Hôm nay,  

Sài Gòn: Nạn Xả Rác Bừa Bãi, Đường Phố Nào Cũng Rác

23/07/201200:00:00(Xem: 24473)
SAIGON -(VB) - Lâu nay, ở Sài Gòn cũng như các thành phố khác trong nước, một số người dân kém ý thức đã và đang ngày đêm xả rác bừa bãi ra môi trường, khiến hầu như ra đường là gặp rác.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, rác thải hiện diện khắp nơi, hễ cứ có khu đất trống nào, thậm chí là vỉa hè, những đoạn đường thưa nhà ở hay khu đất đã giải tỏa…, thì đều bị người dân tận dụng tập kết rác thải sinh hoạt cùng đủ loại vật dụng phế thải, xà bần, cây ván cũ, xác thú vật, v.v…

Như giữa một quận nội thành sầm uất, đông dân là quận 5, trên đường Hải Thượng Lãn Ông (gần công viên Thăng Long), ngoài rác rến chưa hốt còn có còn có những thùng đã chứa đầy rác chờ chuyển đi rất mất mỹ quan. Nhiều người kém ý thức đã vô tư biến số thùng này thành “pháo đài” che chắn để tiểu tiện khiến mặt đường loang lổ những đám nước vàng chóe, mùi hôi khó tả khiến người đi đường phải né xa.
vb_xa_rac_bua_bai__2_
Rác ở công viên 30-4 (quận 1). (Photo VB)
Ở các quận ven hay ngoại thành, tình trạng còn tệ hơn. Một bên quốc lộ 1A, đoạn đi qua địa bàn phường Linh Trung (quận Thủ Đức) là khu dân cư, bên còn lại là thảm cây xanh và khu chế xuất Linh Trung. Trước cổng khu chế xuất tồn tại dai dẳng một bãi rác lộ thiên bốc mùi hôi thối nồng nặc. Kế bãi rác có trạm xe buýt nhưng hầu như hành khách ít khi đứng đón xe bởi mùi hôi liên tục tra tấn. Điều đáng nói là UBND phường Linh Trung có biết và có đặt bảng cấm nhưng bãi rác thì ngày càng phình ra. “Ngày nào cũng có người vứt rác vô tội vạ mà chẳng thấy ai xử phạt hay nhắc nhở gì cả”, một người dân sống gần bãi rác bức xúc.

Tại một trạm xe buýt trên quốc lộ13, phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức), rác thải bừa bãi, bốc mùi xú uế là nỗi ám ảnh thường trực của khách chờ đón xe. Tại đây có treo một tấm biển ghi: “Đổ rác ra đường phố không đúng nơi quy định vi phạm điểm e, khoản 3, điều 14 NĐ 34/2010 NĐCP của Chính phủ, phạt 750,000 đồng”, nhưng hầu như không ai chú ý. Thỉnh thoảng lại có những người chạy xe máy thản nhiên ném những bịch rác lớn xuống trạm chờ rồi vô tư đi tiếp.

Dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận Bình Chánh), người đi xe máy bị ngộp với những bãi rác hai bên đường và dưới các chân cầu. Nhiều bãi cỏ xanh mướt cũng bị rác thải phủ lấp. Trên đường Võ Văn Kiệt (quận 5+6), nhiều người phải bịt mũi và bước nhanh bởi mùi hôi nồng nặc cứ xộc thẳng khi đi ngang qua BV Bệnh nhiệt đới. Trước cổng bệnh viện, các gánh hàng rong cứ thản nhiên đổ nước thải tràn ra khắp mặt đường. Các loại rác từ bao bì, cặn bã thức ăn tấp đầy bên miệng cống và vương vãi khắp nơi. Người bán hàng còn vô tư rửa chén, bát và đổ xà bông, nước bẩn chảy khắp vỉa hè. Nếu không có tấm biển đề tên BV treo ở cổng, chắc nhiều người cứ nhầm tưởng khu vực này là một cái chợ tự phát.
vb_xa_rac_xanh_cho_y_thuc
Vỉa hè có những cặp thùng phân chia rác hữu cơ và vô cơ.(Photo VB)
Tình trạng nhếch nhác rác và ngập ngụa nước thải cũng tồn tại ở những nơi có treo bảng hoành tráng "khu phố văn hóa", "khu dân cư mới".

