Hôm nay,  

CSVN Yêu Cầu Báo Quốc Nội: Đừng Viết Về Ca Sĩ Khánh Ly, Và yêu cầu, khi viết về Trịnh Công Sơn, nên nhắc tên Hồng Nhung

06/05/201200:00:00(Xem: 16870)
Có gì cấm kỵ khi các nhà báo trong nước viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? Một trong những điều cấm kỵ khi viết về nhạc sĩ quá cố naỳ là: Đảng Cộng Sản Việt Nam không muốn nhắc tới và cũng không muốn đọc thấy tên của ca sĩ Khánh Ly.

Đó là một tiết lộ được một nhạc sĩ quốc nội nói khi trả lời một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Úc Châu.

Đặc biệt, Đảng CSVN yêu cầu báo chí đề cao một ca sĩ thế hệ trẻ, cô Hồng Nhung, mỗi khi viết về Trịnh Công Sơn.

Người ta không được nhà nước giải thích rõ tại sao nhà nước Hà nội không muốn nghe tên ca sĩ Khánh Ly bên cạnh tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Một tiết lộ khác nữa là, chính phủ CSVN hiện nay kiểm soát báo chí qua lệnh miệng, nói qua điện thoại... và như thế là xóa đi dầu tích kềm kẹp báo chí.

Bài phỏng vấn có nhan đề “Viết lách ở Việt Nam” do đài Úc Châu thực hiện trong những ngày của tuần lễ Tự Do Báo Chí, trích như sau:

“...Ở Việt Nam không phải báo chí không tự do. Báo chí tại đất nước này đang giống như một trái bong bóng được thổi căng rồi bóp lại. Phần phì ra của quả bóng giống như báo chí lá cải, khai thác các khía cạnh của đời sống như: tình dục, ma quỷ, tôn giáo, bí ẩn… nở rộ. Đây là điều cấm kỵ đối với văn hóa xã hội chủ nghĩa trước đây. Còn phần về chính trị, xã hội đang bị bóp nghẹt lại. Nhạc sĩ Tuấn Khanh, đã có nhiều năm làm báo chuyên nghiệp, hiện đang là một người viết báo tự do, viết blog, sắc sảo nhận xét...

Với lĩnh vực chính trị, xã hội… một phóng viên S (*) đang làm việc cho tờ nhật báo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nói: Không phải cái nào cũng viết như những gì mình nắm được. Luôn phải ngó trước, ngó sau, vừa an toàn cho mình và cũng đúng chủ trương.

Ở khía cạnh người viết blog, nhạc sĩ Tuấn Khanh chia sẻ ông đã nhiều lần bị an ninh gọi lên vì viết blog. Các trang blog của ông bị yêu cầu phải đóng cửa. Họ kiểm duyệt từng bài, mỗi một bài là một thư mời. Điều này không chỉ xảy ra với riêng ông mà nhiều người viết lách khác cũng gặp khó khăn như vậy.

Một năm trước, nhà thơ Bùi Chát, người chủ trương tự do in ấn tác phẩm của mình với "Nhà xuất bản Giấy Vụn" đã được Hiệp hội Các nhà xuất bản Quốc tế IPA trao giải thưởng Xuất bản Tự do. Tuy nhiên, sau khi nhận giải từ thành phố Buenos Aires (Argentina) trở về, ông đã bị tịch thu giải thưởng và bản thân cũng bị tạm giữ vài ngày...

Nhà báo T cho biết bây giờ cơ quan quản lý không cần kiểm duyệt bằng văn bản, mà thay vào đó là lệnh miệng. Năm trước (2011), họ yêu cầu ban biên tập không nên đăng, dừng lại một vấn đề, tuyến bài nào đó chỉ bằng một cú điện thoại, hoặc tin nhắn. Năm nay lại thêm cách yêu cầu đăng như thế nào, bài hay tin, trang mấy. Do đó, không có gì lạ nếu sáng ra mở báo thấy các tờ báo đều có tin giống nhau về một vấn đề rất có tính báo chí.

"Do vậy, bản lĩnh hiện nay của một tờ báo phụ thuộc rất lớn vào chóp bu lãnh đạo của tờ báo đó. Vì thế, vẫn có những tờ báo đăng bài ngoại lệ, tuy nhiên thường sau đó bị yêu cầu sửa chữa hoặc "rút" xuống", nhà báo T nói.

