Hôm nay,  

Lịch Sử Việt Nam: Từ Bảo Đại Hồi 2 Tới Ngô Đình Diệm

09/02/200000:00:00(Xem: 11737)
* 1948: Chính phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam thành lập.
Ngày 2 tháng 6/1948, một đại hội nhân sĩ và đại diện các đảng phái nhóm họp tại Sài Gòn. Tại hội nghị, sau khi nghe thủ tướng Nam Kỳ là trung tướng Nguyễn Văn Xuân trình bày, và sau khi nghe chiếu thư của Hoàng đế Bảo Đại, tất cả đã đồng thanh bầu trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng lâm thời Quốc gia Việt Nam. Ngày 5 tháng 6, Hoàng đế Bảo Đại-từ Hồng Kông đến vịnh Hạ Long trên một phi cơ đáp trên nước của hãng hàng không Anh Hồng Kông Calatina, phi cơ hạ cánh trên một chiến hạm Pháp. Trên chiến hạm này, Hoàng đế đã cùng thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định Hạ Long. Theo hiệp định, chính phủ lâm thời không có quyền về ngoại giao, nhưng thủ tướng Nguyễn Văn Xuân nói với ông Tổng thư ký nói rõ một điểm: Nếu cần, chánh phủ Lâm Thời Trung Ương có thể chỉ định một số đại sứ ở ngoại quốc.

Hoàng đế Bảo Đại đã ở lại Hạ Long một đêm, sau đó đã đi Bangkok, từ Bangkok đổi lấy phi cơ dân sự để qua Pháp.

* Năm 1949: Quốc trưởng Bảo Đại về nước chấp chánh
Ngày 15-3, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân qua Pháp. Sau mấy ngày tiếp xúc với các yếu nhân trong chính phủ Pháp, Thủ tướng Xuân đã xuống miền Nam nước Pháp và yết kiến Hoàng đế Bảo Đại đang ngụ tại Chateau de Thorenc trình bày tình hình đất nước và thỉnh cầu Hoàng đế về nước để trực tiếp điều khiển quốc gia. Đầu tháng 4/1949, thủ tướng Xuân tổ chức một đại hội với 1,000 đại biểu là cư dân Nam Kỳ và 700 đại biểu là kiều dân Pháp tại Nam Kỳ, quyết định xin sát nhập miền đất Nam Kỳ vào nước Việt Nam. Thuộc địa Nam Kỳ được xóa bỏ ngày 25 tháng 4 năm 1949 do biểu quyết của đại diện các đoàn thể tôn giáo, chính trị và đồng bào các giới dự họp.

Dựa trên quyết định đó, Quốc hội Pháp chấp thuận hủy bỏ quy chế thuộc địa Nam Kỳ. Tại Pháp, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố sẽ về nước vào ngày 28 tháng 4/1949 và chọn Đà Lạt làm nơi đặt văn phòng thay vì Huế.
Ngày 26 tháng 8/1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cùng phái đoàn chính phủ lâm thời bay qua Singapore để rước Hoàng đế Bảo Đại về nước. Hoàng đế muốn được đón tiếp ở Singapore thay vì ở Pháp để tránh tốn kém cho phái đoàn.

Ngày 1 tháng 7/1949, thành phần chính phủ Quốc gia Việt Nam được chính thức công bố do Quốc trưởng kiêm nhiệm chức vụ thủ tướng, với các thành viên: phó thủ tướng kiêm tổng trưởng Quốc phòng: trung tướng Nguyễn Văn Xuân, tổng trưởng Ngoại giao: Nguyễn Phan Long, Tư pháp: Nguyễn Khắc Vệ, Kinh tế và kế hoạch: Trần Văn Văn, Nội vụ: Vũ Ngọc Trân, Tài chánh: Dương Tấn Tài, Ngoại giao: Lê Thăng, Quốc Phòng: Trần Quang Vinh, Thương mại và Kỹ nghệ: Hoàng Cung; Canh Nông, Xã hội, Lao động: Phan Khắc Sửu; Công chánh, Giao thông, Kiến thiết: Trần Văn Của. Quốc gia Giáo dục: Phan Huy Quát; Y tế: Nguyễn Hữu Phiếm, Thông tin: Trần Văn Tuyên. Thủ hiến Bắc Việt: Nguyễn Hữu Trí. Trung Việt: Phan Văn Giáo, Nam Việt: Trần Văn Hữu.

* Năm 1950: Pháp công nhận quyền độc lập của Quốc gia Việt Nam
-Ngày 21 tháng 1/1950, trung tướng Nguyễn Văn Xuân từ chức phó thủ tướng, nhân dịp này Quốc trưởng Bảo Đại bỏ chức vụ thủ tướng kiêm nhiệm, chỉ giữ chức Quốc trưởng, và cử ông Nguyễn Phan Long giữ chức thủ tướng kiêm Tổng trưởng Ngoại giao và Nội vụ.

Ông Nguyễn Phan Long giữ chức thủ tướng chỉ được hơn 3 tháng thì xin từ chức, thủ hiến Nam Việt Trần Văn Hữu được chỉ định giữ chức thủ tướng kiêm tổng trưởng Ngoại giao và Quốc phòng.
-Ngày 29/6/1950, Pháp chính thức công nhận Quốc Gia Việt Nam là một thành viên có chủ quyền trong khối Liên Hiệp Pháp. Sự công nhận này được công bố theo thỏa ước Pau. Cuối năm 1950, chánh phủ Pháp cử tướng De Lattre de Tasigny sang Việt Nam với chức vụ Toàn quyền về Quân sự và Dân sự.

