Hôm nay,  

Tản mạn về Huế của anh “học trò xứ Quảng”

22/03/202400:00:00(Xem: 736)

nho Hue
 
Khi nói về cái nhìn của chàng học trò xứ Quảng với những người đẹp đất thần kinh tôi nghe nhiều lần hai câu: Học trò trong Quảng ra thi / Thấy cô gái Huế chân đi không đành. Có lẽ vì mặc cảm thua sút, thấp cơ so với người đẹp, chàng học trò xứ Quảng nói lại bằng cách thay chữ “Thấy” bằng chữ “Mấy” để vớt vát: Học trò trong Quảng ra thi / Mấy cô gái Huế chân đi không đành.

  
Tôi là dân Quảng, nhìn nhận theo cách riêng và thuần cảm tính của mình, rất khách quan và thật lòng, vẫn nghiêng về hai câu trước ít nhất là dựa trên sự chiêm nghiệm của mình trong 5 năm sống và học hành ở Huế chỉ vì một điều rất dễ hiểu là tôi đã ở vào tình trạng “chân đi không đành” khá nhiều lần!
  
Cho đến bây giờ, đã bốn mươi năm xa Huế, hẳn là hai chữ “thấy” và “mấy” vẫn là vấn đề tiếp tục được nói đến, được mổ xẻ để giành phần hơn cho trai Quảng hoặc gái Huế. Không chắc rằng hai câu này có phải là ca dao hay không, tôi gõ câu đầu vào Google, không tin được là tôi nhận được 4.590.000 câu trả lời chỉ trong 0.55”!
  
Tôi đến Huế hai lần năm lên chín, một lần theo mẹ thăm người quen và lần khác thăm cha tôi bệnh điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế, tôi cũng sống với Huế cùng nhân vật trong truyện “Trong gia đình” được phóng tác từ “En Famille” của Hector Malot lấy bối cảnh không gian là Huế, một lần ở lại mấy ngày trong trường NHSQG bên đường Ngô Quyền khi thăm chị tôi làm việc ở đó và thực sự sống nhiều năm ở cư xá sinh viên Huỳnh Thúc Kháng số 127 đường cùng tên, ngày xưa còn có tên là đường Hàng Bè. Địa chỉ này là tòa soạn báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc này đang được quản lý bởi Hội Ái hữu Đồng châu Quảng Nam tại Huế do ông Nam Thiên có nhà trước cửa Thượng Tứ phụ trách.
  
Sinh viên cư xá dưới 40 người gồm dân các quận của Quảng Tín, Quảng Nam và Đà Nẵng, mỗi năm chừng bốn năm người ra trường, cư xá lại nhận thêm con số đó thay vào. Năm năm sống ở cư xá tôi hiểu tính cục bộ địa phương trong tâm tư chàng sinh viên xứ Quảng, một số người là dân quận huyện, thời gian đầu chưa am hiểu nhiều về đất và người của Huế nên khá mặc cảm, nhất là trước các cô gái Huế, chưa nói đến những Tôn Nữ con nhà!
  
Gần bốn mươi chàng trai đó sống ở cư xá cả trên dưới lầu mỗi tầng hai dãy giường có lối đi ở giữa, hai người một ô, mỗi dãy bốn ô, tính chung một tầng là 16 người, có thêm một gác xép và một phòng nhỏ sau phòng khách khoảng 8 người nữa. “Cơm đùm gạo bới” đi học nên chỉ tập trung vào việc dùi mài kinh sử, lộ trình chính là từ nơi ở đến trường và ngược lại, thời gian đầu thường ngại tiếp xúc ngoại trừ bạn cùng lớp trong khoa. Tuy vậy, máu Quảng Nam vẫn rần rật trong tư tưởng họ, có lần, ngồi hóng mát trước hành lang phòng khách cư xá, sát lề đường, chứng kiến hai anh bạn chọc ghẹo hai cô gái đi qua, tôi can không kịp vì việc này luôn được Ban Đại diện cư xá nhắc nhở thường xuyên trong các buổi họp thường kỳ: không nên để dân địa phương đánh giá thấp sinh viên nội trú và có những việc làm khiến cư xá nói chung và sinh viên Quảng Nam nói riêng mang tiếng xấu. Các cô gái có lẽ từng gặp chuyện này nên thủ sẵn vũ khí loại hàng độc, khi bị chọc, một cô nói ngay: “Chiếu không?” Đó là từ người Quảng Nam cho là bị xúc phạm vì khi người Huế chê dân Quảng thì thường dùng ba chữ mang tính miệt thị: dân bán chiếu. Tôi chưa gặp nhưng nghe nói là có rất nhiều người dân Quảng gánh chiếu đến các vùng quê và cả đi vào các ngỏ hẽm phố phường để bán. Hai anh bạn này là sinh viên năm hai, có lẽ do đàn anh truyền kinh nghiệm nên hỏi ngay: “Bán chiếu để trải dưới đò à?” Ác đến thế, đốp chát đến thế là cùng!
  
