Hôm nay,  

Lên "Phây"

28/03/202416:36:00(Xem: 1728)
Truyện

Nông_dân_Việt_Nam

Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng.
    Trong thời buổi tao loạn ấy, người tốt việc tốt càng dễ bị ghét. Ghét bên phía địch đã đành, mà phe ta cũng không thương được, vì những chia chác quyền lợi. Địch thì hằm hè bên lưng, mỗi tối phát loa phóng thanh kêu gọi diệt ngụy, diệt ác ôn. Lúc nào trong danh sách diệt, tên cậu cũng đứng đầu sổ. Cho đến một ngày, cậu bị diệt thiệt. Đó là một buổi trưa cậu Tân bị địch phục kích. Cậu bị bắn chết giữa thanh thiên bạch nhật, lồng ngực cậu bị vỡ nát vì đạn AK xuyên qua, máu tuôn xối xả. Cậu tắt thở ngay tại chỗ.
    Cái chết của cậu, làm bảy đứa con của cậu bị hụt hẫng, bị rơi vào một khoảng trống không định hình. Mợ Tân chỉ là một bà nhà quê tay lấm chân bùn, nên cố nén cơn đau để sống, làm ruộng, nuôi con. Có thể nói là lây lất. Không đứa con nào học của cậu hết bậc trung học. Những đứa con gái thì đứa có chồng, đứa không, những đứa con trai cũng làng nhàng làm anh nông dân tiếp nối...
    Rồi cái gì cũng qua. Mấy đứa con trai cũng thành gia thất, cùng nhau sống trong khu vườn của cậu để lại, mỗi đứa làm một cái nhà nhỏ quanh vườn.
    Hạo đi xa quê từ năm mười sáu tuổi, nên những đứa em con cô cậu với anh, cái tình cũng nhạt. Bởi vì sự thân quen, thương yêu, thường thường được nối kết bởi sự gần gũi, sự giao tiếp, sự chia ngọt sẻ bùi. Nhưng Hạo không có những cái đó. Anh sống ở thành phố, rồi đi xa, cũng tự lập, tự lực tự cường. Như hai phương trời cách biệt. Chỉ có thỉnh thoảng mới nhận được tin, đứa này gả con, đứa kia cưới vợ cho con. Khi anh biết hỷ tín, thì ngày cưới đã qua cũng mấy tháng rồi, nên anh cũng không có quà mừng hay lời chúc mừng gì đến các em, các cháu.
    Thế cũng trên bốn mươi năm qua.
    Tự dưng mấy hổm rày, trên "phây" anh xuất hiện một cái tên, Hải N. Nguyễn. Và có một câu hỏi anh, anh Năm đó hả, anh khỏe không? Tự nhiên Hạo thấy bức xúc, suy nghĩ rất lung. Trở đi trở lại những bạn bè thân quen, lớn nhỏ, ai biết mình là anh năm cà? Hạo ra xã hội, sống với đủ mọi nghề với tên khai sinh là Hạo. Bạn bè đều kêu anh là Vũ Thanh Hạo, ai biết được Hạo là con thứ năm trong gia đình. Anh năm. Đúng, đó là tên gọi hồi nhỏ trong gia đình của anh. Chị hai, chị ba, anh tư, anh năm. Chỉ có bà con cô, cậu, dì, mới biết được thôi. Anh lục tìm và suy nghĩ mãi. Cuối cùng anh chịu thua, nên đành hỏi lại trên "phây". Hải N Nguyễn là ai vậy? Trả lời. Em là Hải, con thứ ba của cậu Tân đây. Câu trả lời làm anh chưng hửng. Cảm động.
