Hôm nay,  

Vầng Trăng và Tiếng Đàn của Cung Tiến

24/06/202200:00:00(Xem: 4605)
Bia truoc Nguyet Cam
 
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? 
 
Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
 
Vầng Trăng
 
Nhạc sĩ Cung Tiến trích bốn câu thơ trong bài “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu, để làm lời dẫn nhập; tuy nhiên câu mở đầu của bài hát “Đêm mùa trăng úa, làm vỡ hồn ta” lại gợi nhớ đến, bên cạnh trăng của Xuân Diệu còn có trăng Bùi Giáng, và của Hàn Mặc Tử.
 
Mùa nào thì trăng úa? Màu trăng úa thì như thế nào, có giống như màu lá thu? Cụ Bùi Giáng có bài thơ hỏi người em nào đó:
 
Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
 
Lý Bạch bảo rằng không. Bởi vì người bây giờ nhìn thấy trăng nhưng trăng bây giờ không phải là trăng của ngàn năm trước.  
 
Kim nhân bất kiến cổ thời nguyệt,
Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân.
(Bả Tửu Vấn Nguyệt – Lý Bạch)
 
Trăng thuở trước người nay chẳng thấy,
Trăng thời nay từng chiếu người xưa.
(Chi Điền Hoàng Duy Từ dịch)
 
Tôi nghĩ đến Hàn Mặc Tử một phần vì Hàn thi sĩ có vô số câu thơ về trăng. Câu hát, “đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta” mang tôi đến với đoạn thơ sau đây.
 
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.
Không một tiếng gì nghe động chạm.
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng
(Đà Lạt Trăng Mờ)
 
Và, cũng vì Hàn Mặc Tử có bài thơ “Đàn Nguyệt” nói về một người kỹ nữ mười lăm tuổi.
 
 
Bạc mệnh đàn chơi đau nửa kiếp
Đồng tâm tơ buộc chặt quanh năm.
(Đàn Nguyệt)
 
Nhạc sĩ Cung Tiến đã dùng rất nhiều từ như “trăng Tầm Dương,” “lệ ngân,” “nương tử,” “chết theo nước xanh,” trong bài thơ của Xuân Diệu. Đúng là ông viết nhạc cho bài thơ Nguyệt Cầm, nhưng ông chọn bài thơ này để phổ nhạc bởi vì tâm hồn ông thấm đẫm cái đẹp của tiếng đàn cổ trong ánh trăng xưa qua những câu thơ Đường. Trong bài Hương Xưa ông đã viết:
 
Lời Đường Thi nghe vẫn rền trong sương mưa
Dù có bao giờ lắng men đợi chờ
Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ
Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó.
 
Tiếng Đàn
 
Nhị hồ và nguyệt cầm đều là loại đàn cổ của người Việt. Nhị hồ là đàn nhị, hay đàn cò, dây đàn làm bằng tơ được kéo bằng cây cung như vĩ cầm. Nguyệt cầm là đàn nguyệt hay đàn kìm. Đàn nguyệt và đàn tì bà khá giống nhau, như hai chị em. Cả hai loại, đàn nguyệt và tì bà, ngày xưa đều dùng dây tơ. Đàn tì bà có hộp âm thanh bằng gỗ hình bầu dục trong khi đàn nguyệt hình tròn như mặt trăng. Cần của đàn nguyệt dài ngắn khác nhau. Tiếng đàn nhị nghe réo rắt có khi ai oán gần giống với vĩ cầm. Tiếng đàn nguyệt trầm hơn, giọng buồn một nỗi buồn đã lắng lại, không còn nước mắt, chỉ còn âm vang.
 
Theo nhạc sĩ Trần Văn Khê, Thúy Kiều đã dùng đàn nguyệt khi lần đầu khảy đàn cho Kim Trọng nghe. “Trên hiên treo sẵn cầm Trăng.” Hai câu 1245 và 1246 trong Kiều cũng nói đến tiếng đàn hòa với ánh trăng.
 
Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
 
Khoảng cách sáng tác của Hương Xưa (1957) và Nguyệt Cầm có lẽ không xa nhau lắm bởi vì cả hai cùng hướng sự chú ý đến tiếng đàn nguyệt và một vài địa danh trong thơ Đường. Bản dịch Tì Bà Hành của cụ Trần Trọng Kim được tóm tắt như sau:
 
Năm Nguyên Hòa thứ mười, Bạch Cư Dị bị giáng chức, trở thành Tư Mã Giang Châu. Mùa thu năm sau khi tiễn khách ở bến sông Bồn ông nghe tiếng đàn tì bà vọng từ một chiếc thuyền. Tiếng đàn điêu luyện khiến ông tò mò hỏi chuyện. Người đàn là một kỹ nữ, trước kia ở Trường An. Bây giờ tuổi già, nhan sắc phai tàn, chịu làm vợ của một người lái buôn thường ngược xuôi sông nước. Ông đặt tiệc, yêu cầu người kỹ nữ đàn hát. Người kỹ nữ kể lại câu chuyện cuộc đời thăng trầm của bà khiến Bạch Cư Dị cảm thương thân phận bị lưu đày nơi xứ lạ của ông mà viết nên bài thơ dài.
Bạch Cư Dị vừa có tài làm thơ lại rất am hiểu về đàn. Ngay câu mở đầu ông đã nhắc đến bến Tầm Dương.
 
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt
Chủ nhơn hạ mã khách tại thuyền
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền.
 
Đêm đưa khách bến Tầm Dương,
Gió thu sàn sạt lá vàng bông lau.
Người xuống ngựa khách đón chào
Rượu kèo muốn uống, có đâu sáo đàn.
(Trần Trọng Kim dịch)
 
Bài thơ dài này có nhiều câu người đời hay nhắc nhở. Nếu bạn đọc ở đâu đó về cụm từ “vô thanh thắng hữu thanh” thì nó được trích từ trong bài thơ này.
 
Biệt hữu u sầu ám hận sinh,
Thử thời vô thanh thắng hữu thanh.
 
Lắng nghe sầu oán ngổn ngang
Bây giờ lặng lẽ lại càng hay hơn.
(Trần Trọng Kim dịch)
 
Nhạc sĩ Cung Tiến, khi phổ nhạc bài thơ Nguyệt Cầm phải chăng ông đang nghĩ đến nỗi buồn ly hương của ông? Năm 1957-63 Cung Tiến đang du học ở Úc. Bên cạnh bến Tầm Dương ông còn nhắc đến một địa danh khác ở Trung Hoa rất phổ biến trong thơ Đường, đài Cô Tô.
 
Trăng lạnh
 
Trăng nhập vào đàn. Tiếng đàn lạnh theo ánh trăng. Bên cạnh Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh, Xuân Diệu trong Lời Kỹ Nữ cũng nhắc đến cái lạnh của trăng.
 
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.
 
Người Nhật từ ngàn năm trước trong quyển tiểu thuyết họ cho là đầu tiên của nhân loại, The Tales of Genji, đã từng nhắc đến ảnh hưởng đầy sức mê hoặc của tiếng đàn trong ánh trăng. Một thi nhân đi ngang cửa sổ của một cung nữ nhìn thấy ánh trăng soi trên hồ đã cho ngừng kiệu bước xuống và thổi sáo. Chập sau người cung nữ đã dùng đàn để họa lại bài sáo của chàng.
Một tác giả Nhật khác để lại bài thơ ca ngợi ánh sáng lạnh lẽo của trăng trên mặt nước nhưng tiếc thay không lưu lại tính danh.
 
The purity of the moonlight,
Falling out of the immense sky,
Is so great that it freezes
The water touched by its rays.
(Anonymous – One Hundred Poems from the Japanese/Kenneth Rexroth)
 
Ánh trăng thanh khiết
rơi khỏi bầu trời bao la
đẹp đến độ mặt nước đông lại
khi ánh trăng chạm đến
.
(NTHH dịch)
 
Khuynh hướng nghệ thuật của Cung Tiến
 
Trong ba thi sĩ, Nguyên Sa (1932-1998), Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) và Cung Tiến (1938-2022) Cung Tiến là người trẻ nhất, nhưng trong lời hát của Hương Xưa và Nguyệt Cầm, tứ thơ của ông cổ nhất. Nguyên Sa đem những địa danh phương Tây như Paris, sông Seine, Ga Lyon vào thơ; Thanh Tâm Tuyền với những khúc nhạc blues, người da đen, hát khúc hát đen, tiếng kèn đồng và những cuộc tình duyên Budapest; Hương Xưa lại nhắc đến Tầm Dương và Cô Tô hai địa danh nổi tiếng trong thơ Đường. Nhạc cụ nhắc đến là hai cây đàn dân tộc, đàn nhị và đàn nguyệt.
 
