Hôm nay,  

Những Điều Cần Biết Về Các Mối Đe Dọa Từ AI Đối Với Chính Trị

29/03/202400:00:00(Xem: 961)
AI chinh tri
Dù muốn hay không, AI cũng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. (Nguồn: pixabay.com)
 
Joe Biden và Donald Trump đều đã đảm bảo được số phiếu đại biểu (delegates) cần thiết để được đề cử làm ứng viên của đảng mình cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Nếu không xảy ra sự kiện bất ngờ, cả hai sẽ được chính thức đề cử tại đại hội đảng vào mùa hè này, và sẽ đối đầu tại các điểm bầu cử vào ngày 5 tháng 11.
 
Rất có thể là cũng giống như trong các cuộc bầu cử gần đây, cuộc bầu cử 2024 sẽ diễn ra chủ yếu trên Internet, và các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tràn ngập tin tức thật cùng thông tin sai lạc. Mới trong năm nay, sự xuất hiện của các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng hợp (generative AI) mạnh mẽ như ChatGPT và Sora, giúp việc lan tràn thông tin tuyên truyền và thông tin sai lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công cụ này cũng có khả năng tạo ra các tác phẩm giả mạo nhưng đầy thuyết phục: những lời nói ra từ chính miệng của các chính trị gia (mà họ vốn chẳng hề nói thế), và những đoạn clip ghi lại những sự việc diễn ra ngay trước mắt chúng ta (mà những việc đó vốn chưa từng xảy ra).
 
Hậu quả là khả năng cử tri bị lừa dối ngày càng tăng cao, và có lẽ điều đáng lo ngại hơn cả, là người ta ngày càng cảm thấy chẳng thể tin tưởng vào bất cứ điều gì nhìn thấy trên Internet. Trump đã tận dụng cái gọi là “lợi ích của dối trá” (liar’s dividend), tức là lợi ích hoặc ưu điểm của dối trá khi tạo ra sự nghi ngờ trước tất cả các thông tin, từ đó hạ thấp giá trị của sự thật và tạo ra một môi trường đầy những nghi kị. Ngày 12/3/2024, Trump đã ám chỉ trên Truth Social rằng các đoạn clip thực sự của ông được chiếu bởi các DB Đảng Dân Chủ trong Hạ Viện là sản phẩm được AI tạo ra hoặc đã qua chỉnh sửa bằng AI.
 
Dưới đây là tổng hợp một số điều cần biết về mối đe dọa của AI đối với chính trị.
 
1. Các sự kiện giả tạo
 
AI giờ đây có khả năng tạo ra các bằng chứng giả rất thuyết phục về các sự kiện chưa từng xảy ra. Điều này gây ra một vấn đề lớn vì những bằng chứng giả này có thể được sử dụng để thay đổi hoặc khiến tình hình thực tế trở nên khác hẳn so với sự thật. Chuyên gia nghiên cứu về bảo mật máy tính của Viện Công Nghệ Rochester Christopher Schwartz đặt tên cho các loại giả mạo này là ‘tình huống giả’ (situation deepfake, hay deepfake tình huống).
 
Ông cho hay: “Ý tưởng cơ bản và công nghệ sử dụng để tạo ra deepfake tình huống cũng tương tự như bất kỳ các loại deepfake nào khác, nhưng có mục tiêu táo bạo hơn: thao túng một sự kiện thực tế hoặc tạo ra một sự kiện hoàn toàn mới.”
 
Các tình huống giả có thể được sử dụng để thúc đẩy hoặc làm suy yếu sức ảnh hưởng của một ứng viên, hoặc để làm giảm tỷ lệ cử tri bỏ phiếu. Theo Schwartz, nếu quý vị bắt gặp các báo cáo trên mạng xã hội về các sự kiện đầy ngạc nhiên hoặc bất thường, hãy cố gắng tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các bản tin đã được kiểm chứng thực tế, các bài báo học thuật được bình duyệt, hoặc các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia uy tín. Ngoài ra, hãy tỉnh táo hiểu rõ rằng các loại deepfake có thể lợi dụng những gì quý vị có khuynh hướng sẽ tin tưởng.
 
 
2. Nga, Trung Quốc và Iran
 
Sau khi đặt câu hỏi về thông tin sai lạc do AI có thể làm được những gì, thì câu hỏi tiếp theo là ai đã sử dụng công cụ này. Hiện nay, với các công cụ AI, ai cũng có thể tạo ra thông tin sai lạc một cách dễ dàng, nhưng đối tượng đáng lo ngại là các quốc gia được xem là đối thủ của các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ và các nước khác. Đặc biệt, Nga, Trung Quốc và Iran là những quốc gia dày dạn kinh nghiệm về các chiến dịch và công nghệ liên quan đến thông tin sai lạc.
 
Bruce Schneier, chuyên gia bảo mật và là giảng viên Trường Harvard Kennedy, giải thích: “Việc tạo ra các nội dung giả chỉ là một phần của chiến dịch. Phần khó khăn hơn là phát tán thông tin giả ra cộng đồng. Để tuyên truyền, người ta sẽ cần có một loạt các tài khoản giả trên mạng xã hội để đăng tin, rồi lấy các tài khoản khác vào quảng bá thông tin đó, để tin tức trở thành khuynh hướng phổ biến và lan truyền nhanh chóng.”
 