Từ thập niên 70, bên tả ngạn sông Hương có 34 vạn đò sống trên sông nước với nhiều nghề nghiệp khác nhau,từ Phu Vân Lâu, Thương Bạc xuống đến chợ Đông Ba, rẽ về sông Đông Ba có một số đò là nơi kinh doanh thân xác phụ nữ phần lớn phục vụ khách làng chơi là những người lính về từ “địa đầu giới tuyến”. Dân Huế nói chung và phụ nữ Huế nói riêng, tôi biết, không chấp nhận chuyện này! Đò Huế không còn là nơi để những đêm trăng sáng, chèo ra giữa sông Hương nghe câu “mái nhì mái đẩy”, không phải là nơi bạn bè tri kỷ gặp nhau cùng ngược dòng Hương Giang vừa thưởng thức khúc “Nam ai Nam bình” vừa uống rượu ngăm trăng, qua khỏi Tuần đến Tả Trạch Hữu Trạch tìm mùi thơm của hoa Thạch xương bồ, mùi thơm khó quên nên người Pháp đặt tên sông là Rivière de Parfum mà đò Huế trở thành chốn Bình Khang được biết đến trên cả nước không khác gì “Number 9” thường nghe gọi là “năm bờ nay” tức cây số 9, Cam Ranh.
  

Không có số liệu chính xác về số sinh viên Quảng Nam học ở 5 khoa của Đại học Huế, những người học ở trường Cán sự Y tế, Nữ hộ sinh Quốc gia hay Trung học Nông Lâm Súc, những trường không mở ở Quảng Nam Đà Nẵng nhưng nếu tính cả vào lúc tôi ở Huế sẽ có con số phỏng chừng dưới 200. Cư xá Nam Giao, Đội Cung, Xavier, Jeanne D’Arc, Huỳnh Thúc Kháng, cư xá của hai trường y tế là những nơi cư trú của họ trong những năm đi học, số còn lại thuê nhà ở hoặc dạy kèm ở ngoài. Năm năm tôi sống ở nơi này, chưa nghe thấy ai có đóng góp hoặc cống hiến gì nổi bật ở các trường hay trong các hội đoàn ngoại trừ đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh chống Mỹ của các đô thị miền Nam mà cư xá tôi ở, con số tham gia lên đến gần chục người! Có lẽ lo học nhiều nên kết quả của các chàng sinh viên xứ Quảng khá khả quan và điều này làm họ lọt vào mắt xanh của những người đẹp, khóa Huỳnh Thúc Kháng của tôi cũng có người rước được người đẹp về làm dâu đến tận Tam Kỳ!
  
Khá nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu người Huế đã viết về tình thương yêu và nhớ nhung của họ khi sống xa thành phố nắng nẻ đất, mưa trắng trời này, đó là giáo sư Cao Huy Thuần, là giáo sư Nguyễn Tường Bách, là nhà văn Trần Kiêm Đoàn… Ngày tôi về thăm Huế, Thanh Nhã tặng mấy cuốn sách trong đó có “Từ ngõ Huế xưa” một quyển sách chọn lựa những bài hay nhất về Huế của Trần Kiêm Đoàn, bài nào đọc cũng không thể không xúc động, trong bài Mưa Huế (trang 36) anh trích một đoạn trong Nhớ Huế (năm 1995) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác mà anh dùng là “người bên kia đèo Hải Vân” như sau: “Mưa tê tái, mưa lạnh lùng nhưng ngay trong cái tê tái nhợt nhạt ấy, Huế vẫn cứ thơ… Tình yêu của Huế không cần viện đến nắng vàng, trời trong, mây xanh.

Ủ dột u ám cũng có nét đẹp của nó”.
  
Bạn bè tôi, những con dân sinh ra và lớn lên trên đất thần kinh luôn âm ỉ trong lòng một niềm tự hào về đất và người xứ Huế, nơi đã là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng: nhà Nguyễn, cũng không ít người khi nghe ai đó ngợi ca Huế đã có những phản ứng trái chiều dầu những ngợi ca đó được số đông ủng hộ vì đã có cái nhìn sâu sắc đến mức có thể đi vào văn học sử như hai câu nổi tiếng của nhà thơ Thu Bồn:
  
Con sông dùng dằng, con sông không chảy   
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu…
  
Hay: Huế đẹp, Huế thơ, Huế mơ, Huế mộng họ liền thêm vào 5 chữ đầy ác ý và giễu cợt, chưa bàn đến đúng, sai: “Huế tộng bộng hai đầu!”
  
Lại nữa, từ câu ca dao về sông Hương núi Ngự như:
  
Núi Ngự bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đực mưa trong.

