Hôm nay,  

Rồng xuất hiện trong Lịch sử Việt Nam

17/03/202415:24:00(Xem: 1292)
Rồng trên mái lăng ông bao gồm những viên gốm màu
Rồng trên mái Lăng Ông gồm những viên gốm màu.


Trong mười hai con giáp được dùng cho năm âm lịch, mười một con là loài thú có thật. Chỉ có rồng là con vật tưởng tượng. Nhưng có phải rồng chỉ có trong tưởng tượng không? Nếu chưa ai tận mắt nhìn thấy rồng thì tại sao người ta có thể vẽ rồng?
   Trong một bài đăng trên Scientific American năm 1916, J. O’Malley Irwin quan niệm rằng, ở châu Á, hình ảnh về rồng có thể khởi đầu từ những bộ xương hóa thạch của loài khủng long sauropod dinosaurs. Vài bộ xương của giống khủng long Á châu khổng lồ sauropod đã được hai vợ chồng Irwin tìm thấy tháng Mười Một, năm 1915, khi ông bà thám hiểm một cái hang lớn có tên là Shen K’an Tzu, trên hữu ngạn của sông Yangtze, gần dòng nước chảy xiết Ichang.
   Tiến sĩ Carl Sagan trong quyển sách có tên là Dragons of Eden (Rồng trong Địa Đàng (1977), đề nghị rằng huyền thoại về rồng, có lẽ bắt nguồn từ trí nhớ của loài người về loại khủng long, hay từ những con thú thời cổ xưa kết hợp với loại rắn to lớn sống ẩn núp trong bóng tối. Rõ ràng là có một vài loại khủng long có nhiều chi tiết về hình dáng giống rồng (đặc biệt là những con thú lớn ăn thịt người). Điều này chỉ là tình cờ hay là sự biến hình của trí nhớ về những hổi tưởng rất xa xưa? Ai biết?
   Người Việt nhận mình là con rồng cháu tiên, ông tổ là Lạc Long Quân, ắt hẳn, phải có niềm tin vững chắc, rồng là loài vật thiêng liêng và có thật. Khi rồng đáp xuống một vùng đất nào đó, vùng đất này sẽ có vua sinh ra, hay ngự trị, nếu không cũng là nơi sẽ trở nên giàu có thịnh vượng. Cứ nhìn vịnh Hạ Long thì biết. Ngoài vịnh Hạ Long, nơi rồng đáp xuống, còn có vịnh Bái Tử Long nơi rồng cúi đầu lạy chào.
   Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[1] có ghi lại một số sự việc người ta tận mắt nhìn thấy rồng. Kỷ Nhà Đinh ghi rằng, Đinh Bộ Lĩnh (924-979) khi còn nhỏ thường bắt trẻ chăn trâu làm kiệu khiêng mình như vua. Trẻ chăn trâu tôn kính Lĩnh, đến phục vụ thổi lửa hầu cơm. Người làng mang con em đến theo, lập trưởng ở sách[2] Đào Áo. Người chú của vua, giữ sách Bông, đánh chống Lĩnh. Còn nhỏ, yếu thế, Lĩnh thua chạy. “Khi qua cầu Đàm Gia Loan[3], cầu gãy bị sa xuống bùn, người chú muốn lấy giáo đâm, thấy có hai con rồng vàng che đỡ, sợ lùi lại. Vua thu nhặt quân còn sót lại đánh. Người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đến đâu cũng dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.” Đinh Bộ Lĩnh trở thành vua Đinh Tiên Hoàng cai trị Đại Cồ Việt (968-979). Tr. 155.