Thạch Chương, một bút hiệu khác của Cung Tiến, trong bài “Sự Chán Chường Trong Việc Phê Bình Văn Nghệ” Sáng Tạo số 1 tháng 7-1960 đã nói lên quan niệm của ông về phê bình âm nhạc.  Khi phê bình âm nhạc ông nhấn mạnh đến bốn yếu tố: nhạc thể, hòa âm, lời ca, và ảnh hưởng của bài hát đối với sự nghiệp của tác giả. Về lời ca, ông viết: “Có phải (lời ca) đã được quan niệm đồng thời với nhạc hay chỉ là một thứ thêm thắt vào nhạc để hát; muốn “nói” gì…?” 
 
Thật đáng ngạc nhiên, bởi vì khi viết những dòng trên, ông đưa ra thí dụ với thơ Thanh Tâm Tuyền và nhạc của Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến chỉ mới hai mươi hai tuổi.
 
Lời ca của Cung Tiến, đặc biệt là Hương Xưa và Nguyệt Cầm đã thể hiện khuynh hướng nghệ thuật của nhạc sĩ. Không chỉ là chữ thêm thắt vào nhạc để hát, mà còn dùng để đánh thức tiềm ẩn trong ký ức những mối sầu ly hương của người kỹ nữ bến Tầm Dương qua tiếng đàn, của vị quan Tư Mã Giang Châu bị biếm chức lưu đày, của người kỹ nữ dùng mỹ nhân kế giúp phá hủy nước Ngô và khôi phục nước Việt. (Xin lưu ý nước Việt này khác với Việt Nam.)
 
Nói về ảnh hưởng thơ Đường trong Hương Xưa và Nguyệt Cầm của Cung Tiến, nhất là với điển tích Tây Thi, xin hầu độc giả và đồng thời kết thúc bài này bằng cách nhắc lại bài thơ Ngô Vương Vũ Nhân Bán Túy (Người vũ nữ của vua Ngô đã ngà ngà say) của Lý Bạch. Tây Thi nổi tiếng đẹp qua hai bài thơ Đường. Một là bài Tây Thi Vịnh của Vương Duy trong đó có câu tả cái nhíu mày của người đẹp.  Bài còn lại bảo rằng Tây Thi đẹp nhất là khi say.
 
Phong độ hà hoa thủy điện hương,
Cô Tô đài thượng yên Ngô vương.
Tây Thi túy vũ kiều vô lực,
Tiếu ỷ đông song bạch ngọc sàng.
 
 
Gió lộng hồ sen ngát điện hương,
Cô Tô vui mở tiệc Ngô-Vương.
Tây Thi say múa thân kiều diễm,
Tựa cửa cười vang ngã xuống giường.
(Trần Trọng San dịch)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, 2024, đánh dấu 49 năm ngày Sài Gòn thất thủ vào tay cộng sản Bắc Việt (30 tháng 4 năm 1975). Biến cố này đã mở ra một tương lai đen tối cho dân tộc Việt Nam mà một trong những hệ lụy thảm khốc nhất là hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có khoảng hơn 400,000 người chết thảm giữa lòng biển cả. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 20 năm đã khiến cho hơn 950,000 bộ đội và thường dân miền Bắc chết và khoảng 600,000 lính cộng sản bị thương. Trong khi đó, có khoảng hơn 700,000 thường dân và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, cùng với 1,170,000 lính VNCH bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58,281 binh sĩ tử thương và 303,644 lính bị thương. Đó là chưa kể số thương vong của binh sĩ các nước tham chiến ở hai miền Nam-Bắc, theo www.en.wikipedia.org.
Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất.
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.