Hôm nay,  

Báo nguy: Nhiều Mì Gói Ở VN Chứa Phẩm Màu Độc Hại

31/07/201100:00:00(Xem: 10883)

Báo nguy: Nhiều Mì Gói Ở VN Chứa Phẩm Màu Độc Hại

vb_mi_goi_saigon__2_-large-contentMì “Gấu Đỏ”, nhãn mì quảng cáo rầm rộ nhất trên TV và thường khuyến mãi, rút số…(Photo VB)

SAIGON (Tổng hợp) -- Cơn sốc vì thực phẩm có chứa hóa chất DEHP còn chưa qua thì gần đây người tiêu dùng ở Việt Nam lại thêm hoang mang vì phát hiện mì ăn liền (gọi tắt là mì gói) có chứa phẩm màu tartrazine (ký hiệu: E102) là nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.
Theo bài “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” do Tạp chí Dược&Độc học Hoa Kỳ (American Journal of Pharmacology and Toxicology), E102 được chứng minh là nếu sử dụng thời gian dài sẽ gây nên tình trạng tăng sự hiếu động thái quá, dễ cáu gắt và kém tập trung ở trẻ em và ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản ở nam giới.
Người ăn vào một lượng E102 quá ngưỡng có thể bị suy giảm tinh trùng và tinh trùng bị biến dạng. E102 còn có thể gây phát ban, phá hũy ADN và là một trong những chất phụ gia nguy hiểm nhất cho bệnh nhân hen và những người không dung nạp aspirin.
E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì, nui mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack, kẹo cao su v.v… Hiện nhiều nước vẫn sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm, chỉ một số nước có khuyến cáo cần phải ghi rõ trên bao bì, nhãn mác để người tiêu dùng có sự lựa chọn.
Nhưng E102 bị cấm dùng trong thực phẩm đặc biệt là mì ăn liền tại Nhật Bản từ 8 năm qua và hạn chế sử dụng tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) từ 3 năm nay. Tại Hàn Quốc đã có cảnh báo không nên sử dụng E 102 trong một số thực phẩm, trong đó có mì.
Tại Anh, Hiệp hội Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đề nghị các nhà sản xuất loại bỏ các màu thực phẩm được nghiên cứu và khuyến cáo không dùng bởi Đại học Southampton, trong đó có E 102.
Tại Mỹ cũng có các khuyến cáo tương tự, nhưTổ chức vì Sức khỏe Cộng đồng Mỹ yêu cầu Cơ quan Dược & Thực phẩm (FDA) nên bắt buộc trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải có lưu ý cảnh báo “Màu nhân tạo trong thực phẩm (trong đó có E 102) gây nên những hành động thái quá và những vấn đề về hành vi ở một số trẻ em”.
Còn ở Việt Nam" Theo báo cáo tháng 4-2011 của công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor International, năm 2010 ở Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói mì ăn liền, đứng vị trí thứ 4 trên thế giới về mức tiêu thụ mì ăn liền.

