Hôm nay,  

Chính Quyền Bình Thuận Đào Mồ Mả Tổ Tiên Người Chăm"

06/09/201100:00:00(Xem: 6209)
Chính Quyền Bình Thuận Đào Mồ Mả Tổ Tiên Người Chăm"

binh-thuan_400-large-contentHình trên: Nghĩa trang Chăm mà chính quyền yêu cầu phải dời đi chổ khác. Hình dưới: Lễ cúng bái nghĩa trang Chăm trước ngày chay niệm (Ramawan).(Photo Champaka.org)

BBT Champaka
Gần một năm qua, bà con Chăm Bani của Palei Bicam, thuộc thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đang trải qua một biến cố kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử cận đại của dân tộc này. Năm 2011, chính quyền tỉnh Bình Thuận, dựa vào sự đồng ý mang tính cách cá nhân của ông Mai Sên, gốc người Chăm nhưng giữ chức vụ Trưởng Ban Dân Tộc tỉnh Bình Thuận, buộc bà con Chăm Bani thuộc Palei Bicam, phải dời mồ mả tổ tiên của họ đi nơi khác, vì lý do làm ô nhiễm môi trường của thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) mà chính quyền địa phương đang xây dựng trên khu vực của thôn này.
Ai là chủ nhân của nghĩa trang Chăm"
Đứng trên phương diện lịch sử mà phân tích, mồ mả tổ tiên người Chăm của làng Bicam (Lạc Tánh) đã có mặt tại khu vực này từ hàng trăm năm qua, có thể nói là từ ngày Champa lập quốc, trong khi đó người Kinh chỉ bắt đầu du nhập vào tỉnh Bình Thuận chỉ sau thế kỷ thứ 17 trong chính sách Nam Tiến của nhà Nguyễn. Đáng lý ra người Chăm mới đứng ra phản đối công trình xây dựng thị trấn Lạc Tánh, vì dự án này có thể làm ô nhiễm và tàn phá đi mô cảnh thiêng liêng mồ mả tổ tiên của dân tộc Chăm. Thay vì bỏ ít ngân sách để xây dựng bức tường khang trang chung quanh nghĩa trang hầu giúp người Chăm có địa điểm để cầu nguyện và cúng bái tổ tiên của họ, chính quyền tỉnh Bình Thuận lại dựa vào quyền lực để tàn phá di sản tâm linh của dân tộc này bằng cách yêu cầu dời bàn thờ tổ tiên của họ đi nơi khác. Tại sao lại đập phá mồ mả của người Chăm, thay vì xây dựng khu vực này thành Nghĩa Trang Văn Hóa Dân Tộc nằm ngay trong trung tâm của thị trấn, hầu giúp khách du lịch đến thăm quan và tham dự những ngày lễ hội của người Chăm Bani thường tổ chức trước mùa ăn chay của họ"
Trước biến cố này, tất cả dân làng người Chăm Bani thuộc làng Lạc Tánh, từ cộng đồng giáo cả (Po Acar) hơn 40 người đặt dưới quyền điều hành của ông Gru Jak (Thông Dật) cho đến đàn bà và thanh niên đã bày tỏ lòng phẫn nộ của họ và yêu cầu chính quyền tỉnh Bình Thuận phải nên bãi bỏ kế hoạch này, vì phong tục cổ truyền của dân tộc Chăm không cho phép dời nghĩa trang của họ, chứ không phải là bà con Chăm có ý chống đối Đảng và Nhà Nước Việt Nam.
Muốn thực hiện dự án này, chính quyền tỉnh Bình Thuận bỏ tiền mua chuộc một số gia đình người Chăm dời mộ của họ đi nơi khác. Chính sách này đã gây ra bao biến cố tang thương trong thị tộc của người Chăm, làm rạn nức cả hệ thống tổ chức gia đình mẫu hệ, kéo theo vợ chồng phải chống đối nhau vì đã lở nhận tiền. Trong giai đoạn đầu, chỉ có 5 hộ gia đình Chăm đã dời mồ mả của họ, nhưng kết quả là vài gia đình này, trong đó ông chồng thì đồng ý dời nghĩa trang còn bà vợ thì cương quyết không chấp nhận, gây ra cuộc ấu đã tại nghĩa trang xuýt ảnh hưởng đến tính mạng. Thế là cuộc khủng hoảng xảy ra giữa bà con Chăm Bani và chính quyền tỉnh Bình Thuận đã bùng nổ gần một năm qua.
Vì sợ chính quyền lén lút dời nghĩa trang của họ đi nơi khác, bà con Chăm Bani phải làm chòi ngay trong nghĩa địa và thay phiên nhau để canh giữ ngày đêm. Hành động này đã nói lên thế nào là lòng cương quyết của người Chăm, một khi mồ mả tổ tiên của họ bị đe dọa. Kề từ đó, gia đình của các vị sư cả Bani dấn thân vào cuộc vận động bảo vệ nghĩa trang của họ phải chịu bao sự đàn áp dưới nhiều hình thức. Một số nhà cửa của người Chăm không đồng tình di dời mộ đã, bị ném đá và đập phá vào ban đêm làm hư hại nặng, đặc biệt là căn nhà của cả sư Chăm Bani, chưa nói đến ruộng lúa và cây cối trong rẫy vườn của họ bị tàn phá một cách trắng trợn, nhưng chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ làm ngơ, viện lý là không biết ai là thủ phạm.

