính những giới này giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa nghiệp xấu, vun trồng tâm lành để hiện tại và mai sau có được cuộc sống an vui, lợi mình, lợi người. Kính mời quý Phật tử phát tâm về Chùa Hương Sen thọ giới, nhận giới và giữ giới.
Một người đàn ông ở California đã bị đại bồi thẩm đoàn liên bang ở Atlanta (Georgia) truy tố về tội đe dọa Biện lý quận Fulton Fani Willis vì Willis đã truy tố cựu Tổng thống Donald Trump, theo Bộ Tư pháp cho biết hôm thứ Sáu trong một thông cáo. Marc Shultz, 66 tuổi, ở Chula Vista, California, xuất hiện lần đầu vào thứ Năm tại tòa án liên bang ở San Diego. Theo thông cáo báo chí, y bị truy tố vào ngày 24 tháng 4 và sẽ bị buộc tội ở Atlanta vào tháng 6.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles tại trụ sở Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Hawaii. Hai bên đã thảo luận các cách để tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng song phương, bao gồm thông qua hiệp ước AUKUS về Vũ khí dẫn đường và vật liệu nổ của Australia và của Anh quốc, nhằm tăng cường khả năng sản xuất vũ khí dẫn đường của Australia.
Cầm trên tay một chiếc túi xách có tất cả những điểm đặc trưng của mẫu túi xách Chanel cổ điển: lớp da chần bông sang trọng, phụ kiện vàng lấp lánh, đường khâu tinh tế. Chỉ có một số chi tiết nhỏ khác lạ. Zekrayat Husein nhận xét khi nghiên cứu chiếc túi qua kính hiển vi: “Phần da quá cân đối, và kích thước của mỗi hạt trang trí rất đồng đều.” Bà cho hay, đó là một món đồ giả có chất lượng tốt, nhưng chẳng có giá trị gì khi so với một chiếc Classic Flap chính hiệu từ Chanel giá 11,000 Mỹ Kim.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã phát hiện 15 khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc bay lượn trên eo biển Đài Loan hôm thứ Năm. Theo thông báo, 4 trong số các vật thể được phát hiện đã vi phạm không phận phía trên hòn đảo tranh chấp.
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.