Và từ trước tháng 3/2011, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất mì gói trong nước đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để cọng mì có màu hấp dẫn và về chi phí sản xuất thì tiết kiệm được từ 50-100 VND/gói mì so với dùng màu chiết xuất từ tự nhiên.
Tại các chợ và siêu thị ở Sài Gòn, nhiều nhãn hiệu mì gói công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102, như: mì Hảo Hảo hương vị sa tế hành, mì xào Táo Quân hương vị thập cẩm, mì Hảo Hảo xào khô, mì Hảo Hảo hương vị nấm, mì Miliket, mì Cung Đình, v.v... Hiếm hoi mới có hiệu mì Gà Tím ghi trong thành phần là dùng “màu tự nhiên”.
Ngược lại, mì Gấu Đỏ - hiệu mì gói quảng cáo rầm rộ nhất trên TV - ghi thật đầy đủ chi tiết “màu tổng hợp tartatrine E102”. Trên bao bì một vài loại nui (nấu súp hay xào với các loại rau củ, thịt, hải sản) cũng thấy ghi có dùng “màu thực phẩm tổng hợp E102”.
Từ những hoang mang, lo ngại từ người tiêu dùng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) có ra thông báo vào ngày 6/7, cho biết đây là vấn đề mà Cục ATVSTP hết sức quan tâm và đã nhiều lần tham khảo ý kiến các chuyên gia về phụ gia thực phẩm và được tư vấn từ hội nghị Đại hội đồng Codex thế giới lần thứ 34 tại Geneve - Thụy Sỹ (4-10/7/2011).
Theo đó, Cục ATVSTP nhận định rằng, phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban khoa học Châu âu nghiên cứu từ những năm 1965-1966;1975;1984 mà trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI) là từ 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày…
Rốt cuộc, Cục này trấn an người tiêu dùng khi cho rằng “cho đến thời điểm hiện nay, nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định trên thì vẫn bảo đảm an toàn”.
Thực tế trong sinh hoạt của người dân Việt, mì ăn liền (còn gọi là mì tôm) là thức ăn nhanh gọn, tiện dụng mà rất nhiều gia đình lựa chọn và ưa thích, đặc biệt trẻ em hay ăn mì gói buổi sáng trước khi đến trường, hay đám công nhân, sinh viên nghèo thì hễ đói bụng, dù sáng, trưa, khuya gì cũng cứ “mì tôm” cho tiện và đỡ tốn nhất. Như theo anh Hoàng Đức Long (ở quận Trần Khát Chân - Hà Nội) thì: "Mỗi tuần tôi ăn mì gói khoảng 10 lần, thường là vào buổi sáng và buổi tối. Vì là con trai rất ngại nấu nướng, công việc của tôi cũng bận rộn, không mấy khi đi ăn tử tế được. Trước giờ tôi cũng nghĩ là ăn mì gói sẽ không có lợi cho sức khoẻ, vì nó nóng nhưng cũng không nghĩ là nó có sử dụng phẩm màu có hại... Từ giờ tôi sẽ hạn chế ăn mì nhưng cũng không chắc là có thể từ bỏ. Thôi thì sống chết có số cả!".

Ý kiến bạn đọc
31/07/201110:26:45
Khách
Ở Việt-Nam đã có sự tranh cãi về phẩm màu E102 được sử-dụng trong mì ăn liền. Tuy nhiên Bộ Y-Tế thì cho biết 300 mg E102 trong 1kg mì ăn liền thì không độc hại. Đúng hay sai còn chưa biết, nhưng giới tiêu-dùng đổ xô mua mì ăn liền của Nhựt-Bản và của Hàn-Quốc vì không có E102. Mấy công-ty sản-xuất mì ăn liền tố-cáo nhau việc lạm-dụng E102 trong mì ăn liền là cho người tiêu-dùng tưởng rằng màu vàng chanh trên cọng mì là màu vàng của trứng gà được chế-biến cùng với bột mì.
Ở Việt-Nam, người làm bún, hủ-tiếu, bánh cuốn đã không ngại gì "tẩy trắng" bột gạo chín bằng chất tẩy trắng trong bột giặt. Giò lụa, nem chua, dưa củ hành và các loại củ muối chua đều có hàn-the để sản-phẩm được dai hoặc dòn.
Ai ham về Việt-Nam để thụ-hưởng thì tự mình mang mầm bệnh ung-thư trong ăn uống và mang HIV về nước sau nhiều đêm "ta đưa ta đến vùng tuyệt-vời" với các nàng chân dài rậm lông. Ôi, Việt-Nam chỉ là chùm khế chua mà sao nhiều người Việt-Nam tỵ nạn cộng-sản ở các nước tự-do lại khoái về đó 6 tháng/năm? Họ là ai? Người Việt-Nam yêu nước Việt-Nam, tức yêu chế-độ cộng-sản chăng? Họ là con bò sữa cho chế-độ cộng-sản Việt-Nam chăng?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.