Cũng theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, báo chí còn có những điều cấm kỵ rất mơ hồ. Chẳng hạn khi viết về Trịnh Công Sơn thì tốt nhất phải ít hoặc không nói đến Khánh Ly, mà thay vào đó nên nói đến Hồng Nhung...

"So với những người làm báo ở các nước có nền tự do báo chí thật sự thì nghiệp vụ của nhiều phóng viên ở Việt Nam không hẳn đã kém. Bị hạn chế trong tiếp cận thông tin, phương tiện hỗ trợ, xử lý thông tin, viết bài… họ vẫn có được những bài viết sắc sảo, nói được cái mình muốn nói". Một nhà báo H (*) công tác tại báo Tuổi trẻ vừa rời tờ báo này so sánh.

Anh H chỉ ra hàng loạt những vụ tham nhũng đã được báo chí phanh phui như PMU18, cho thuê đất trồng rừng, Vinashin... Vụ đất đai tại Tiên Lãng (Hải Phòng) vừa qua nếu không có báo chí "lề phải, lề trái" sát vai, phần đúng đã luôn thuộc về chính quyền. Gần hơn nữa, như cách vận chuyển, cung cấp xăng dầu nếu không có báo Thanh Niên bắt tay điều tra làm rõ một phần thì cơ quan chức năng đã không sớm vào cuộc.”

Bản tin trên đài Úc Châu cũng ghi nhận, các nhân vật được phỏng vấn đang công tác tại các tờ báo ghi tên tắt ở trên là vì yêu cầu ẩn danh. Toàn văn bản tin ở đây: http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/

Ý kiến bạn đọc
18/10/201207:41:45
Khách
nếu được tôi chỉ yêu cầu khánh ly hát cho đồng bào tôi nghe một bản nhạc mà từ trưỡ tới giờ
khánh ly hay hát bản đó có tên
ANH GIẢ PHÓNG TÔI HAY TÔI GIẢ PHÓNG ANH ?
07/05/201216:00:22
Khách
Bọn việt cộng cần phải ca ngợi Khánh Ly đã có công trong việc phá hoại tinh thần đấu tranh của miền Nam VN trước 30-4-1975 hoặc Khánh Ly có thể thưa bọn việt cộng ra toà về tội không nhìn nhân công lao của cô ta !Trăm năm bia đá thì mòn ,nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ ! Xin hỏi cô ca sĩ : đã xin phép được về hát cho tụi đầu sỏ việt cộng xem chưa ? hay khi nào hát mừng sinh nhật bóc hồ ờ toà đại sứ việt cộng sắp đến ?
06/05/201201:03:54
Khách
Cả 1 thời gian dài chống phá chính quyền tự do dân chủ còn non trẻ của miền Nam mà nay Khánh Ly vẫn không được bọn việt cộng nhắc đến thì thật là đáng tiếc cho cô ả ! hay ít ra cũng phải có tí chút vinh danh gì cho cô ta như Jane Fonda chứ ? hay chính Khánh Ly tình nguyện về VN đòi hỏi công trạng với bọn đầu sỏ xem sao ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
Thái độ quyết liệt và sự lựa chọn can trường của Lê Anh Hùng, cũng như của những tù nhân lương tâm đồng hành, khiến cho vợ con cùng thân nhân của họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi và phiền toái. Nhưng nếu không có sự hy sinh cao cả như thế thì dân Việt biết trông vào đâu để vẫn còn có thể giữ được chút niềm tin về tương lai của dân tộc, và đất nước này!
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư riêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
Nhà đương cuộc Hà Nội chỉ muốn mọi người biết đến và tôn thờ một đôi dép râu duy nhất của Hồ Chí Minh thôi nhưng dân Việt sẽ không bao giờ quên số phận thảm thương của hằng triệu sinh linh (chả may) buộc phải xỏ chân vào cái thứ dép oan nghiệt này...
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác: khi họ chết không ai nhắm mắt!
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
Năm 2014 xuất hiện một bảng xếp hạng các nước gây nhiều chú ý trong cộng đồng người Việt...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.