    Mấy năm nay vi tính lan tràn ở Việt Nam ngày một nhiều, internet, rồi điện thoại thông minh, rồi "phây bút". Cho nên cả quả địa cầu rộng thế mà trở nên gần xịt. Gần thiệt gần, mà xa cũng thiệt xa. Gần, nghĩa là như anh đi chùa ngày mùng một, thấy những cây hoa tường vy bên mép chùa đẹp quá, liền nói với Mây, anh với em cùng chụp cạnh cây tường vy này một đi. Anh nhờ người đàn ông đứng cạnh, anh chụp giùm tui. Người đàn ông cầm lấy smart phone của anh, rồi bấm máy. Cảm ơn. Anh lấy lại phone và coi hình. Đẹp quá. Em thấy đẹp như hồi mình mới yêu nhau không? Để anh gởi liền lên phây, nhe. Thế là anh làm mấy động tác nhẹ nhàng. Tiếng tích của smart phone rung nhẹ. Mấy giây sau, các bạn phây của anh đều nhận được hình anh và Mây đang tay trong tay, bên cây hoa tường vy ở chùa Quan Thế Âm. Điện thoại lại kêu tích, tích, hàng chục cái reply, có cả của chị hai ở quê. Khen. Hình hai em đẹp lắm.
    Đó nghĩa là Gần, muốn nhìn chị hai, anh hai, anh bốn ở quê (hoặc nói chuyện) bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, cũng được. Nhưng Xa. Muốn thấy chị hai bằng xương bằng thịt, muốn cầm tay chị hai, rờ má chị, rờ mặt chị, coi thử da chị có còn rắn chắc không, hay đã nhão, đã lão hóa rồi, thì cũng phải mất thời gian và có tiền. Phải có tiền mua vé máy bay Eva hay China Airline, phải 24 tiếng mới về đến quê, còn đi một chuyến từ SG về quê nữa, cũng mấy giờ bay. Vậy là Xa. Nghĩa là vũ như cẩn, vẫn như cũ, chứ gì nữa.
    Cho nên bây giờ Hạo được phây của Hải N Nguyễn, anh mừng rơn là liên lạc được với đứa em cô cậu ở quê. Và Hạo cũng thấy mừng cho những đứa em của mình, bây giờ cũng được hưởng chút ánh sáng văn minh, là có thể bấm một cái là biết tin tức anh em, bạn bè, xa nửa vòng trái đất. Hạo chúc mừng, những đứa em con cậu, đã có một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Nói cho đúng là các em tự mình vươn lên, làm ruộng, chạy xe ôm, nuôi vài con heo nái, đẻ được mấy lứa heo con, nuôi mấy con bò, đẻ được 2 con nghé, đó là vốn liếng có được từ mồ hôi. Đi làm đồng đã có được chiếc honda sản xuất tại Trung quốc giá có mấy triệu, chạy cũng đỡ mỏi chân.
 