Về ngoại giao, ngày 7 tháng 2/1950, Hoa Kỳ và Anh cùng một số quốc gia chính thức công nhận và lập bang giao với Quốc Gia Việt Nam. Riêng Mỹ, tòa đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ đặt tại Sài Gòn do ông Donald Heath, một nhân vật ngoại giao kỳ cựu làm đại sứ. Ngày 6 tháng 3/1950, Hoa Kỳ đặt phái bộ quân sự. Ngày 9 tháng 3/19950, ông Achelon, một đặc sứ của tổng thống Mỹ Truman đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Việt Nam. Tháng 9/1950, chương trình Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bắt đầu có phần tin bằng Việt ngữ (sau đó, Hoa Kỳ đã ký hiệp định tương trợ với Việt Nam ngày 7 tháng 9/1951).

* Năm 1951: Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam; Quốc gia Việt Nam gửi đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc...
-16/2: Thủ tướng Trần Văn Hữu trình diện nội các mới sau khi nội các cũ do ông làm thủ tướng bị giải tán.
-19/3: Chính phủ Quốc gia Việt Nam phê chuẩn Hiệp định của Hoa Kỳ gồm 16 triệu Mỹ kim dành cho 3 quốc gia Đông Dương.
-17/6: Thành lập công ty Hàng không Việt Nam theo thông cáo chung Việt-Pháp
-15/7: Quốc trưởng Bảo Đại ký Dụ số 12 ban hành quy chế quân dịch.
-18/12: Quốc gia Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc do đại diện Pháp tại Liên Hiệp Quốc Chauvel chuyển cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

* Năm 1952: hai lần thay đổi nội các; bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc Gia Việt Nam chính thức thành hình.
-8/3: Thủ tướng Trần Văn Hữu lại cải tổ chính phủ lần nữa, ông kiêm nhiệm tổng trưởng Quốc phòng và Tài chánh.
-1/5: Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức thành lập sau khi các quân chủng và một số binh chủng, binh đoàn đã được thành lập từ năm 1950 đến tháng 4/1952. Tổng tham mưu trưởng đầu tiên là thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (thăng trung tướng 1953)
-6/6: thân phụ của tướng Nguyễn Văn Hinh là ông Nguyễn Văn Tâm-nguyên tổng trưởng bộ Nội vụ của nội các Trần Văn Hữu được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng, thủ tướng Tâm vẫn kiêm tổng trưởng Nội vụ.

* Năm 1953: Quân đội Quốc gia Việt Nam phát triển; cải tổ chính phủ.
-8/1: Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm cải tổ chính phủ, ông vẫn kiêm nhiệm bộ Nội vụ, tổng trưởng Quốc phòng là ông Lê Quang Huy.
-Ngày 24-2, hội đồng quân sự Việt Pháp nhóm họp quyết định thành lập 54 tiểu đoàn commando và 14 đại đội trọng pháo với sự yểm trợ về vũ khí, quân dụng của Hoa Kỳ. Các tiểu đoàn commando sau đổi thành tiểu đoàn Khinh quân.
-1/9: Thành lập 4 liên đoàn Bộ binh đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam.

* Năm 1954: Chiến sự sôi động, Pháp thất thủ Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Hai lần thay đổi nội các
-11/1: Hoàng thân Bữu Lộc được cử giữ chức Thủ tướng thay ông Nguyễn Văn Tâm. Tân thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ, tổng trưởng Quốc phòng là bác sĩ Phan Huy Quát (năm 1965 là thủ tướng).
-13/3: Trận chiến Điện Biên Phủ bùng nổ; ngày 7/5, Pháp thất thủ.
-Ngày 6-7, ông Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ và chính thức chấp chánh ngày 7-7 (Song Thất), Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ và Quốc phòng.
-Ngày 20 tháng 7/1954: Hiệp định Genève ký kết chia hai đất nước, Cộng sản chiếm phía Bắc vĩ tuyến 17, phía Nam là lãnh thổ Việt Nam Tự Do, đường ranh giới là sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị. Phái đoàn của Quốc gia Việt Nam do ngoại trưởng Trần Văn Đỗ làm trưởng đoàn đã phản đối việc việc ký hiệp định này.
-Ngày 24 tháng 9 Thủ tướng Ngô Đình Diệm cải tổ chính phủ.

* Năm 1955: Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa thành lập.
-30/4: Khoảng 200 người họp tại Phòng Khánh tiết Tòa Đô chính Sài Gòn với danh nghĩa là “Đại hội các lực lượng Quốc gia” lập kiến nghị “truất phế Bảo Đại và suy tôn Thủ tướng Ngô Đình Diệm giữ chức Quốc trưởng”.
-23/10: Chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, kết quả Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế.
-Ngày 26/10: Ông Ngô Đình Diệm tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

(Tài liệu tham khảo: Công báo VNCH; Quân sử VNCH do Khối Quân sử Phòng 5 Bộ Tổng tham mưu biên soạn; Việc từng ngày của ông Đoàn Thêm, Việt Nam Nhân Chứng, tác giả cựu trung tướng Trần Văn Đôn-đã từ trần; Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cựu thiếu tướng Đỗ Mậu; và một số tài liệu khác)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.