Hôm nay,  

Dự Án Hạ Lưu Cửu Long Giang: Mỹ Giúp Nối Internet Cho VN

30/09/201100:00:00(Xem: 6771)
Dự Án Hạ Lưu Cửu Long Giang: Mỹ Giúp Nối Internet Cho VN

mekong_river_r_flooding_asian_avb-large-contentKhi dòng Mekong cuồng nộ trong mùa mưa lụt.(Photo AVB)

Song Kim

Bắt nguồn từ Cao Nguyên Tây Tạng (Tibetan Plateau), Sông Cửu Long chảy qua vùng Yunnan, các nước Miến Điện, Ai Lao, Thái Lan, Cao Miên (Burma, Laos, Thailand, Cambodia) và ra Đông Hải tại Việt Nam. Đây là con sông có chiều dài 3,050 miles, chiếm một diện tích 307,000 square miles, với lưu lượng thường niên 114 cubic miles. Cửu Long Giang đứng thứ 10 trên thế giới và thứ 7 tại Á Châu về chiều dài. Ủy Ban Cửu Long Giang (Mekong River Commission) được thành lập với 4 thành viên cơ bản: Ai Lao, Thái Lan, Cao Miên, Việt Nam vào năm 1995. Trung Hoa và Miến Điện gia nhập vào năm 1996 như những thành viên chiến lược.
Dự Án LMI được thành hình vào ngày 23 tháng 7 năm 2009 tại Phuket, Thái Lan với sự họp mặt của ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và các đồng liêu từ Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan, Việt Nam. Với đà phát triển cần nhiều năng lượng và có nhiều chất phế thải, Trung Hoa đã xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn, làm cho trạng thái thiên nhiên bị mất cân bằng: không tôn trọng môi sinh, tạo cho hải sản, thực vật và môi trường bị nhiễu loạn.

Bốn quốc gia tại hạ lưu hợp tác với sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong 4 lãnh vực: giáo dục, y tế, môi trường, phát triển hạ tầng cơ sở. Nhìn vào địa thế thì con sông sau khi ra khỏi Trung Hoa, đi vào Ai Lao gần hết chiều dài của xứ này và là biên giới với Miến Điện, Thái Lan. Sau khi xuyên qua Cao Miên với Biển Hồ (Tonle Sap), con sông chảy qua đồng bằng Nam Việt và đổ ra biển qua các cửa ngõ vùng Tiền Giang, Hậu Giang .
Trong tài khóa 2010, Hoa Kỳ giúp đỡ ngân khoản 220 triệu Mỹ Kim với 2 phần 3 ngân khoản trong các lãnh vực giáo dục, y tế, môi trường. Riêng về giáo dục Hoa Kỳ cấp 500 học bổng mỗi năm cho giáo sư, chuyên viên, sinh viên qua Hoa Kỳ tu nghiệp. Thêm vào đó là giáo dục tiểu, trung học, sự nối kết mạng lưới điện tử truyền thông (internet) tại các vùng nông thôn. Nhật Bản đang đóng góp và Trung Hoa được lưu ý về tình hình của dòng sông.
Vào cuối tuần sau sẽ có cuộc hội thảo về việc này trong chương trình Conference 2011 NAFEA (National Association For the Education and Advancement of Cambodian, Laotian and Vietnamese Americans) tổ chức tại đại học CSU Long Beach trong 2 ngày thứ sáu, thứ bảy mồng 7 và 8 tháng 10 năm 2011. Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh là phó chủ tịch của NAFEA và là đại diện của Bộ Giáo Dục trong ủy ban liên bộ (Ngoại Giao, Giáo Dục, USAID) về LMI (Hạ Lưu Cửu Long Giang).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.