Hôm nay,  

3.000 Giáo Dân Vinh Tuần Hành: Giữ Đất Nhà Thờ, Bất Kể Chết

08/08/201100:00:00(Xem: 9028)
3.000 Giáo Dân Vinh Tuần Hành: Giữ Đất Nhà Thờ, Bất Kể Chết

cau_ram_protest-large-contentHình trên là cuộc tuần hành cầu nguyện.(Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý)

Cuộc chiến đòi lại đất giáo hội đã được các giaó dân Công Giáo GP Vinh, Nghệ An đẩy thêm một bước bằng cuộâc tuần hành rầm rộ của hơn 3.000 giáo dân, trong đó giới trẻ Cầu Rầm cho biết sẵn sàng chết để bảo vệ đất của giáo hội, theo bản tin hôm 7/8/2011 từ trang Nữ Vương Công Lý như sau.
GP Vinh: Hơn 3000 tín hữu Cầu Rầm diễu hành tại Thành phố Vinh
Như Nữ Vương Công Lý đã có loạt bài viết về vụ Giáo xứ Cầu Rầm tại GP Vinh, sau những trò lươn lẹo, loanh quanh nhằm chiếm đoạt bằng được khu nhà thờ Cầu Rầm của Giáo dân tại đây nhằm mục đích hạn chế tôn giáo, hiện nay nhà cầm quyền Nghệ An đang hết sức lúng túng khi bị bại lộ và giáo dân cũng như nhân dân đã “đọc” rất rõ mọi âm mưu đen tối từ cái đầu của họ.
Giáo dân Cầu Rầm đã ra một thông điệp rất rõ ràng cho nhà cầm quyền Nghệ An: Không có một lựa chọn nào khác ngoài việc trả lại đất Thánh của giáo xứ. Mọi âm mưu, mọi ngón đòn và những sự dọa dẫm đều không thể làm họ chùn bước, thậm chí cả cái chết.
Đặc biệt, những ngày qua, tinh thần giáo dân càng bức xúc hơn khi những người con của GP Vinh đã bị bắt một cách mờ ám nhằm để khủng bố và trả thù tinh thần giáo dân nơi đây. Tín hữu GP Vinh đang cầu nguyện và theo dõi những vấn đề đang xảy ra với họ một cách chăm chú.
Sáng Chủ Nhật 7/8/2011, Giáo dân và các Linh mục cùng Tu sỹ thuộc Giáo hạt Cầu Rầm – Giáo Phận Vinh tổ chức diễu hành viếng Đức Mẹ Lộ Đức từ Giáo xứ Cầu Rầm về Giáo xứ Yên Đại.
Mở đầu buổi diễn hành là thánh lễ đồng tế của các Linh mục trong toàn Giáo Hạt do cha FX. Hoàng Sỹ Hướng chủ tế. Thánh lễ nhằm cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo Hội; cầu nguyện cho Tổ quốc Việt Nam, cho những người bị bách hại, bị bắt bớ; cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Việt Nam biết tôn trọng các quyền tự do chính đáng của người dân.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng và trang nghiêm với sự hiện diện của toàn thể cộng đoàn trong toàn Giáo Hạt. Tuy trong thánh lễ có sự cài cắm và rình rập của lực lượng mật vụ khá đông ở khắp xung quanh nhà thờ Cầu Rầm và ngay cả trong nhà thờ nhưng không làm giảm bớt không khí sốt sắng, trang nghiêm trong thánh lễ mà ngược lại khiến lực lượng mật vụ khúm núm sợ hãi bị vạch mặt và cảm giác xấu hổ với chính lương tâm mình.

Cuối thánh lễ, Cha chủ tế thể theo nguyện vọng của Giáo dân đã dành thời gian để giáo dân bày tỏ quan điểm về khu vực đất thánh nhà thờ Cầu Rầm cũ (Cửa Nam). Tất cả mọi người đều bày tỏ quan điểm khu đất trên thuộc về Giáo Hạt Cầu Rầm không được ai xâm phạm. Nếu xâm phạm là xúc phạm đến quyên lợi của người dân Cầu Rầm, tất cả sẽ quyết tâm bảo vệ bằng được cho dù đó là cái chết. Đặc biệt, giới trẻ Cầu Rầm đã lớn tiếng kêu gọi các bạn trẻ Cầu Rầm sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tài sản của Giáo hội.
Kết thúc thánh lễ toàn thể Cộng đoàn, các Linh mục, Tu sỹ cùng diễu hành về viếng Đức Mẹ Lộ Đức tại Giáo Xứ Yên Đại. Có khoảng trên dưới ba ngàn người cùng tham gia đi trong trật tự. Hành trang của diễu hành là cờ Giáo hội và rất nhiều băng rôn khẩu hiệu, biểu ngữ thể hiện nhu cầu chính đáng của người dân Giáo hạt Cầu Rầm như: “Giáo hạt Cầu Rầm phản đối việc sử dụng đất nhà thờ vào việc tái mục đích thờ phượng”, “Hãy tôn trọng lương tâm”, “Hãy tôn trọng đất thánh”, “Đất linh thiêng, đừng đào bới”, “Trả đất cho Cầu Rầm”, “Xứ Mỹ Dụ yêu cầu trả lại đất”, “Chúng tôi không bị lừa lần nữa”. “Đừng dày xéo trên đất thánh”, “Hãy tôn trọng tự do tôn giáo”, “Chúng tôi đòi công bằng”.
Về phía nhà cầm quyền Nghệ An, họ đã huy động một lực lượng đông đảo và hùng hậu công an từ sắc phục, thường phục đến dân quân vây kín khắp các ngã đường. Điểm đặc biệt và được tăng cường nhất là lối đi qua UBND tỉnh Nghệ An, lực lượng an ninh đủ loại đã vây kín kéo dài bên đường hàng km. Các công an, an ninh thường phục thì trà trộn chung với đoàn biểu tình, kèm cặp, dọa dẫm các phóng viên tự do chụp ảnh.
Đoàn diễu hành về đến Thạch đài Đức Mẹ Lộ Đức Giáo xứ Yên Đại quy tụ và cùng cầu nguyện. Giữa trời nắng oi bức hàng ngàn người đã cùng nhau cất lên lời kinh, lời cầu xin cùng Mẹ vang vọng khiến cho cả những chú công an an ninh chìm cũng phải lặng lẽ suy tư về một tinh thần đoàn kết, sự hiệp thông khăng khít của cộng đoàn Giáo hội Công giáo.
Buổi diễu hành và cầu nguyện cùng Đức Mẹ Lộ Đức kết thúc bằng kinh hòa bình nói lên những khát khao được yêu Chúa, được tha thứ và phục vụ tha nhân của tất cả những ai về cùng Đức Mẹ hôm nay.
Có thể nói đây là khúc dạo đầu của tinh thần đấu tranh cho Công bằng, Công lý và tự do Tôn giáo của người Vinh. Cũng được xem như là cuộc biểu tình đầu tiên đòi lại khu đất thánh nhà thơ Cầu Rầm cũ (khu vực Cửa Nam) rất ôn hòa, văn minh, lịch sự và đầy tính nhân văn và là cuộc biểu tình rất thành công.
Trần Ngọc Trung

Ý kiến bạn đọc
11/08/201116:42:16
Khách
Việt Nam nói Vatican giành đất của VN, nhưng theo tôi biết thì mổi giáo phận tự túc về tài chánh, tài sản của giáo phận là công của của giáo dân tự nguyện đóng góp chứ dâu có cướp đoạt của ai đâu mà Chính phủ VN muống quốc hữu hóa hay trưng dụng?
09/08/201119:38:58
Khách
Sau ngày mất VNCH, bọn cộng-sản miền Bắc cho thống nhứt đất nước ngày 02-07-1976. Của-cải, tài-nguyên của miền Nam Việt-Nam bị bọn cán-bộ, quân-đội miền Bắc chiếm đoạt. Bao nhiêu lần đổi tiền nhưng người dân vẫn đói khổ. Từ xưa đén nay chưa có chế-độ nào dám đào mồ cuốc mả của người chết như chế-độ cộng-sản Việt-Nam! Nhiều nghĩa trang ở Sàigòn bị nhà cầm quyền trưng-thu đất. Họ viện cớ lấy đất của người chết để phục vụ cho người sống, cụ thể là công-viên Lê Văn Tám ở Hồ-Thành. Nghĩa-trang quân-đội ở Biên-Hoà cũng sắp bị bán cho Đài-Loan làm nhà máy. Nay các phần đất của tu-viện nhà thờ công-giáo, của nhà chùa từ Bắc chí Nam cũng bị trưng-thu một cách hợp-pháp hay bất hợp-pháp. Chúa Trời, mấy đức Phật, Bồ-Tát bây giờ cũng không ở được trong nước nữa, khổ thay! Bọn cộng-sản Việt-Nam đâu có sợ Chúa Trời, Thượng-Đế gì đâu! Tuy nhiên, "ác giả ác báo" theo ngày tháng cũng đến thôi!
08/08/201105:48:42
Khách
Tinh thần quật cường bất khuất, cùng sự đoàn kết một lòng của tất cả chủ chăn và
giáo dân công giáo giáo phận Vinh đáng cho chúng ta hoan nghênh và khâm phục.
Giáo phận Vinh là một trong những giáo phận mà người giáo dân có mức sống khó
khăn và nghèo khổ nhất tại Việt Nam, nhưng lòng đạo đức và tinh thần của họ đối
với giáo hội mẹ thì lại là mạnh nhất trong tất cả các giáo phận cùng với TGP Hà Nội.
Người công giáo xứ Nghệ đã từng làm cho đảng và NCQ Nghệ An Hà Tĩnh phải kinh
hồn bạt vía với tinh thần bất khuất và sự đoàn kết muôn người như một trong các
lần ra quân chống lại toan tính cướp đất của NCQ địa phương.
Và lần này, cùng với giáo dân xứ Nghệ. Hơn 7 triệu người công giáo Việt Nam sẽ cùng
hiệp thông sát cánh bên giáo phận Vinh để chống lại sự đàn áp, kỳ thị tôn giáo của nhà
nước csVN với giáo hội công giáo Việt Nam nói riêng, và các tôn giáo bạn tại Việt Nam.
08/08/201116:12:24
Khách
Ngay cả người đã chết cũng không thể yên mồ với bọn VC. Vậy mà còn khối thằng VC con đang du hí ở Mỹ ,lớn mồm tuyên truyền cho chính thể Hà nội .Có còn là con người nữa không ?
08/08/201114:14:32
Khách
Caí gì cuả Thiên Chuá thì hãy trả lại cho Thiên Chuá. Caí gì cuả nhân dân thì phaỉ trả lại cho nhân dân. Tại sao các cha hô hào đóng góp xây nhà thờ rồi để chúng cướp? Dừng nối giáo cho giặc. đừng để chúng xé aó chia nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.