Hôm nay,  

Con Dốc Nhỏ đưa em về Căn Gác Nhỏ

27/03/202411:03:00(Xem: 1014)
Tản mạn

quang
(Nhân ngày giỗ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, 27/3).

Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi.
    Nếu nói về hạnh phúc thì hạnh phúc thuộc về quá khứ. Còn khổ đau? Khổ đau của quá khứ trở thành thực tại hiện hữu. Nó có mặt trong trong từng hơi thở hôm nay và theo ta đến cả ngày mai – và mãi mãi mai sau…
    Tôi biết một người có hạnh phúc lẫn khổ đau trong quá khứ nhưng hạnh phúc ấy đã bị đánh mất, còn khổ đau thì vẫn cứ chập chờn lẽo đẽo theo chiếc bóng gầy gò của chàng…Đó là hình ảnh của một chàng trai tuổi tầm mười tám đôi mươi đang lầm lũi bước dưới cơn mưa lạnh buốt của trời cao nguyên, bỏ lại sau lưng những con dốc dài lên xuống gần nơi phố thị, chàng dừng chân đứng lại trước một Con Dốc đá nhầy nhụa rêu phong để nhìn lại phía sau là cơn mưa đêm không dứt. Chàng dẫm chân trên từng phiến đá xám xịt lổm chổm, bước từng bước nặng nề cho đến khi đôi chân đặt trên phiến đá cuối cùng cuối con dốc. Trời vẫn mưa. Có một điều gì khiến lòng chàng ray rứt khôn nguôi. Con dốc đã khuất sau màn mưa đêm. Cả thành phố chìm vào tĩnh lặng. Bước thêm một đoạn đường ngắn là đến ngôi nhà nằm thấp dưới mặt đường, chàng lại đặt những bước chân nặng nề xuống mấy bậc cấp, men theo vách tường nhà, lòn mình vào Căn Gác gỗ lạnh lẽo ẩm mốc để rồi ôm trọn nỗi khổ đau sau lần gặp gỡ để chia tay “lần cuối” với người yêu của mối tình đầu từ những tháng ngày chàng mười sáu tuổi và cô nữ sinh áo trắng vừa mười bốn tuổi vào năm 1960.
    “Con Dốc Nhỏ” và “Căn Gác Nhỏ” đã trở thành một thứ “ngôn ngữ” riêng của bọn chúng tôi là những đứa đã kết nghĩa anh em với Nguyễn Đức Quang – Quang Du Ca. Con Dốc đó và Căn Gác đó là hai chứng tích của một cuộc tình tràn đầy hạnh phúc lẫn khổ đau của Quang lẫn người thiếu nữ có tên NKA. Họ gặp nhau, làm quen rồi yêu nhau bằng một mối tình trong sáng. Họ đã cùng nhau sống trong những ngày tình yêu chớm nở ở một thành phố có sương lạnh, có mây mù, có cả những cơn mưa kéo dài từ sáng đến chiều, những cơn mưa bất chợt về đêm cùng với gió rét tràn qua những thung lũng thông xanh. Và người dân ở đó, ít có người không biết đến mối tình của đôi tình nhân lý tưởng này.
    Biết bao lần chàng và nàng nắm tay nhau, từng bước từng bước trên Con Dốc Nhỏ, và Căn Gác Nhỏ lạnh lẽo bỗng rực ấm khi cả hai cùng ngồi bên nhau nói chuyện tương lai, nói điều mơ ước. Hạnh phúc biết bao! Nhưng rồi oan khiên nghiệt ngã đã kéo đến cho cả hai. Có một lần chia tay. Cũng có một lần hàn gắn. Không phải chỉ một lần mà cả đến nhiều lần làm tràn nước mắt cho đến khi có cuộc chia tay cuối cùng và vĩnh viễn…không còn gì níu kéo lại được nữa…
    Tôi là nhân chứng của mối tình Quang và NKA từ ngày đầu cho đến khi cuộc tính kết thúc. Tôi cũng đã cùng họ bước trên Con Dốc nhỏ và bao lần được nhìn thấy niềm hạnh phúc của họ trong Căn Gác Nhỏ. Rồi đường ai nấy đi mang theo cả một mối tình khó nỗi phôi phai.
    Trên con đường dài Du Ca, Quang không bao giờ quên những hạnh phúc lẫn khổ đau của một thời. Trong bài hát “Về Con Phố Xưa” Quang viết: “Có ai trở lại thăm ngôi nhà cũ. Hãy chở hồn tôi về con phố xưa. Bước chân muộn màng xin chớ vội nhé. Một ngày nơi này, một dĩ vảng về. Có ai trở về nơi ngôi trường đó. Hãy để lòng tôi về theo bóng mây. Nhớ em thật buồn nơi khung cửa gỗ, ngồi đợi tôi về…
    Trong bàiTình Tôi Con Dốc Nhỏ” Quang viết: “Nơi tôi ở rất gần một con đường, con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương. Thành phố âm thầm nhìn con dốc đứng. Nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn, khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng. Con dốc nhỏ thích tôi – người đứng chờ. Trông ngây dại giữa chiều nắng chiều mưa. Chờ bước chân quen gập ghềnh đất đỏ. Chờ hoang liêu một mùi phấn nhẹ. Tôi đưa nàng bước lên tuổi xuân thì. Phố xóm nghèo sớm lan chuyện chúng mình…Chuyện lúc hai tôi ngôi chân dốc vắng…Chân dốc nhỏ dẫn đi quanh bóng hồ…Từng đêm từng đêm con dốc vàng ánh đèn…”.
    Trong bài hát “Về Đây Nhé” Quang viết “Về đây nhé người em phong ba đã quên ân tình xưa. Về đây nhé tựa trăng sao khuya quen một mái nhà. Những ngày thao thức, đêm nối mong chờ. Thấy lòng nô nức như sắp sang bờ…Về đây với muôn ngàn ước mơ còn chưa tới. Về đây như rừng xanh có hôm cũng tàn phế…Tới ngày chia cách chim về núi sâu ta về cõi sầu…”
    Quang viết khoảng hai chục bài hát cho mối tình đầu nhưng phổ biến rất hạn chế. Tôi may mắn có được những bài hát này. Tôi và Quang là anh em kết nghĩa, chơi với nhau dạo còn là thiếu niên nên cuộc tình của Quang và người thiếu nữ tên NKA tôi chứng kiến và cũng đã vài lần đứng ra hòa giải giữa đôi bên nhưng không hàn gắn được. Âu cũng là định mệnh.
    Ngày Quang lìa xa cõi trần cách nay mười ba năm, tôi đã viết một số bài nói về Quang, trong đó có hai bài thơ. Một là bài “Con Dốc Nhỏ”, hai là bài “Căn Gác Nhỏ” vì hai chốn ấy đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Nhà tôi ở cách nhà Quang năm cây số và khi đến chơi, họp hành, sinh hoạt với nhau ở Căn Gác Nhỏ tôi đều phải bước lên Con Dốc Nhỏ.
 