*
 
Còn mấy đứa con gái của cậu Tân. Một lần Hạo về quê, một buổi tối anh ra nhà chị hai chơi. Con đường tỉnh lộ chưa tráng nhựa nên còn bụi đỏ mù trời, một con gió lốc xoáy nhỏ cũng làm đám bụi đỏ bốc lên. Bụi bốc lên chỉ người đi đường, hưởng, hít bụi. Buổi tối vùng quê, trời tối như mực, Hạo đứng trước nhà chị hai ngóng ngó người qua lại cho vui và mong tìm lại cảnh thanh bình cách đây năm mươi năm, anh đã hưởng. Bỗng anh thấy đằng xa bóng một người lầm lũi đi lại. Người đàn bà đi trong bóng đêm, gánh một gánh rau, dáng khập khiễng, khổ nhọc. Khi dừng lại trước nhà chị hai, người đàn bà bỏ gánh xuống khỏi vai, nhìn Hạo trân trân, rồi bật lên tiếng nói:
    - Ỏa. Anh năm, anh về hồi nào đó?
    Hạo ngạc nhiên khi thấy người lạ, không biết là ai mà gọi tên mình. Hạo hỏi lại:
    - Chị là ai đó?
    - Em là hai Thao đây.
    Hạo bật thốt lên:
    - Ô! hai Thao.
    Người đàn bà gầy gò, lại ôm lấy Hạo. Hạo ôm lại, chợt thấy Thao ốm quá! Thao đúng là nạn nhân của cuộc chiến vừa qua. Lớn lên, trên hai mươi tuổi, Thao lấy chồng, một thanh niên cùng quê. Thời loạn lạc thanh niên nào ở yên được, nên chồng Thao vào nghĩa quân. Và nghĩa quân là lính, nên phải đi kích, đi rùng địch ban đêm. Đến một lúc, chồng Thao bị trúng đạn, chết. Thao làm góa phụ hồi mới hăm lăm tuổi.
    Vừa nhà quê, vừa không đẹp, vừa lo kiếm miếng ăn đến đứt hơi, nên Thao không có ai để ý tới nữa. Nay đã trên năm mươi năm qua. Thao leo lên đến hàng bảy, khô queo, khắc khổ như một cây sậy trụi lá. Còn hai đứa em Thao, ai cũng khổ như vậy.
    Hạo biết vậy, nhưng anh cũng không giúp được gì nhiều cho những người em cô cậu. Anh đã qua những bầm giập cuộc đời, và chỉ làm một assembly trong giây chuyền sản xuất, lương ba cọc ba đồng. Dành tiền về quê thăm chị, thăm mồ mả cha mẹ, ông bà đã là hụt hơi. Mấy trăm ngàn đồng Việt Nam anh biếu cho mấy em, cũng chỉ là hột muối bỏ biển. Nhưng anh lại an tâm là các em mình đã sống một cuộc sống lương thiện, trong một xã hội xao xác như thế. Chung quanh toàn hầm hố bom mìn theo nghĩa bóng. Đó là vật chất, xa hoa phù phiếm, đã tràn làm vào tận cùng ngõ ngách. Nói không phải chữi chứ từ trên xuống dưới, các cấp chính quyền, công an, đều đi thụt lùi. Câu nói đúng là xã hội đó, tiếng phát ra là "đầu tiên?" tức "tiền đâu?" Anh không thể khẳng định được tính cách lương thiện của mấy đứa em, nếu tụi nó được làm một chức vụ gì đó có "ăn", thì tụi nó có giữ được tính liêm khiết không? Một xã hội "ăn" từ trên xuống dưới, mấy đứa em làm nông nên không có chỗ "ăn". Nhưng dù gì, giữ được sự trong sạch của mình cũng là điều tốt.
 
