Hôm nay,  

Vì Sao Ta Bị Say Sóng? Làm Sao Để Vượt Qua?

28/04/202300:00:00(Xem: 4191)
 
say sóng
Say sóng xảy ra khi não bộ bắt đầu bị mâu thuẫn khi giải quyết các tín hiệu mà nó nhận được từ các bộ phận của cơ thể. (Nguồn: pixabay.com)
 
Trải nghiệm đầu tiên của Giảng sư James Phillips với chứng say sóng là khi ông vẫn còn là một sinh viên đại học, đứng ở phần đuôi một con tàu nghiên cứu hải dương để xem những thứ thú vị được nạo vét từ đáy biển ngoài khơi bờ biển California. Đó là một chuyến đi trong ngày, trời thì đẹp và biển thì êm. Ông không để ý đến sự dập dềnh nhẹ nhàng của con tàu, mà chỉ tập trung vào bùn và các sinh vật trên chiếc bàn trước mặt.
 
Rồi thì ông bắt đầu cảm thấy người nóng ran và chảy nước miếng. Ông cảm thấy kiệt sức, mặc dù tối hôm trước đã ngủ ngon và đủ giấc. Những đợt buồn nôn dữ dội kéo tới, và ông bắt đầu nôn mửa. Chiều hôm đó dài như vô tận. Khi trở lại bờ, chàng sinh viên Phillips vẫn còn cảm thấy thân thể mình dường như đang ‘đu đưa.’ Mãi đến ngày hôm sau, mọi thứ mới bình thường trở lại.
 
Nhớ lại thì đây là một trường hợp điển hình cho một cơn say sóng. Ông đã tập trung vào môi trường tức thời của mình – cái bàn đầy các mẫu vật đại dương – ổn định về mặt thị giác. Mắt ông không biết rằng trên thực tế, những cơn sóng vỗ vào tàu khiến cho con tàu di chuyển, và cơ thể ông cũng di chuyển theo tàu, lên, xuống và sang hai bên. Nhưng tai trong đã báo hiệu tất cả chuyển động này đến não. Các tín hiệu cảm giác từ các cơ và khớp trên cơ thể cung cấp các thông tin trái chiều giữa phần hình ảnh đầu vào từ mắt và phản hồi về sự cân bằng từ máy dò chuyển động của tai trong.
 
Nói tóm lại, các giác quan trên cơ thể đang xung đột với nhau. Cơ thể vốn đã quen thuộc với cách các giác quan thường kết hợp một cách thống nhất với nhau để gửi thông tin cho não bộ. Lúc này đây khi các thông tin không thống nhất, bộ não sẽ nhận ra có điều gì đó không ổn, nó có thể cho rằng ông đang bị ngộ độc hoặc mắc bệnh, và nó sẽ cố gắng làm gì đó để cứu lấy ông. Kết quả là, có vẻ việc làm rỗng dạ dày và buộc cơ thể phải nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe được bộ não cho là giải pháp hoàn hảo.
 
Đối với Phillips, sự kiện này mở đầu cho một đời nghiên cứu hệ thống tiền đình, đó là các cấu trúc và chức năng của tai trong và não cho phép chúng ta duy trì định hướng và ổn định trong không gian. Trong phòng thí nghiệm, ông và các đồng nghiệp tái tạo các loại chuyển động phức tạp này và các đầu vào cảm giác xung đột với nhau, để nghiên cứu cách bộ não sử dụng chúng trong quá trình phát triển, trong các hành động bình thường của người trưởng thành và trong bệnh tật. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra phương pháp điều trị cho những người bị tàn tật do bị mất hoặc gián đoạn các giác quan.
 
Khi xảy ra xung đột trong một hệ thống ổn định và tình huống bất thường
 
Bất kỳ môi trường chuyển động nào cũng có thể gây ra chứng say sóng. Nó thường không phải do bệnh tật hoặc bệnh lý. Thay vào đó, chứng say sóng là kết quả của việc hệ thống thần kinh của chúng ta đang hoạt động cố gắng sử dụng hết khả năng, dựa trên những gì nó đã học được trong đời.
 
Khi giải quyết các thông tin giác quan và tạo ra các mệnh lệnh vận động, bộ não liên tục theo dõi và điều chỉnh các thông tin đầu vào và đầu ra để thực hiện các nhiệm vụ sinh hoạt một cách hiệu quả. Thí dụ, để nhìn rõ khi quay đầu, não sẽ ra lệnh cho mắt di chuyển ngược lại sao cho cân bằng với chuyển động của đầu. Nó dựa trên phản hồi từ các cảm biến ở tai trong, tập trung vào sự cân bằng. Bộ não liên tục theo dõi tập tính phản xạ này, liên tục điều chỉnh để đảm bảo rằng chuyển động của mắt và đầu ăn khớp với nhau.
 