Họ trả lời ngay:
  
Núi Ngự không cây chim ngủ đất
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời!
  
Hồi sống ở cư xá, có lần tôi được nghe một đàn anh kể lại một chuyện tình trai Quảng-gái Huế, không cần thẩm định mức độ khả tín của câu chuyện nhưng tôi biết anh và không tin đây là chuyện đùa. Anh kể rằng, có một chàng trai Quảng ra học đại học, ở trọ và kiếm tiền phụ thêm tiền nhà chu cấp hằng tháng bằng việc kèm trẻ (hồi ấy gọi là précepteur). Không rõ nhan sắc và sức học của cô học trò thế nào nhưng cô là con của một chủ tiệm buôn lớn trên đường Trần Hưng Đạo. Có tình yêu nảy nở sau quan hệ thầy trò này không hay chàng trai này có ý “đào mỏ” hay không cũng không rõ nhưng một thời gian sau cô học trò này… có bầu! Cha cô bé đề nghị chàng sinh viên làm rể mình, sẽ tổ chức một đám cưới xứng tầm với gia sản và vị thế của ông trong giới doanh nhân và hứa hẹn sẽ cho hai vợ chồng trẻ một căn nhà riêng trong phố. Chừng như ý thức được “thế thượng phong” của mình, chàng trai đòi hỏi thêm một chiếc xe hơi và vốn liếng. Ở đời, “già néo đứt dây”, sau nhiều lần “đàm phán” không tìm được mẫu số chung, ông chủ quyết định đưa con vào Sài Gòn sống chờ ngay sinh nở. Không biết “cái hậu” thế nào, những nhân vật trong chuyện này ra sao nhưng nếu là chuyện tình thì nó thiếu cái happy ending!
  
Các bậc tiền bối Quảng Nam ra học, ở lại làm quan, làm việc ở Huế nhiều thế hệ khác nhau đã có nhiều đóng góp cho triều đại nhà Nguyễn, cho Huế nhưng đọc một bài viết của tác giả Phạm Phú Phong (1) tôi không khỏi cảm thấy chạnh lòng về việc đối xử của chính quyền hiện tại với những danh nhân, những di tích liên quan mà nơi tôi ở, cư xá SV Huỳnh Thúc Kháng ngày xưa bây giờ hoang tàn đổ nát vì chính quyền giao cho Đại Học Y làm nơi ở của cán bộ, họ cơi nới, chia nhỏ, thậm chí có người dùng cho thuê mặt bằng buôn bán là một thực tế đắng lòng!
  
Sau Mậu Thân, Huế đổ nát, điêu tàn do bom đạn, Huế tang thương với hàng ngàn vành tang trắng do thành tựu “giải phóng” qua các mồ chôn tập thể, coi phóng sự trên tivi về các buổi khai quật những mồ chôn này, phóng sự luôn kết thúc bằng bản nhạc “Thương về cố đô” của nhạc sĩ Thanh Sơn mà mỗi lần nghe, tôi nhớ – dầu chỉ mới đến Huế vài ba lần – mình đã không cầm được nước mắt!
  
Sau này, khi lập gia đình, tôi lại lần nữa gắn bó với Huế tuy vợ tôi chỉ lớn lên ở Huế từ thuở lên năm lên sáu. Và bởi đó, tôi luôn giữ trong tim lòng biết ơn xứ Huế nơi một anh, một chị tôi đã học và làm việc, nơi cha tôi trút hơi thở cuối cùng, nơi tôi sống suốt thời sinh viên sôi nổi, nơi tôi đã không ít lần thấy lòng mình dậy lên những xôn xao về một nét đẹp Huế, một giọng nói Huế, một ánh mắt Huế, một tấm lòng Huế… cho tôi nhiều người bạn Huế vô cùng dễ thương và sau cùng, ít nhiều cũng cho các con tôi một chút chất Huế trong người.
 