*
 
Cái "phây" cũng chiếm chỗ trong Hạo nhiều thời gian. Hình như anh loay hoay với nó suốt ngày. Qua “phây” anh cũng biết tính cách của từng người kết bạn với anh...Người thì thích đăng thơ mình lên “phây”, coi như đó là niềm vui, người thì thích đưa hình, khoe con, khoe vợ. Con gái thì bẹo hình bẹo dạng khoe vú khoe mông. Có đứa con gái kêu gọi phe đàn ông mua viên "cương cứng lâu" cùng với tấm hình tạo dáng rất sexy. Nghĩa là "phây" đúng nơi môi trường oanh kích tự do, từ bom thường đến bom bầy B.52, như hồi chiến tranh, Mỹ đã bỏ bom, rải thảm, xuống ở làng quê, rừng núi ta.
    Cũng nhờ trên "phây" mà Hạo thấy được ngôi nhà lầu ba tầng của người bạn ở thành phố Đ. Nó làm công chức mà sao giàu dữ vậy không biết. Ai cũng trầm trồ, khen ngợi vì Triết tài giỏi, ngoại giao rộng rãi và giữ chức vụ cao. Một lần Triết khoe. Tau sắp hạ cánh rồi mi. Hạ cánh an toàn. Tau sáu mươi với ba cái nhà, hai cái ngoài bãi biển cho thuê và một cái để ở. Như vậy cũng được, mi há. Rồi Triết nói thêm, có lẽ tau nhờ hồng phước của ông bà phù hộ. Ba mẹ tau một đời hiền như cục đất, thấy tau nghèo nên giúp tau vào chỗ ngon, nhờ vậy mà tau mới lên đời. Ký chữ ký kiếm vài chục ngàn đô dễ như chơi. Triết cười rè rè trong ống nghe, có vẻ mản nguyện. Hạo nói, chúc mừng mi nhe. Nhưng anh lại tự hỏi, sao Triết giàu dữ vậy cà? Đúng rồi. Chắc là nó thuộc dạng quan tham, chứ lương tháng của nó, nếu cao lắm cũng khoảng mười triệu, hai mươi triệu là cùng, thì ba cái nhà đó giá cũng cả trăm tỉ, lấy tiền đâu ra. Chắc là không phải do cần cù, đi chạy xe ôm hoặc đi bán chổi đót như một quan chức đã nói. Chỉ có tham nhũng, mà tiền tham nhũng là tiền ăn cắp, đúng là ăn cắp của dân, có gì mà khoe. Và cha mẹ nó ở dưới suối vàng chắc cũng không đồng tình phù hộ nó làm giàu một cách bất chính như vậy.
    Lại một thằng bạn nữa, "sô" hình trên phây một căn nhà lớn, căn biệt thự vùng quê. Căn nhà đẹp thiệt, nhà quê mà có nhà hai, ba tỉ đồng là ngon. Thằng bạn nói, nhờ đứa con tau khôn, giỏi, nên nay nó giàu "cực kỳ". Đây chỉ căn nhà nhỏ thôi, nó làm cho vợ chồng tau ở, chứ ở thành phố, nhà nó mới thật sự "khủng", "cực kỳ hoành tráng" đó mày. Hạo cũng lại viết trên comment, chúc mừng mi có nhà biệt thự, giàu sụ rồi nghe.
    Rồi anh nghĩ đến những đứa con anh ở bên Mỹ này, tốt nghiệp đại học, có đứa là dược sĩ, nha sĩ, mà vợ chồng chúng nó phải làm quần quật suốt năm, suốt tháng. Cũng khoảng mấy năm như vậy, vợ chồng tụi nó mới có tiền down, mua được căn nhà, nghĩa là chỉ trả được khoảng 1/3, còn lại phải cày suốt mươi năm nữa.
    Nhưng Hạo lại thấy tâm bình an.

 

– Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Làm người Huế là đã mang một cái “nghiệp” tha hương. Vì đất thì chật mà lòng người thì rộng lớn nên không giữ được những bước chân ôm mộng viễn xứ sông hồ. Huế kỳ cục, ở thì không thấy thương mà đi xa rồi mới quay quắt nhớ. Nhớ đất, nhớ quê có khi di lụy cả một đời…
Nhà Trần đã khởi nghiệp với năm vị vua liên tiếp đều là những bậc anh hùng. Mặt ngoài các ngài đã lập được những chiến công hiển hách, đẩy lùi được mấy cuộc xâm lăng của lũ cường khấu phương Bắc. Mặt trong các ngài lại giỏi việc văn trị, cố gắng lo cho muôn dân được sống trong cảnh no ấm, yên vui. Thời kỳ vinh quang, thịnh vượng đó đã kéo dài gần một trăm năm...
Cầu Hội có dáng “hình thang” thật đơn giản, cao và thông thoáng. Chỉ là chiếc cầu gỗ mảnh khảnh nên nó lại phù hợp, hài hòa với sự êm đềm lắng đọng của cảnh vật chung quanh. Vì cầu Hội cao và thông thoáng nên thuyền qua lại ngược xuôi dưới gầm cầu được dễ dàng. Dưới gầm cầu, bóng núi và mây vẫn lung linh, trôi chảy theo dòng suối mà không bị vướng mắt, hay bị cắt ngang hoặc che lấp...
Tim, mối tình đầu của Lily vừa chia tay, anh ta đã có người yêu khác. Lily đang thất tình đang đau khổ. Tim làm việc ngành tài chính ngân hàng, chàng trai có công việc tốt, đẹp trai, lịch sự đỏm dáng, luôn khéo ăn nói làm vừa lòng mọi người...
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.