   Kỷ Nhà Lê, có ghi rằng Lê Hoàn (941-1005) thuở còn hàn vi, cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn làm con nuôi của một viên quan sát. “Từng gặp mùa đông trời rét, vua nằm phục úp cối để ngủ, đêm ấy có ánh sáng lạ đầy nhà, viên quan sát lẳng lặng đến xem, thì thấy con rồng vàng ấp lên trên.”[4] Tr. 168. Người Việt tin rằng vua là con của trời, được rồng che chở là người có chân mạng đế vương. Lê Hoàn sau trở thành vua Lê Đại Hành cai trị Đại Cồ Việt  (981-1005).
   Bạn có biết vì sao kinh đô của nước Đại Việt được gọi tên là Thăng Long hay không?
Kỷ Nhà Lý chép rằng, Lý Công Uẩn (974-1028) lập nên thời Hậu Lý, lấy hiệu Lý Thái Tổ, trị vì 1009-1028. Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp cho dời kinh đô về thành Đại La vào mùa thu, tháng 7, năm 1010. “Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long.” Tr. 196.
   Sang đến đời Lý Thái Tông (1000-1054) rồng vàng xuất hiện đôi ba lần trước khi vua lên ngôi. Đời Lý Nhân Tông có rồng vàng bay từ điện Tử Thần đến điện Hội Long. Đời Trần Thái Tông, tháng 12 năm 1242, có rồng vàng xuất hiện. Đây chỉ là một số ít chi tiết tôi chép lại. Còn nhiều nữa nhưng tôi chưa đọc hết bộ sử ký này. Tôi cũng không cố tình thu nhặt giai thoại về rồng trong sử ký, chỉ tình cờ đọc được khi tôi tìm hiểu thêm về văn hóa nước Chăm.
   Trong sử ký, thường thường, rồng xuất hiện khi có sự đổi đời. Khi triều đại cũ vừa bị chấm dứt, rồng xuất hiện như để trấn an dân chúng và củng cố chân mạng đế vương của vua, người cai trị triều đại mới.
   Rồng không những được ghi chép trong sử ký Việt Nam mà còn xuất hiện vô số trong các loại nghệ thuật. Trên mái chùa, mái đình. Trên chân đèn, trên các đồ gốm sứ. Xưa, tượng rồng được xây trên lăng mộ vua chúa. Ngày nay, trên mộ của dân thường cũng được trang trí với hình rồng, nhất là mộ của những người có tên Long. Xưa, đời nhà Trần, vua thường xâm hình rồng trên thân thể, trên bắp vế. Đến đời một ông vua nhà Trần nào đó, vua từ chối hình xâm. Từ đó tục lệ xâm hình rồng vào thân thể nhà vua chấm dứt. Tôi lỡ đánh mất ghi chú này nên không còn nhớ đời vua nào chỉ viết lại theo trí nhớ nên xin độc giả tha thứ.
   Đọc những sự kiện về rồng được ghi chép lại trong lịch sử, độc giả ngày nay có thể thắc mắc. Ai là người có thể (hoặc là được quyền) ghi lại những chi tiết đã xảy ra trong lịch sử?  Liệu chúng ta có thể tin được vào những câu chuyện lịch sử này không? Mức độ khả tín của những chi tiết này chính xác đến độ nào?  Ai là người quyết định chi tiết nào đáng được ghi lại trong sử sách?  Nếu viết sai thì điều gì sẽ xảy ra?  Nếu viết đúng sự việc xảy ra mà không tốt đẹp cho triều đình (hay nhà cầm quyền) lúc ấy thì số mạng của sử gia sẽ ra sao?
   Người đời nay có thể cho rằng rồng chỉ có trong tưởng tượng. Nhưng, biết đâu chừng, cũng như một số biểu tượng tâm linh khác, chẳng hạn như linh hồn, điều chúng ta không thấy, hay chưa thấy, bằng mắt thường, đang chờ một phát minh kỹ thuật tân tiến, ngày nào đó sẽ khám phá và chứng thực trong tương lai.
 