– Nguyễn Hoàng Quý
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi năm ngày phụ nữ quốc tế 8/3 tôi đều nhớ về một kỷ niệm thật ngọt ngào khó quên thời tôi còn đi làm:
Thằng Jason mới về làm manager được mấy tháng thôi, ở đây người ta thay nhân sự như thay áo, hễ sản phẩm không tăng, thu nhập không lên là đổi ngay! Thằng Jason thay thằng Shawn, tướng tá bậm trợn, tuy da trắng tóc vàng mắt xanh nhưng mũi thấp và ngắn cũn, trán dồ cằm vêu, bởi vậy nhìn cái bản mặt nó như bị gãy cúp ở giữa . Tướng đi thì khuỳnh hai tay ra, nói nhỏ nhẹ nhưng thái độ trịch thượng thấy mẹ! Hổng ai ưa, ưa hay không ưa thì cũng phải cứ yes sir để mà giữ việc. Nó có nói ngang ngược thì cũng ok, đợi nó quay đi thì xúm lại chửi sau lưng, hổng thằng nào dám chửi trước mặt. Con Rebecca sáng nay thấy có vào hãng kia mà, mọi người gặp nó ngoài bãi đậu xe, vậy sao không thấy vào làm? Thằng Timothy nói chắc nụi:
Hồi gia đình tôi còn ở căn nhà cũ, garage nằm ở phía sau nhà. Bữa chiều đó vợ chồng vừa về đến nhà sau khi đón hai đứa nhỏ tan học, thì tá hỏa thấy cửa garage vẫn mở tang hoang, chắc là buổi sáng lu bu nên vội chạy xe ra ngoài mà quên kéo cửa garage. Tôi đang xem xét mọi thứ có mất gì không thì hai vợ chồng hàng xóm da trắng, ở phía đối diện sau nhà, bước qua mỉm cười thân thiện...
Tôi mồ côi mẹ rất sớm, khi mới một tháng tuổi. Điều đó dường như xung quanh tôi ai cũng biết, biết riết rồi ra coi là bình thường nghĩa là tôi sinh ra đời không có mẹ. Tôi cũng quen như vậy, không quan tâm, không bi thảm hóa sự việc đã qua, cứ ai sống sao mình sống vậy, và tôi lớn lên anh hùng một mình...
Nói chuyện chi cho sang, chuyện đổ rác có chi mà nói. Đó là cái nghề cùn mằng nhất trong xã hội, chẳng ai thèm làm. Nhưng cũng có người muốn làm: thằng con trai tôi. Nhiều năm trước, khi mới sang Canada, đứa bé 7 tuổi ngồi trong nhà nhìn anh công nhân chạy vứt từng bao rác lên xe, tấm bửng trên xe chạy lên chạy xuống gạt rác, ấn vào trong xe, trông rất funny, cu cậu hứng chí tuyên bố khi lớn sẽ làm nghề đổ rác. Dĩ nhiên khi lớn cu cậu bỏ mộng cũ. Nhưng một cậu bạn của con tôi thích mần lái xe buýt từ nhỏ, khi lớn nhất định không bỏ ước vọng thời ngây thơ. Cha mẹ ép học, cậu cũng học xong được mảnh bằng bác sĩ nha khoa. Cậu mang tấm bằng về đưa cho cha mẹ và đi lái xe buýt. Tới nay cậu vẫn vững tay lái!
Từ ngày con người biết đến đại dịch Covid, chúng ta đã có nhiều đổi thay về suy nghĩ, về cách sống và cách... nhìn đời xung quanh, và riêng tôi càng thấm thía hơn câu nói “trên cõi đời này, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Vâng, bất cứ chuyện gì... Cụ thể là nơi xứ lạnh tình nồng Canada của tôi, năm nay có tuyết tan trái mùa...
Sau gần một tuần tranh đấu quyết liệt với Poutine, đòi Poutine phải giao trả ngay lập tức xác của con -- không trả phải chăng vì muốn phi tang tội giết người -- bà Lioudmila Navalnia, mẹ của Alexei Navalny, bị Poutine ám sát hôm 16 tháng 2/2034 trong nhà tù biệt giam ở Bắc cực, đã thắng được một phần quan trọng...
Ai đó đã từng nói chúng ta có thể chỉ mất một ngày, một tháng, một năm, để yêu một người. Nhưng chúng ta đã phải mất cả một đời để có thể quên một người. Tinh yêu là những gì thiêng liêng không thể thiếu vắng trong cuộc đời. Tinh yêu dù đau khổ hay hạnh phúc luôn là lý tưởng của cuộc sống...
Người Việt hải-ngoại hãnh-diện về “thủ-đô tỵ-nạn” Little Saigon. Sau 49 năm từ 1975 Miền Nam bị mất nước đến nay đã có 5.4 triệu Việt hải ngoại, trong đó 2.4 triệu ở Mỹ gồm 1.2 triệu ở California trong đó 300.000 quanh “thủ-phủ” Little Saigon gồm năm thành-phố Garden Grove, Stanton, Westminster, Fountain Valley, và Midway. Nghe Little Saigon là nghĩ ngay tới Bolsa Ave, một trong những đại lộ đông người Việt nhất Quận Cam, nhất là từ khúc đường Magnolia đến Brookhurst, và cũng lắm người Việt vô gia cư “homeless” nhất.
Chúng ta ai có lẽ cũng đọc thơ của thi sĩ Nguyễn Bính. Ông viết rất nhiều bài thơ về bướm. Như bài thơ Trường Huyện, Ông diễn tả một mối tình đầu thật lãng mạn của cô cậu học trò, thật ngọt ngào, hồn nhiên lồng vào một bối cảnh thật là hồn bướm mơ tiên: