Biển Việt Ơi Căng Buồm Gió Lộng

25/05/202009:59:00(Xem: 2417)

 

Biển lung linh biển tình biển nhớ.

Biển vỗ về biển chở mối thương yêu.

Biển hiu hiu sóng nhẹ gió muôn chiều.

Cho liễu rủ bóng dừa nghiêng xõa tóc.

 

Biển thông lộ cho đoàn con vượt thoát.

Đường Tự Do rộng mở cuối chân trời.

Nắng cao lên lồng lộng gió căng hơi.

Vững tay lái ta xa rời cõi chết.

 

 

Biển Mẹ đó bắt nguồn từ Móng Cái

Chảy về Nam xuôi đến Bến Vân Đồn.

Cửa Ông ơi ta nhớ những người thương.

Than Cẩm Phả sắc đen màu quê mẹ.

 

Hạ Long Vịnh nước trong xanh như ngọc.

Rồng ở đây nằm ngủ rất yên bình.

Cáng buồm nâu tất tả cuộc mưu sinh.

Sao thương quá những cuộc đời trôi nổi.

 

Hải Phòng hỡi làm sao ta quên được?

Mùi cá thu ươm khói Đảo Cát Bà.

Nhớ tôm he, nhớ con sứa mặn mà.

Bạch Long Vĩ Đảo xa xa mờ hiện.

 

Biển mẹ rộng xuối xuống miền Tiền Hải.

Cho đàn con thêm cuộc sống no lành.

Sầm Sơn ơi bờ biển đẹp như tranh.

Bao truyện đẹp tô bồi trang lịch sử.

 

Biển Thanh-Nghệ sao quá nhiều giông tố?

Bạch đàn gầy chẳng ngăn nổi phong ba.

Mái tranh nghèo mẹ mới cất hôm qua.

Nay tan tác theo từng cơn bão thổi.

 

Nước mắm Nghệ cất lên từ biển tối.

Ta cảm ơn những con cá ngoan hiền.

Người ở đây chân cứng tựa Trường Sơn,

Xin cảm phục những con người cần khổ.

 

Cửa Nhật Lệ tích xưa giờ còn đó.

Đường xuôi nam Chúa Nguyễn mở cơ đồ.

Qua Thuận An lại nhớ cố đô xưa.

Thương xứ Huế Mậu Thân mùa tang tóc.

 

Vững tay lái thuyền xuôi về Đà Nẵng.

Theo dòng khơi thuơng Bán Đảo Sơn Trà.

Người yêu ơi giờ anh ở rất xa.

Nhưng vẫn nhớ những ngày ta hò hẹn.

 

Hoàng Sa đó chim âu buồn soải cánh.

Nhìn đoàn thuyền hối hả bỏ ra đi.

Đảo san hô con sóng thở rầm rì.

Như thương cảm nỗi đau người vượt biển.

 

Những hang động Đảo Lý Sơn thật đẹp.

Tên của em trên vách đá năm nào.

Theo tháng năm tình đâu có lạt phai.

Thương em quá những ngày mùa biển động.

 

Rời Quảng Ngãi thương Xa Huỳnh nghèo lắm.

Việt Cộng về tan tác cả tình quê.

Nhìn sao khuya ta cố ngoái trông về.

Thương dáng mẹ hao gầy từ Cổ Lũy.

 

Thuyền xuôi chảy theo lòng người háo hức.

Kìa Quy Nhơn trông mát rượi xanh mềm.

Dừa Tam Quan ngọt như sữa mẹ hiền.

Sao Bình Định cứ triền miên đói khổ?

 

Qua Nha Trang nghe tiếng đời đổ vỡ.

Sóng biển tình đồng vọng khúc bi ai.

Trời Vũng Rô chim yến cũng thở dài.

Màu cờ đỏ phủ đen miền cát trắng.

 

Cam Ranh đó nắng biển chiều lấp lánh.

Rạch Ba Ngòi buổi chợ cá tôm ươn.

Qua Phan Rang còn nhớ mãi người thương.

Phan Rí Cửa dáng buồn như nỗi chết!

 

 

Vào Phú Quí thấy ai buồn tha thiết.

Việt Cộng về đàn cá cũng phân ly.

Thuyền câu nằm thương tiếc mãi người đi.

Hợp tác xã phá tan đời ngư phủ.

 

Trăng cổ độ sáng soi vùng Mũi Né.

Muối ở đây như một giải Ngân Hà.

Giàn mực nằm quặn đỏ lớp phên tre.

Bên lớp cá khô ngon mùi nước biển.

 

Bà Rịa đó ta lấy làm điểm hẹn.

Chờ đoàn người hối hả bỏ ra khơi.

Trăng vào mây nương những lúc tối trời.

Đoàn ghe vội tiến nhanh ra ngoài Cửa.

 

Đêm Vũng Tàu hải đăng đèn sáng tỏ.

Hướng đoàn người vượt tới Đảo Côn Sơn.

Đồng ca lên khúc hát buổi ly hương.

Nghe lịch sử quặn đau từng khúc ruột.

 

Biển Thạnh Phú tối đen như địa ngục.

Rừng chà là nín thở sợ công an.

Người vợ ngồi từng giờ phút dõi trông.

Chồng con được bình an ra cửa biển.

 

Qua Bình Đại thương con sò huyết ngọt.

Mẻ tôm khô phơi nắng tỏ yên bình.

Đàn le le còn ở đó không em?

Hay tan tác tìm phương nào chạy trốn?

 

Sông Cửa Tiểu nghe tiếng người rên xiết.

Mắt đục ngầu như từng lớp phù sa.

Cửa Hàm Luông giờ như bãi tha ma.

Chỉ có đám lục bình trôi ra biển.

 

Mũi Cà Mau nghe rừng tràm réo gọi.

Xác vượt biên theo sóng nổi lênh đênh.

Hồn ma vương nơi bến bãi đầu ghềnh.

Sao vẫn cứ lao mình ra cửa biển?

 

Ngoảnh mặt lại Kiên Giang thôi vĩnh biệt!

Việt Cộng về cả nuớc phải thi đua.

Đầu tôm xưa vứt bỏ chẳng ai mua.

Nay cũng phải tranh nhau từng vốc nhỏ.

 

Qua Phú Quốc nghe hồn tan nát vỡ.

Bầy cá mai cũng đã bỏ đi rồi.

Nước mắm ơi nước mắm cũng đổi đời!

Nghe từng bước quặn đau tình cố lý.

 

Đào Văn Bình

(Trích Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển xb năm 2002)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...