– Nguyễn Thị Hải Hà


[1] Nhà xuất bản Hồng Đức in theo nội dung bản in Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Nhà xuât bản Khoa học và Xã hội năm 1971 - 1972, Cao Huy Giu dịch. Đào Duy Anh hiệu đính, chú thích, và khảo chứng.

[2] Sách có lẽ đơn vị nhỏ nhất của thôn quê, sau làng xã.

[3] Nay là sông Hoàng Long, Điểm Xá, Gia Viễn, Ninh Bình

[4] Nhà xuất bản Hồng Đức in theo nội dung bản in Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Nhà xuât bản Khoa học và Xã hội năm 1971 - 1972, Cao Huy Giu dịch. Đào Duy Anh hiệu đính, chú thích, và khảo chứng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác phẩm của Torkwase Dyson thường dùng hình thức trừu tượng để diễn tả các di sản của chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương và cộng đồng người di cư Châu Phi. Cuộc triển lãm của cô có tên “1919: Black Water,” tại Phòng Trưng Bày Arthur Ross Architecture Gallery của Đại Học Columbia, mang những tác phẩm điêu khắc, bản vẽ và tranh hỗn hợp lại nhau phản ảnh vụ giết một thiếu niên da đen tên là Eugene Williams tại Chicago vào ngày 27 tháng 7 năm 1919, theo Nicole Miller đăng trên trang mạng www.artnews.com hôm 1 tháng 12 năm 2019.
Vào khoảng năm 1985, nhóm ca viên cũ của Ca Đoàn Trùng Dương được dịp họp mặt lần đầu tiên trên đất Mỹ với hai cựu ca trưởng của Trùng Dương là nhạc sĩ Lê Văn Khoa và nhạc sĩ Trần Chúc. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa hôm đó đã cho mọi người nghe cassette tape nhạc giao hưởng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương với 4 giọng tứ ca, rồi nói “nếu chúng ta có một ban đại hợp xướng thì sẽ khác hơn nhiều.
Một chương trình ca nhạc đánh dấu 30 năm ngày thành lập ban hợp xướng vốn được xem là nổi bật nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại, với những khúc nhạc bất hủ của bảy, tám mươi năm tân nhạc VN, trình diễn bởi những ca sĩ tên tuổi hiện thời, cùng hàng trăm nhạc sĩ, ca viên, dưới tài điều khiển của những nhạc trưởng đầy khả năng và giàu kinh nghiệm, hiển nhiên phải là một chương trình đặc sắc, để lại dư âm trong lòng người nghe một thời gian thật dài, nếu không muốn nói là mãi mãi…
Nhạc trưởng Trần Chúc năm 1989. 2. Ngàn Khơi ra đời, lần đầu tiên hát Viễn Du tháng 6, 1989. 3. Thái Thanh, hát Việt Nam Quê Hương Mến Yêu trong buổi hòa nhạc đầu tiên 1990. 4. Mai Hương hát VNQHMY 1990. 5. Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tại Concert 2007. 6. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & Nhạc trưởng Lê Văn Khoa 1990.
WESTMINSTER, CA (Little Saigon) - Vở kịch “140 Lbs: How Beauty Killed My Mother” (“140 Lbs: Sắc Đẹp Đã Giết Chết Mẹ Tôi Như Thế Nào”) sẽ được trình diễn bởi chính tác giả Susan Liễu vào hai suất: thứ Bảy, ngày 21 tháng 12, lúc 7:00 P.M. và Chủ Nhật, ngày 22 tháng 12, lúc 2:00 P.M. tại Phòng Sinh Hoạt Người Việt, số 14771 Đường Moran, thành phố Westminster. Giá vé: $15 (sinh viên) và $25 (đồng hạng).
Khang Nguyễn vận dụng những hiểu biết sâu sắc về tâm linh và triết lý đã thu thập được để chuyển dịch thành một thứ ngôn ngữ tượng hình chứa đựng cảm xúc và tỉnh thức, như anh miêu tả “một ý thức tức thời về Thực thể, không bị ràng buộc vào quan niệm tư duy của trí óc.
Một bức tranh hiếm của Wolfgang Amadeus Mozart lúc 13 tuổi đã bán 4 triệu euro tương đương 4.4 triệu đô la Mỹ tại cuộc đấu giá của Christie’s tại thủ đô Paris -- vượt xa hơn giá được tiên đoán. Bức tranh cho thấy thần đồng âm nhạc Áo đang chơi phong cầm trong chuyến du lịch ở Ý vào tháng 1 năm 1770. Christie’s nói rằng nhà soạn nhạc và cha ông lúc đó đang ở tại Verona với Pietro Lugiati, một viên chức đứng đầu tại Cộng Hòa Venice. Một người ngưỡng mộ Mozart, ông ấy đã đặt mua bức tranh này. Bức tranh đã được cho là do nhà nghệ thuật Verona vẽ. “Nó [bức tranh] rất có thể đã được vẽ bởi bậc thầy ở Verona là Giambettino Cignaroli, là anh em bà con của Lugiati,” theo Astrid Centner, nhà lãnh đạo của phòng Old Masters của nhà đấu giá tại Paris, cho biết. Chỉ có 5 bức tranh của Mozart đã được vẽ lúc ông còn sống.
Ca nhạc sĩ Chế Linh là một biểu tượng cột trụ của dòng nhạc Vàng, ông là người Việt gốc Chàm và được xem là tứ trụ của nền Nhạc Vàng (chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường). Tuy nhiên, trong “tứ trụ” đó, chỉ có duy nhất Chế Linh còn đi hát tới tận bây giờ và vẫn được đông đảo công chúng ngưỡng mộ.
Bốn mươi năm trước, tháng 11 năm 1979, ban nhạc rock Pink Floyd tại Anh đã trình làng băng nhạc thứ 11 có tên “The Wall” [Bức Tường].“The Wall” gồm 26 bài hát, 2 bản thu âm và một câu chuyện bí ẩn nhạc kịch, băng nhạc tiếp tục trở thành băng nhạc bán chạy thứ 2 trong lịch sử, theo bản tin của trang mạng www.theconverstion.com
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.