Đứng trước bối cảnh này, bà con Chăm Bani thuộc Palei Bicam chỉ còn cách trông cậy vào ông Lâm Quang Hiền (Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Bình Thuận) và ông Mã Điền Cư (Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dân Tộc Quốc Hội Việt Nam), là hai nhân vật gốc người Chăm có quyền hành trong chính quyền Việt Nam, hầu cứu vớt người Chăm Bani thôn Lạc Tánh ra khỏi hố thẩm này. Nhưng kết quả rất phũ phàng, vì Lâm Quang Hiền và Mã Điền Cư đã cho bà con Chăm biết rằng vấn đề dời mồ mả tổ tiên của người Chăm là sự quyết định của chính quyền tỉnh Bình Thuận. Chính vì thế, dân tộc Chăm phải cúi đầu chấp nhận và thi hành. Đây là một hiện tượng mới lạ nhất trong thế kỷ thứ 21 này, chỉ xảy ra tại Việt Nam mà thôi.
Vấn đề hệ thống tâm linh dân tộc Chăm
Theo phong tục của dân tộc Chăm, mỗi thôn xóm đều có nghĩa trang riêng. Đây không phải là nơi chôn người chết trong nghĩa hẹp của nó, mà là nơi an nghĩ của những người quá cố cùng chung một thị tộc thuộc gia đình mẫu hệ. Sau ngày nhắm mắt lìa đời dù trong thôn xóm hay bất cứ nơi nào, kể cả trên bãi chiến trường cách xa hàng ngàn cây số đi nữa, người Chăm phải đưa thân xác của người quá cố trở về an nghĩ trong biên giới nghĩa trang của thị tộc mẫu hệ, tập trung trong một khu vực cố định, cấu thành một nghĩa địa linh thiêng, được xem như là mạch máu nằm trong hệ thống tâm linh của người Chăm hôm nay.
Hàng năm, có cả hàng ngàn người Chăm Bani, không phân biệt tuổi tác, phái nam hay nữ, phải có nghĩa vụ trở về nghĩa trang của thị tộc mẫu hệ để cúng quẩy tổ tiên, cùng một lúc và cùng một ngày trước mùa ăn chay Ramawan. Kể từ đó, nghĩa trang của người Chăm, trở thành một thánh địa thiêng liêng mà dân tộc này không thể tách rời ra khỏi đới sống tâm linh của họ.
Đối với người Chăm, dời mồ mả của họ là hành động xúc phạm đến thần linh và chà đạp lên thân xác của người quá cố, một hiện tượng có thể gây ra bao tai biến mà dân tộc này không tiên đoán được thế nào là hậu quả của nó. Đây không phải là bản chất mê tín dị đoan như một số người thường nêu ra, mà là hệ thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc này. Chính vì thế, người Chăm không bao giờ chấp nhận bất cứ ai nhân danh quyền lực tìm cách dời mồ mả tổ tiên của họ đi nơi khác. Hành động đập phá và dời mồ mả người Chăm mà vua Minh Mệnh thi hành vào năm 1835 để trừng trị dân tộc này về tội theo phe Lê Văn Duyệt và Lê Văn Khôi là biến cố kinh hoàng chưa xóa mờ trong ký ức người Chăm hôm nay. Có chăng chính quyền tỉnh Bình Thuận muốn phục hưng lại chủ thuyết của Hoàng Đế Minh Mệnh đối với người Chăm trong thế kỷ thứ 21 này.
Dù rằng dự án dời mồ mã tổ tiên của người Chăm nằm trong chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi tối cao của quốc gia Việt Nam đi nữa, thì chủ trương này có thể hiểu lầm như hành động chiếm đoạt di sản thiêng liêng của người Chăm và tàn phá hệ thống tâm linh của dân tộc này, càng làm khơi dậy thêm lòng hận thù đối với Đảng và Nhà Nước Việt Nam mà thôi. Hiện tượng này càng làm cho dân tộc Chăm nghĩ đến số phận hẩm hiu của họ. Sau 8 thế kỷ chiến tranh, dân tộc Chăm đã mất hoàn toàn đất đai thân thương của họ chạy dài từ tỉnh Quảng Bình đến biên giới Biên Hòa để rồi hôm nay họ chỉ là tập thể nghèo nàn, sống chui nhủi trong hai tỉnh ở miền trung Việt Nam. Thế mà chính quyền tỉnh Bình Thuận lại nỡ lòng chiếm đoạt thêm cả mồ mả tổ tiên của họ nữa.
Đối với người Chăm, dự án dời mồ mả của bà con Chăm chỉ là chính sách áp chế nhằm chiếm đoạt đất đai nằm trong nghĩa trang của họ thì đúng hơn. Thế thì đâu là chân lý và công lý mà Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã dành cho dân tộc Chăm hôm nay! Đó là câu hỏi mà bà con Chăm không ngừng nêu ra trong thời gian gần đây.
BBT Champaka (http://www.champaka.org)

Ý kiến bạn đọc
06/09/201111:42:07
Khách
Chỉ có đảng cộng-sản Việt-Nam dám đào mồ cuốc mả của những người chết. Những năm sau ngày mất VNCH, bọn cầm quyền đã ra lệnh lấy cốt ở các nghĩa-trang thuộc Sàigòn cũ, điển-hình là nghĩa-trang Mạc Đỉnh Chi. Hễ chỗ nào mà bọn cầm quyền muốn chiếm, dù là đất của tư-nhân hay tập-thể, chúng vẫn chiếm như thường. Nếu có bồi-thường thì tiền bồi-thường khoảng từ 10 đến 20% trên thực-giá! Túi tham không đáy! Người Chăm sẽ nổi loạn và bọn cầm quyền sẽ bị họ thư-ếm tới mạc-vong.
07/09/201100:16:40
Khách
Việt Cộng là lũ Quỹ của thế kỷ 21th. Khốn Nạn!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.