Hôm nay,  

Sẽ Nhiều Hãng Tư Phá Sản Hơn, Các Quốc Doanh Vẫn Lỗ Lớn

19/07/201200:00:00(Xem: 11060)
SAIGON -- Nửa cuối 2012: DN sẽ tuyên bố phá sản nhiều hơn?

Báo chuyên về doanh thương VEF báo nguy viễn ảnh đầy cơ nguy.

Nhà phân tích Đỗ Thiện viết trên báo VEF, trích:

“...Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2012 với một tông màu "nhạt" khi chỉ số VNI và HNI vẫn mãi "rề rà" dưới đáy. Mãi đến tháng 5, thị trường chứng khoán có chút khởi sắc khi VNI và HNI tăng đạt đỉnh. Nhưng chưa đầy hai tháng sau đó lại giảm đi hơn 50% giá trị tăng tính từ đầu năm 2012. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng không... khá hơn khi nhà đất bị đóng bang, niềm tin người dân giảm hẳn sau pha "bể bong bóng" nhà đất gây ra tình trạng nợ xấu vừa qua.

Thị trường xuất khẩu còn đáng lo hơn khi ngành xuất khẩu chủ đạo là dệt may, da giày sang Châu Âu giảm đáng kể. Tính đến nay, trung bình mỗi tháng số lượng đơn hàng từ Châu Âu giảm 20-30% so với cùng kì năm 2011. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan thời điểm 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU chỉ đạt 844 triệu USD, giảm 1,4%. Ngành cá Tra cũng khó khăn không kém khi lời cầu cứu của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam lẫn người nuôi trồng thủy sản liên tục xuất hiện trên các diễn đàn kinh tế như một điểm nóng. Vấn đề nan giải ở đây chính là đầu ra cho cá Tra ngày một hẹp trong khi quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh. Bất kỳ doanh nghiệp cá tra nào cũng lo sợ một ngày "chiếc thùng nhỏ không thể chứa một lượng hàng thừa quá tải".

Trong khi đó, cứu cánh thường xuyên nhất của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại lại đang cố thắt chặt chính sách tiền tệ từ ảnh hưởng của "nợ xấu". Với tỷ lệ nợ xấu lên đến 12%-13% (theo Fitch Ratings), các ngân hàng đang ra sức thu mình về thế phòng thủ trước các làn sóng "phá sản" của các doanh nghiệp cùng ngành. Con đỉa "nợ xấu" rất khó buôn tha nền kinh tế dù "khổ chủ"đang ra sức dùng mọi biện pháp "đông - tây" để tháo gỡ. Chính vì thế, các doanh nghiệp và cá nhân trong các ngành cá tra, dệt may... càng khó khăn khi không thể chống chịu với thực tại thiếu vốn, lãi suất cao...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4 năm 2012, đã có 17.735 doanh nghiệp phá sản.”

Đặc biệt, tác giả Đỗ Thiện kêu gọi cải tổ và tái cấu trúc hệ thống: “...Bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ có giai đoạn đi xuống, nhưng nhớ rằng đi xuống không phải là mục tiêu cuối cùng mà là "lấy đà" để phóng cao hơn thông qua sự cải tổ và tái cấu trúc hệ thống.”

Cũng hôm Thứ Tư 18/7/2012, báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận “Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn làm ăn tệ hại Nhiều tổ chức tài chính – ngân hàng đầu tư không hiệu quả, sai phạm.”

Bản tin báo SGTT ghi theo Kiểm Toán Nhà Nước, cho biết tình hình vẫn bi quan:

“Theo đánh giá chung của KTNN, năm 2010, một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn bị lỗ. Đứng đầu bảng là tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với lợi nhuận trước thuế âm 8.146 tỉ đồng; tổng công ty Xây dựng đường thuỷ bị lỗ 73,5 tỉ đồng…”

Như thế, EVN lỗ tương đương 391 triệu đôla, và tổng công ty Xây dựng đường thuỷ bị lỗ 3.6 triệu đôla.

Hiện tượng đã thấy rõ: Quốc doanh thua lỗ nhiều, nhưng vẫn là nguồn nuôi lớn “lợi ích nhóm” để các quan băm xẻ tài sản công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.