Hôm nay,  

Ứ Đọng, Vẫn Nhập Khẩu Thêm, Dân Các Làng Muối Thê Thảm

26/06/201100:00:00(Xem: 5611)

Ứ Đọng, Vẫn Nhập Khẩu Thêm, Dân Các Làng Muối Thê Thảm

vb_ruong_muoi__2_-large-contentHuyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vốn có vùng muối Cà Ná nổi tiếng nhưng hiện nay nhiều diêm dân vùng này chỉ làm muối cần chừng do muối ế đọng, đời sống quá khó khăn.(Photo VB)

SAI GON (VB) -- Với 3.260 km bờ biển, Việt Nam đã từng xuất khẩu muối (trước năm 2000) nhưng nhiều năm qua lại nhập khẩu muối với số lượng ngày càng tăng khiến muối trong nước ế ẩm, tồn đọng, rớt giá khiến đời sống diêm dân tập trung ở các vùng Bạc Liêu, Bình Thuận, Bà Rịa…đều bấp bênh, cực khổ. Từ chỗ chỉ nhập khẩu muối công nghiệp nay nhập cả muối ăn giá rẻ nhưng đến tay người tiêu dùng thì giá muối vẫn cao... Đó là những tồn tại phi lý trong ngành muối của Việt Nam từ nhiều năm nay.
Lý do nhập khẩu muối là do muối trong nước chất lượng không tốt, giá cao nên các doanh nghiệp "thích" sử dụng muối nhập khẩu. Trên thực tế, việc sản lượng, chất lượng muối trong nước còn thấp, giá còn cao là do thiếu quy hoạch, đầu tư một cách bài bản. Xưa nay, diêm dân làm muối chỉ dựa vào thủ công, không áp dụng khoa học kỹ thuật, thiếu máy móc hiện đại, thiếu sản xuất tập trung... nên năng suất thấp, chất lượng kém, giá thành lại cao.

Trước tình trạng muối ngoại "đè" muối nội, cuộc sống diêm dân điêu đứng thì cũng đã có những lời hứa, những kế hoạch để cải thiện ngành muối nhưng sau đó, mọi việc lại “chìm xuồng”. Quá bức bối, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu vừa có văn bản đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn cần cho ngừng nhập khẩu muối nhằm giúp muối sản xuất trong nước dễ tiêu thụ và giá được nâng lên; đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp chuyên thu mua muối tạm trữ cần được hỗ trợ lãi suất để nâng giá thu mua, giúp diêm dân có lãi từ 30% trở lên mới tạm đủ sống và tái sản xuất. Được biết mùa vụ 2010, tỉnh Bạc Liêu có trên 2.300 ha đất sản xuất muối, thu hoạch được hơn 100,000 tấn nhưng giá muối hiện rất thấp nên các hộ sản xuất muối gặp khó khăn.

Ý kiến bạn đọc
27/06/201116:00:21
Khách
Kinh tế tư nhân có định hướng xã hội chủ nghĩa là thế đấy sao? Để cho tư nhân tự do nhập khẩu muối giết chết hàng muối nội địa như vậy mà sao không thấy ông bà nào lên diễn dàn bàn thảo để "định hướng sốn còn" giùm cho dân đen được nhờ!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.