Hôm nay,  

Thép VN Tiêu Thụ Giảm 40%, Nhiều Xưởng Thép Đóng Cửa; Trong 2 tháng đầu năm 2013: tới 8.600 doanh nghiệp VN Sập Tiệm

01/03/201300:00:00(Xem: 6790)
HANOI (VB) -- Kinh tế Việt Nam vẫn nhiều bi quan đầu năm 2013: nhiều công ty thép đóng cửa hay giảm công suất, theo báo Tiền Phong, vì thep1 tiêu thụ giảm 40%; trong khi đó, có 8.600 công ty dẹp tiệm chỉ trong 2 tháng đầu năm, theo thông tấn VnMedia.

Bản tin báo Tiền Phong ghi rằng trong ngày 28-2, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, lượng thép tiêu thụ trong tháng 2 giảm hơn 40% so với tháng 1, một số doanh nghiệp (DN) thép đã phải ngừng sản xuất, số khác sản xuất cầm chừng. Phần lớn DN sản xuất thép đang bị lỗ.

Sản lượng thép xây dựng tháng 2 ước đạt 260.000 tấn, giảm 770.000 tấn so với tháng trước và giảm 83.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Bản tin cũng nói:

“Lượng thép thành phẩm tồn kho là 320.000 tấn, tăng 40.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chính khiến thép tồn kho lớn là do thị trường bất động sản vẫn đóng băng.”

Trong khi đó, thông tấn VnMedia cho biết chỉ trong 2 tháng đầu năm, cả nước có hơn 8.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập mới chỉ đạt ở mức 8.000.


Bản tin ghi rằng tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều Thứ Năm 28/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã cho biết tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.

Số doanh nghiệp ngưng hoạt động trong 2 tháng qua là hơn 8.600 doanh nghiệp, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập mới là 8.000.

Nguy hiểm nữa là, theo lời ông Đam:

“...tăng trưởng tín dụng giảm (đến 25/2 tín dụng tăng trưởng âm 0,16%). Do vậy, Chính phủ cho rằng cần triển khai những giải pháp tháo gỡ khó khăn quyết liệt hơn. Cụ thể, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh để giữ đà tăng trưởng từ cuối năm 2012. Trong đó, quan tâm giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho, phát triển nông nghiệp nông thôn, doah nghiệp nhỏ và vừa, nhà ở xã hội, xuất khẩu...”

Khi tăng trưởng tín dụng giảm, có nghĩa là lòng tin suy giảm, nên tiền đi vay để kinh doanh giảm.

Tình hình như thế, gỡ được cũng còn lâu dài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.