Hôm nay,  

Tôi Dự Phiên Tòa Xử Buôn Người

06/12/201200:00:00(Xem: 19907)
LTS: Tác giả là một chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng 11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu, các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.

Ngày 26 tháng 11, 2012 tôi được một nhân viên người Mã Lai của CAMSA-Malaysia chở đến dự phiên toà xử buôn người tại một tòa án ở Kuala Lumpur. Trước mặt tôi là hai cô gái Việt Nam tên H. và L., một người quê ở Cần Thơ và người kia ở Tây Ninh. Hai em khoảng 30 tuổi, nét mặt hiền lành và chơn chất, mặc bộ đồng phục màu xanh đậm của nơi giam giữ tạm trú của Mã Lai. Hai em đã bị giữ lại ở Mã Lai để chờ ngày ra toà làm nhân chứng trong vụ án buôn người mà hai em là nạn nhân.

Người đàn ông Trung Quốc tên A Sia là bị cáo trước vành móng ngựa với vẻ mặt nghênh ngang và coi thường nạn nhân. Công tố viên là một phụ nữ Hồi giáo tên S. nét mặt phúc hậu khoảng 30 tuổi, đầu đội khăn choàng kín mít không thấy tóc.

Thông dịch viên có giọng nói từ miền Bắc Việt Nam, tiếng Anh không giỏi lắm. Hai cô gái nạn nhân lại là người miền Nam nên khi nói chuyện với người thông dịch từ Việt qua Anh đã gặp rất nhiều trở ngại. Quan tòa gặp nhiều khó khăn để hiểu rõ câu chuyện thương tâm của hai nạn nhân là phụ nữ Việt Nam này.

Hai em khai là được ông chủ A Sịa hứa hẹn công việc bồi bàn trong quán ruợu với lương 5 triệu đồng (khoảng 250 USD), nhưng đến nay đã 8 tháng mà không được lãnh đồng nào vì ông chủ đòi trừ 1000 USD tiền máy bay và dịch vụ, và 1300 USD tiền làm visa 6 tháng nhưng chưa làm. Mỗi ngày mỗi em được từ 50 đến 100 Ringgit (khoảng 17 – 33 USD) tiền thưởng phục vụ nhưng bị chủ lấy hết.

Rồi họ bị ông chủ bắt ép bán dâm; hai em không chịu nên bị đánh đập tàn nhẫn. Trong nhà tạm trú còn có 8 cô gái Việt Nam nữa cũng cùng một hoàn cảnh bị buộc phải bán dâm như vậy. Cuối cùng họ gọi được cảnh sát Mã Lai để kêu cứu và cảnh sát đã bố ráp bắt được ông chủ A Sịa và 10 cô gái Việt Nam. Tất cả các cô gái Việt Nam đã được đưa vào nhà tạm trú tạm giam chờ ngày ra tòa làm nhân chứng và sẽ bị trục xuất ngay sau đó. Nhưng đã hơn 6 tháng qua, họ ra tòa hai lần rồi mà vụ án vẫn chưa xử xong. Ông chủ A Sịa đã thông đồng với cảnh sát Mã Lai, ra tòa ông ta không tỏ vẻ một chút sợ hãi và có lẽ ông ta nghĩ rằng quan tòa và công tố viên sẽ khó mà kết tội ông ta.

Sau 30 phút nghỉ giải lao, quan toà tuyên bố hoãn lại phiên toà đến Thứ Năm ngày 29 tháng 11, 2012 vì người thông dịch yếu và cần phải kiếm người thông dịch khác.


Hai cô gái ngơ ngác gặp tôi ngoài hành lang, năn nỉ tôi: “Chị ơi, chị nói giùm quan toà cho tụi em về lại Việt Nam sớm được không chị? Em không muốn ở đây nữa.” Nhưng tôi là người nước ngoài không làm sao nói được với quan toà. Tôi an ủi hai em: “Hai em phải ở đây làm nhân chứng để người hãm hại hai em phải đền tội chứ. Nếu bị kết án, ông ta sẽ phải ở tù ít nhất 7 năm. Các em phải lên tiếng nói để các cô gái ở VN không còn bị lường gạt qua Mã Lai làm nạn nhân buôn người chứ, phải không?”

Hai em nghe có lý nên không dám than phiền nữa, quay ra tâm sự với tôi: “Chị ơi, em bị ngứa trên cổ, trên tay, chị có thuốc gì cho em thoa cho bớt ngứa không?” May sao tôi có đem theo một số thuốc tây từ Mỹ nên lén lút đưa cho hai em ngoài hành lang. Sẵn đó, tối dúi vào tay hai em 400 USD bảo đem về chia cho 8 cô gái Việt còn ở trong nhà tạm trú với hai em. Hai em mừng quá vội chạy vào nhà vệ sinh để giấu tiền vào trong người. Hai em nói sẽ dùng tiền mua xà bông tắm và đồ dùng cá nhân cho cả nhóm. Tôi chạy ra ngoài mua cho hai em hai hộp cơm và nước ngọt. Hai em vừa ăn vừa khen cơm bên ngoài ngon quá!

Ngày hôm sau tôi bay ra khỏi Mã Lai và không quên để lại 100 USD nhờ cô nhân viên của CAMSA-Malaysia mua cho hai em những đồ dùng cần thiết cho phụ nữ để đem cho hai em khi gặp hai em trong phiên xử sắp tới ngày 29 tháng 11, 2012.

Rời khỏi tòa, lòng tôi nặng trĩu một nỗi buồn. Vì đâu mà những cô gái quê miền Nam của đất nước tôi lại phải đem thân làm thuê làm mướn ở xứ người, rồi lại phải sa chân vào ổ buôn người, buôn phụ nữ của những người đàn ông Trung Quốc không còn nhân tính và làm giàu trên thân xác của phụ nữ Việt Nam? Tôi muốn gào lên cho cả thế giới biết tình cảnh đau khổ của phụ nữ Việt Nam hiện nay trên đất Mã Lai.

Tôi tin rằng người công tố viên Hồi giáo khả ái tên S. sẽ làm hết sức của cô để bắt người chủ A Sịa phải đền tội. Văn phòng CAMSA-Malaysia đã và đang hợp tác với toà án Mã Lai bắt kẻ buôn người phải đối diện với nạn nhân của họ trước toà án và đem công lý đến với hai đứa em gái tội nghiệp của tôi và nhiều phụ nữ vô tội khác nữa.

Cầu mong hai em sớm được về lại với gia đình ở Việt Nam

Phong Lan

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
(Nguồn: Mạch Sống - http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2555)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.