Hôm nay,  

Đệ Tử Lê Khả Phiêu Đại Thắng: Trọng, Nghị, Rứa, Hùng, Anh

20/01/201100:00:00(Xem: 16110)
Đệ Tử Lê Khả Phiêu Đại Thắng: Trọng, Nghị, Rứa, Hùng, Anh; Lần đầu trong lịch sử CSVN: người có vị thứ sốù 1/14 Bộ Chính trị theo kết quả bầu cử (Trương Tấn Sang) không được bầu làm Tổng Bí Thư

HANOI (Đặc biệt của VB)- Phe Lê Khả Phiếu đã thắng lớn trong Đại Hội Đảng CSVN.
Sáng 19/1 vưà qua, tại phiên bế mạc Đại hội đảng CSVN khóa 11, danh sách Bộ Chính trị đảng CSVN khóa mới được công bố với 14 ủy viên, trong đó các uỷ viên có vị thứ từ 1 đến 9 là ủy viên Bộ Chính trị khóa 10 tiền nhiệm, và các ủy viên từ vị thứ 10 đến 14 là thành phần mới.
Trong số 14 ủy viên, Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi), xếp vị thứ 8, lại được bầu làm Tổng bí thư. Trương Tấn Sang (62 tuổi), xếp ở vị trí số 1, là nhân vật được dự kiến thay thế Nguyễn Minh Triết, giữ chức chủ tịch nước vào mùa hè 2011, sau cuộc họp của Quốc hội CSVN sẽ tổ chức vào hạ tuần tháng 3/2011. Đây là lần đầu tiên, nhân vật có vị thứ số 1 Bộ Chính trị (dựa theo kết quả bầu cử của ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN khóa mới), không được bầu làm Tổng bí thư như các kỳ đại hội trước.
Sau đây là danh sách 14 ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, xếp theo vị thứ của kết quả bầu cử được công bố (ghi theo bản tin của báo điện tử Cộng Sản, và thông tấn xã nhà nước TTXVN ngày 19/1/2011), phần chức vụ là ghi chú của VB.
1-Trương Tấn Sang (Thường trực Bộ Chính trị khoá 10); 2-Phùng Quang Thanh ( Bộ trưởng Quốc phòng); 3-Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng); 4- Nguyễn Sinh Hùng (Phó Thủ tướng); 5- Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an);6- Lê Thanh Hải(Bí thư Thành ủy TPSG); 7-Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tuyên giáo trung ương); 8- Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội); 9-Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội); 10- Trần Đại Quang (Thứ trưởng Bộ Công an);11- Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Quốc hội); 12- Ngô Văn Dụ (Chánh văn phòng trung ương đảng); 13-Đinh Thế Huynh (Tổng biên tập báo Nhân Dân); 14-Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).
Qua danh sách nói trên, có 5/9 ủy viên Bộ Chính trị khóa 10 tái đắc cử là Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, được ghi nhận là những nhân vật đã được Lê Khả Phiêu (nguyên Tổng bí thư đảng CSVN từ tháng 12/ 1997 đến tháng 4/2011) tin cậy và bố trí vào các chức vụ trọng yếu, khi Phiêu thay thế Đỗ Mười sau Hội nghị trung ương lần thứ 4 của khóa 8 (tháng 12/1997). Trong 5 uỷ viên này, thì Nguyễn Phú Trọng ( 67 tuổi, tiến sĩ Chính trị học, quê quán Hà Nội) là nhân vật thân tín nhất của Phiêu. Ngay sau khi nắm chức Tổng bí thư, Phiêu đã đưa Nguyễn Phú Trọng, vào thời gian đó là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào Bộ Chính Trị, phụ trách công tác Tư tưởng-Văn hóa và Khoa giáo trung ương, và từ tháng 1/2000 là Bí thư Thành ủy Hà Nội cho đến tháng 6/2006 thì được bầu làm chủ tịch Quốc hội.

Ngoài Nguyễn Phú Trọng, còn có Phạm Quang Nghị và Tô Huy Rưá ( cùng quê quán Thanh Hóa với Phiêu), được Phiêu tiến cử, bố trí vào các vị trí trọng yếu. Phạm Quang Nghị ( 62 tuổi) được Phiêu tiến cử vào ban chấp hành trung ương khóa 8 (nhiệm kỳ 1996-2001) và được Phiêu bố trí giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam từ 1997-2001, trước khi về Hà Nội, giữ chức Bộ trưởng Văn hóa-Thông tin rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội từ tháng 7/2006. Còn Tô Huy Rứa (64 tuổi) được Phiêu bố trí vào trung ương đảng và giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng từ cuối năm 1999, trước khi về Hà Nội vào năm 2003 lần lượt giữ chức Phó giám đốc, Giám đốc Học viện chính trị, tiếp đó là Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương. 
Về trường hợp Lê Hồng Anh (62 tuổi, Bộ trưởng Công an, quê ở Kiên Giang), đây là nhân vật được Phiêu tiến cử vào trung ương đảng từ khóa 8, và được bố trí làm Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, trước khi ra Hà Nội vào tháng 4/2001 và giữ chức chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, rồi Bộ trưởng Công An.
Về Nguỳễn Sinh Hùng ( 65 tuổi, Phó thủ tướng, quê quán Nghệ An), được dự kiến giữ chức chủ tịch Quốc hội thay Nguyễn Phú Trọng, cũng là nhân vật được Phiêu tiến cử vào trung ương đảng từ khóa 8, khi Hùng đang là Thứ trưởng Bộ Tài chính vào năm 1996. 
Trong khi Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng được ghi nhận là "kình địch" nhau, 5 tân ủy viên Bộ Chính trị do phe Nông Đức Mạnh tiến cử, còn Lê Thanh Hải (bí thư Thành ủy TPSG) và Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng) thì "thủ thế" để tại vị, thì qua những ghi nhận nêu trên, công luận có thể thấy được nhóm thân tín của Lê Khả Phiêu chiếm ưu thế tại Bộ Chính trị khoá 11, khi mà Tổng bí thư và 4 ủy viên giữ chức vụ trọng yếu đều là "người" của Phiêu. 
Cũng cần nhắc lại rằng chính Lê Khả Phiêu đã lột chức Bí thư Thành ủy TP Sài Gòn của Trương Tấn Sang vào đầu năm 2000, cử Nguyễn Minh Triết thay thế. Sang bị được đưa ra Hà Nội giữ chức Trưởng ban Kinh tế trung ương , và vào đầu năm 2001, trước khi đại hội khóa 9 họp vào tháng 4, Phiêu vận động để tái cử chức Tổng bí thư nhưng bị phe Đỗ Mười vô hiệu hóa. Dư luận lúc bấy giờ cho rằng nếu Phiêu tái đắc cử, thì Sang sẽ bị loại ra khỏi Bộ Chính trị từ năm 2001.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.