Hiệu quả của hệ thống này dựa trên kinh nghiệm và kết quả, và nó hoạt động rất nhịp nhàng. Nó giúp chúng ta phối hợp các chuyển động và duy trì thăng bằng tốt hơn, đồng thời giúp ta phục hồi lại sau khi bị mất cân bằng và mất phương hướng do chấn thương, bệnh tật và khi già đi.
 
Nhược điểm của quá trình này là hệ thống thần kinh không chuẩn bị cho những thứ mà nó không quen thuộc hay không có kinh nghiệm giải quyết. Điều này giải thích một phần lý do tại sao các phi hành gia cảm thấy buồn nôn trong quá trình thích nghi với tình trạng không trọng lượng, tại sao các thủy thủ bị say sóng và tại sao ta có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi ngồi xem phim trên iPad ở ghế sau xe hơi đang chạy, hoặc chơi trò chơi điện tử thực tế ảo nhập vai. Và như vậy, một người bị say sóng có nghĩa là bộ não của người đó đang cố gắng hết khả năng để thích nghi với những hoạt động và kỹ năng của nó trong một môi trường mà nó cho là “lạ lẫm.”
 
Những thay đổi trong đời
 
Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bị say sóng. Trẻ càng lớn càng dễ bị say sóng vì đã hình thành các mối quan hệ điển hình giữa các giác quan khác nhau.
 
Khi bước vào tuổi trưởng thành, khả năng say sóng thường giảm đi. Ở người cao niên, những thay đổi như mất tế bào thụ thể ở tai và mắt, thủy tinh thể của mắt bị mờ hoặc mất chức năng ở các dây thần kinh ngoại vi, có thể khiến cho chứng say sóng tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, thường thì tỷ lệ say sóng ở người cao niên khỏe mạnh sẽ giảm.
 
Giải quyết bệnh say sóng
 
Nếu quý vị bị say sóng, có một số cách giúp quý vị cảm thấy tốt hơn.
 
Đầu tiên là giải quyết mâu thuẫn thông tin giác quan trong tình huống của quý vị. Nhìn vào một chỗ hoặc điểm nào đó ổn định trên mặt đất – chẳng hạn như tập trung nhìn vào bờ biển hoặc đường chân trời nếu quý vị đang ở trên thuyền, hoặc ngồi trên xe thì chuyển lên ghế trước và nhìn ra ngoài cửa xe vào một điểm nào đó trước mắt. Cách này sẽ giúp não bộ canh chỉnh lại các thông tin giữa mắt và tai trong. Một số người thường nhắm mắt lại khi bị say sóng vì cho là không thấy sẽ giúp cho họ, nhưng điều này sẽ càng làm cho não bộ hoang mang hơn, tạo say sóng hơn nữa.
 
Cách thứ hai là giảm thông tin gây ra xung đột. Có một số loại thuốc hoạt động bằng cách ức chế thông tin tiền đình ở tai trong và những loại khác thay đổi cách giải quyết thông tin giác quan tập trung trong não.
 
Quý vị cũng có thể thử ngăn chặn đầu ra của xung đột này. Về cơ bản, có thể phá những nỗ lực của hệ thống thần kinh trung ương nhằm ‘cứu’ cơ thể bằng cách làm gián đoạn các cơ chế tạo ra phản ứng nôn mửa. Uống thuốc chống buồn nôn làm giảm cảm giác buồn nôn mà không cần phải giải quyết những xung đột giác quan.
 
Cách cuối cùng là thích nghi, thông qua kinh nghiệm lặp đi lặp lại, với nhiều tình huống mới lạ. Nếu cố gắng kiên trì, não bộ sẽ học thích nghi với trạng thái mới, và cho phép ta hoạt động với ít triệu chứng khó chịu hơn trong môi trường mới. Thí dụ, NASA đang phát triển các biện pháp để giúp các phi hành gia chuyển từ trạng thái chịu trọng lực của Trái Đất sang môi trường không trọng lực ngoài không gian nhanh hơn và ít bị các triệu chứng say sóng hơn.
 
Những nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp mở rộng phạm vi môi trường mà con người có thể hoạt động để khám phá, và cuối cùng là sống trong những thế giới mà đối với chúng ta hiện nay vẫn còn mới mẻ và lạ lẫm.
 