Theo Schneier, Nga và Trung Quốc có lịch sử thử nghiệm các chiến dịch đưa thông tin sai lạc phát tán ở các quốc gia nhỏ hơn. Ông nói: “Để đối phó với các chiến dịch thông tin sai lạc mới mẻ hiện nay, chúng ta cần có khả năng nhận diện đâu là tin giả, và để nhận diện đúng, chúng ta cần phải tìm kiếm và phân loại ngay từ bây giờ.”
 
 
3. Lòng hoài nghi lành mạnh
 
Không cần phải có sự hỗ trợ từ các cơ quan tình báo cao cấp, hùng hậu để thu hút sự chú ý trên các phương tiện truyền thông. Có thể lấy thí dụ về vụ hai người tạo ra và phát tán cuộc gọi tự động giả mạo về Biden tại New Hampshire, nhằm mục tiêu làm mất lòng tin của một số cử tri. Vụ này đã khiến Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang (Federal Communications Commission, FCC) ban hành quy định cấm các cuộc gọi tự động sử dụng giọng nói được tạo ra bởi AI.
 
Joan Donovan, học giả về truyền thông và thông tin sai lạc tại Đại học Boston, cho biết rất khó để ngăn chặn các chiến dịch thông tin sai lạc được điều khiển bằng AI vì có khả năng được phát tán qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm cuộc gọi tự động, mạng xã hội, email, tin nhắn văn bản và các trang web.
 
Donovan cho biết: “Theo nhiều cách, thông tin sai lạc được cải thiện bởi AI, chẳng hạn như cuộc gọi tự động ở New Hampshire, đã đặt ra những vấn đề tương tự như các hình thức thông tin sai lạc khác. Những kẻ sử dụng AI để phá hoại các cuộc bầu cử sẽ cố gắng hết mức để xóa sạch dấu vết của mình. Đó là lý do tại sao công chúng cần phải giữ lòng hoài nghi trước những tuyên bố không được xác minh bởi các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như tin tức truyền hình địa phương hoặc tài khoản mạng xã hội của các tờ báo uy tín.”
 
 
4. Guồng máy chính trị kiểu mới
 
Rất khó để chống lại các chiến dịch thông tin sai lạc được điều khiển bằng AI, vì các chiến dịch này có thể sử dụng các bot – các tài khoản tự động trên mạng xã hội – để tự động tạo ra và phân phối nội dung, tự động tương tác với người dùng nhưng lại tỏ ra như là con người thật, và thậm chí tạo ra các tương tác trực tuyến được tùy chỉnh cho từng người dùng cụ thể. Các bot tự động có thể tương tác với hàng triệu người, trong suốt thời gian diễn ra bầu cử.
 
Khoa học gia về chính trị Harvard Archon Fung và học giả pháp lý Lawrence Lessig đã phân tích và mô tả những khả năng này, đồng thời xây dựng một kịch bản giả định về cách các chiến dịch chính trị trên toàn quốc sử dụng những công cụ mạnh mẽ này.
 
Theo Fung và Lessig, các nỗ lực để ngăn chặn sự lạm dụng các công nghệ tự động trong các chiến dịch chính trị có thể phải đối mặt với vấn đề về quyền tự do ngôn luận theo Tu Chính Án Thứ Nhất. Một giải pháp được cho là an toàn hơn về mặt hiến pháp, và cũng đã được thực hiện phần nào ở Châu Âu và California, đó là cấm các bot tự động nhận mình người thật. Thí dụ, các nhà lập pháp có thể ban hành quy định yêu cầu các thông điệp của chiến dịch phải gắn kèm với phần giải thích khi nội dung đó được tạo ra bởi máy móc chứ không phải con người.
 
 
Nguồn: “AI vs. elections: 4 essential reads about the threat of high-tech deception in politics” được đăng trên trang TheConversation.com.
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khổng Tử và những nhà hiền triết Phương Đông đề cao nguyên tắc vương đạo, đức trị, quang minh chính đại làm tiêu chuẩn cho con người lãnh đạo. Người quân tử thì lời nói – viêc làm trước sau như một (ngôn hành hợp nhất) khác biệt với những hành động bá đạo, ma giáo, biểu diễn chính trị của kẻ tiểu nhân...
Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ được dự kiến diễn ra vào Thứ Ba ngày 5 tháng 11 năm 2024, yêu cầu công dân Hiệp Chủng Quốc bầu chọn một vị tổng thống và vị phó tổng thống, nhằm tổ chức điều hành lãnh đạo Chính Quyền Liên Bang theo nhiệm kỳ 4 năm. Trước hết là Ứng Cử Viên Dân Chủ Joe Biden, tổng thống đương nhiệm đã được Đảng Dân Chủ chấp thuận, và cho tiếp tục thực hiện chiến dịch tranh cử theo Hiến Pháp Hoa Kỳ...
Trong nền chính trị Hoa Kỳ, cử tri gốc da trắng ở các vùng nông thôn từ lâu đã nắm trong tay quyền lực lớn hơn nhiều so với tỷ lệ dân số thực tế của họ. Họ có sức ảnh hưởng lớn trong các cuộc bỏ phiếu tại cả Thượng Viện, Hạ Viện và Cử Tri Đoàn. Theo Sở Thống Kê Dân Số (Census Bureau), dù không có định nghĩa thống nhất thế nào là “vùng nông thôn,” và thậm chí các cơ quan liên bang cũng không thể đưa ra một tiêu chuẩn chung, nhưng có khoảng 20% dân số Hoa Kỳ sống ở các cộng đồng nông thôn. Và 3/4 trong số đó – tương đương khoảng 15% dân số Hoa Kỳ – là người gốc da trắng.
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.