Tại khu dân cư Đồng Diều, Phong Phú, Chánh Hưng (quận 8); khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh)… những lô đất trống bị biến thành nơi tập kết đủ thứ rác thải, rác tràn hết ra cả vỉa hè. Một người dân ở khu Trung Sơn cho biết: “Rác của dân ở trong khu này xả ra chứ ai vào đây mà xả. Nhà tôi phải đóng cửa im ỉm suốt cả ngày vì sợ mùi hôi xộc vào nhà”.

Ở hẻm 783, khu phố văn hóa 7, phường 6 (quận Tân Bình), thường xuyên có những vũng nước ứ đọng, đen ngòm do một số người bán thức ăn tùy tiện đổ nước thải ra nền hẻm. Đi vào sâu bên trong, đường hẻm có vẻ sạch sẽ hơn nhưng vẫn còn mùi rất khó chịu, đó là mùi nước tiểu, dù trên một số bờ tường thì chi chít những dòng chữ: “Cấm đái bậy”, “Tiên sư đứa nào đổ rác”…

Lực lượng công nhân vệ sinh của thành phố làm việc liên tục 24 giờ mỗi ngày (chia thành 3 ca) nhưng vẫn không kham nổi lượng rác thải mà người dân kém ý thức xả ra bừa bãi. Cả những biện pháp nhằm “xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp” như phân loại rác tại nguồn cũng bị phá sản.

Bên cạnh đó, hệ thống kênh rạch trên địa bàn TP. Sài Gòn cũng ngập rác thải làm dòng nước luôn đen ngòm, bốc mùi. Ngay các con kênh ở địa bàn các quận trung tâm, như: kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ, kênh Bến Nghé, kênh Tẻ... cũng luôn “oằn mình” vì rác.

Ông Nguyễn Văn Trực, 50 tuổi, công nhân vệ sinh của Công ty dịch vụ công ích quận 8, bức xúc: “Chỉ tính riêng trên kênh Tàu Hủ, trung bình một lộ trình (8,500 m) thì một tàu vớt đến 6 tấn rác. Không ít lần tàu vừa vớt xong khối rác này thì người dân sống gần kênh hay các ghe thuyền buôn bán trên kênh lại vứt các bao rác khác xuống. Có lần tàu chạy dưới cầu thì có người đứng trên cầu ném cả bao rác xuống”.

Ý kiến bạn đọc
25/07/201204:08:30
Khách
khi xét 1 sự việc cần phải nhìn từ nhiều khía cạnh, đúng là xả rác là sai, nhưng nếu như quý vị cầm xấp vé số đi bán mà lo nơm nớp không biết đủ tiền mua gạo cho đám con nhỏ ở nhà hay không thì quý vị có còn tâm để mà "làm đẹp mỹ quan thành phố" hay không. Ở VN hàng triệu con người đang sống trong cảnh chạy gạo từng bữa đó bạn ơi. Tại sao cả một xã hội đều là "rác" ? Tất cả là do "thành tích" của CS đã tạo ra như vậy đó. Nếu bạn cho là nên áp dụng luật phạt vạ thì bạn hãy thử hôm nào về VN cầm xấp vé số đi bán kiếm tiền ăn cơm thì bạn sẽ biết, giữa cái đói mờ mắt và cái "mỹ quan đô thị" thì cái nào nặng cái nào nhẹ
23/07/201211:25:04
Khách
tôi đi học gặp rác,đi đâu cũ
ng gặp rác yêu câu so vệ sinh tp SG chú ý
23/07/201205:45:45
Khách
Có khi cần phải áp dụng luật phạt vạ (tiền phạt hay lao động công ích) một cách triệt để - không khoan nhượng thì mới có thể cải thiện được. Singapore là một biểu mẫu về áp dụng luật (sau khi đã được phổ biến sâu rộng đến quần chúng)
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.