– Phong Châu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Làm người Huế là đã mang một cái “nghiệp” tha hương. Vì đất thì chật mà lòng người thì rộng lớn nên không giữ được những bước chân ôm mộng viễn xứ sông hồ. Huế kỳ cục, ở thì không thấy thương mà đi xa rồi mới quay quắt nhớ. Nhớ đất, nhớ quê có khi di lụy cả một đời…
Nhà Trần đã khởi nghiệp với năm vị vua liên tiếp đều là những bậc anh hùng. Mặt ngoài các ngài đã lập được những chiến công hiển hách, đẩy lùi được mấy cuộc xâm lăng của lũ cường khấu phương Bắc. Mặt trong các ngài lại giỏi việc văn trị, cố gắng lo cho muôn dân được sống trong cảnh no ấm, yên vui. Thời kỳ vinh quang, thịnh vượng đó đã kéo dài gần một trăm năm...
Cầu Hội có dáng “hình thang” thật đơn giản, cao và thông thoáng. Chỉ là chiếc cầu gỗ mảnh khảnh nên nó lại phù hợp, hài hòa với sự êm đềm lắng đọng của cảnh vật chung quanh. Vì cầu Hội cao và thông thoáng nên thuyền qua lại ngược xuôi dưới gầm cầu được dễ dàng. Dưới gầm cầu, bóng núi và mây vẫn lung linh, trôi chảy theo dòng suối mà không bị vướng mắt, hay bị cắt ngang hoặc che lấp...
Tim, mối tình đầu của Lily vừa chia tay, anh ta đã có người yêu khác. Lily đang thất tình đang đau khổ. Tim làm việc ngành tài chính ngân hàng, chàng trai có công việc tốt, đẹp trai, lịch sự đỏm dáng, luôn khéo ăn nói làm vừa lòng mọi người...
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.