Việt Báo phỏng dịch
Nguồn: Bài của James Phillips, Giảng sư Nghiên cứu về Head and Neck Surgery, và là Giám đốc Dizziness and Balance Center của UW Medicine, Trường Washington. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một câu hỏi thường trực trong tâm trí người tiêu dùng là: “Nên chọn rau củ quả tươi hay đông lạnh?” Trái với quan niệm phổ biến cho rằng đồ đông lạnh chưa ít chất dinh dưỡng hơn đồ tươi, các nghiên cứu khoa học và nhiều chuyên gia lại cho thấy một bức tranh khác, phức tạp và thú vị hơn nhiều. Một nghiên cứu đã so sánh giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thực phẩm như bắp, cà rốt, bông cải xanh (broccoli), rau cải bó xôi (spinach), các loại đậu, đậu xanh, dâu tây (strawberries) và dâu xanh (blueberries) ở hai dạng đồ tươi và đồ đông lạnh. Kết quả cho thấy lượng vitamin trong rau củ quả đông lạnh “tương đương hoặc thậm chí cao hơn” so với rau củ quả tươi. Các nghiên cứu khác cũng xác nhận rằng sự khác biệt lớn về hàm lượng dinh dưỡng giữa hai loại thực phẩm này chỉ xảy ra khi rau củ quả tươi bị mất dưỡng chất sau vài ngày để trong tủ lạnh.
Đi bộ là một trong những hình thức vận động đơn giản và phổ biến nhất để giữ sức khỏe. Thế nhưng, chỉ cần thử bước lùi vài bước, lợi ích thậm chí còn nhiều hơn. Đi bộ kiểu ngược về phía sau, đi lùi, hay còn gọi là “retro walking,” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và thể thao. Không chỉ giúp cải thiện thăng bằng, phương pháp này còn kích thích những nhóm bắp thịt ít được sử dụng và thậm chí còn có tác dụng tích cực đến não bộ.
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Dopamine, thường được mệnh danh là “hormone hạnh phúc,” từ lâu đã được xem như nguồn cơn của những cảm xúc vui vẻ, phấn khởi sau những lần mua sắm thỏa thích hay thưởng thức một tô phở ngon lành. Sự quan tâm đối với dopamine được thể hiện rõ ràng qua hàng ngàn clip trên TikTok, mọi người chia sẻ cách điều chỉnh dopamine, từ việc tìm cách tăng cường hoặc hạn chế dopamine hàng ngày, cho đến các khái niệm như “cao trào dopamine” (dopamine rushes), “thiếu hụt dopamine” (dopamine withdrawals), “cai dopamine” (dopamine fasts), hay “tái thiết lập dopamine” (dopamine resets).
Trong cuộc sống tất bật hàng ngày để mưu sinh, có người luôn thấy mình không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Thậm chí có người làm ‘đầu tắt mặt tối’ cả đời mà vẫn không thấy đủ. Họ muốn có thêm thì giờ để làm những việc mình thích. Nhưng khổ nỗi, mỗi ngày chỉ có 24 giờ, mỗi năm chỉ có 12 tháng, và những người sống hơn 100 tuổi thì chẳng có mấy ai? Tuy nhiên, làm việc nhiều quá sẽ dễ đưa tới căng thẳng về thể chất và tinh thần để rồi kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực, mà trong đó có việc sút giảm năng suất lao động và bệnh hoạn. Những nghiên cứu của y học ngày nay đã cho chúng ta thấy điều đó và khuyên con người nên có thì giờ cho sự nghỉ ngơi và giải trí.
Với lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay, ngày nay chúng ta thường có xu hướng đọc lướt để tiếp nhận nội dung nhanh chóng. Nhưng các chuyên gia nghĩ gì về thói quen đọc này—và liệu bạn có nên thay đổi cách đọc của mình?
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nhánh hành pháp liên bang, với vai trò đứng đầu Bộ Tư pháp (DOJ) và chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Nhưng công việc cụ thể của bộ trưởng tư pháp là gì?
Cháy rừng khiến khói lửa bao trùm bầu trời Los Angeles trong khi lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa. Những trận hỏa hoạn kinh hoàng đã càn quét qua khu vực, thiêu rụi hơn 10,000 công trình, phần lớn là nhà dân, biến nhiều khu vực như Pacific Palisades, Altadena, Pasadena và các cộng đồng khác ở California chỉ còn lại hoang tàn. Khi lệnh sơ tán được gỡ bỏ và người dân bắt đầu trở về nhà, một mối nguy hiểm khác đang rình rập và đe dọa mọi người: ô nhiễm nguồn nước uống. Điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra rằng hệ thống cung cấp nước uống có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng cùng nguy cơ các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào nguồn nước.
Số người đọc sách để cho vui có vẻ đã và đang sút giảm dần. Năm mươi phần trăm (50%) người lớn tuổi tại Anh Quốc nói rằng họ không đọc sách thường xuyên (tăng 42% từ năm 2015) và hầu hết mọi người ở lớp tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ chưa bao giờ đọc sách, theo nghiên cứu của The Reading Agency cho biết. Nhưng điều đó ngụ ý gì? Sự ưa thích của con người đối với việc xem video thay vì đọc văn bản có ảnh hưởng tới não bộ hay sự tiến hóa của chúng ta không? Những người đọc sách giỏi thực sự có cấu trúc não bộ gì? Nghiên cứu mới của Mikael Roll, một giáo sư âm vị học của Đại Học Lund University, Thụy Điển, được in trong tạp chí Neuroimage, đã tìm ra câu trả lời cho những điều đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.