Hôm nay,  

Khi Người Mới Sang Mỹ Tìm Việc Ở Thời Khủng Hoảng Kinh Tế

05/03/201200:00:00(Xem: 20429)
avb_job_fair_career_services-large-contentĐứng chờ vào Hội Chợ Việc Làm thường tổ chức ở các thành phố tỷ lệ thất nghiệp cao.

Một trong những điều mà người mới sang Mỹ định cư mong mỏi nhất đó là làm sao nhanh chóng kiếm được việc làm. Có được việc làm, thì có tiền để trả bill, để đi chợ. Có được việc làm là có được cái cảm giác là mình đã bắt đầu hội nhập vào cuộc sống trên quê hương mới.
Mỗi thời một khác. Cách đây 30 chục năm, thời người Việt đi vượt biên tới Mỹ, nhiều người kể lại rằng lúc đó việc đợi người, chứ không phải người đi tìm việc, công việc làm bồi bàn, hãng xưởng, công việc chân tay… rất nhiều. Nhiều người mới sang đi làm hai jobs một ngày để kiếm tiền sinh sống và gởi về cho thân nhân ở Việt Nam.
Thời nay thì ở Mỹ không còn là “thiên đường của công việc” như xưa nữa. Hiện nay tỉ lệ người thất nghiệp ở Mỹ đang ở khoảng 10%. Người Mỹ còn thất nghiệp, thì người mới sang kiếm việc khó khăn hơn là đúng rồi. Đó là chưa kể tới yếu tố người Mễ bây giờ nhập cư sang Mỹ rất đông, chính thức lẫn nhập lậu. Mà dạng công việc chân tay, cần sức lao động thì người Mễ hơn hẳn người Việt.
Như vậy thì người Việt mới sang hiện nay có cách nào để tìm việc?
Anh M. mới qua Mỹ cách đây 03 năm. Hồi ở Việt Nam, anh là kỹ sư, công ăn việc làm khá lắm. Sang Mỹ tuổi đã trên 40, biết là khó kiếm việc lương cao, anh quyết định tìm việc lương tối thiểu. Người thân của anh chỉ cho anh có một văn phòng tương trợ của người Cambodia ở Santa Ana, có giúp người mới sang nộp đơn tìm việc, anh liền vào nộp thử. Đợi cả 3 tháng, chẳng thấy công ty nào kêu. Nản chí quá, anh nghĩ đến chuyện về lại Việt Nam làm việc, giao hai đứa con cho vợ mình chăm sóc bên Mỹ. Một ngày trước khi đi mua vé máy bay về Việt Nam, anh đi qua văn phòng Cambodia để chào và cám ơn nhân viên người Việt đã giúp anh nộp đơn tìm việc. Người này nghe anh nói ý định về Việt Nam, suy nghĩ một lúc, rồi bảo với anh: “ Đi qua bên này với tui. Có một công ty ở gần đây chủ là người Hoa, làm logistic cho một hãng sản xuất đồ điện tử ở Tàu, xuất sang bán tại Mỹ. Họ cũng đang tìm người, tui giới thiệu anh thử xem có được không?” Anh M. đi với ông ta sang công ty đó, gặp nhân viên tuyển dụng. Họ phỏng vấn, xem resume của anh. Sau chừng một tiếng đồng hồ, anh được gặp luôn người supervisor, phỏng vấn thêm một đợt nữa, rồi thỏa thuận mức lương. Đến chiều hôm đó, họ đồng ý tuyển dụng anh luôn. Anh làm cho công ty này đến tận ngày hôm nay. Anh rất mãn nguyện với công việc, vì nhờ đó mà anh không phải trở về Việt Nam đi làm, phải xa vợ xa con. HỎi anh về kinh nghiệm của mình khi tìm việc, anh trả lời chân tình là anh tin Chúa đã sắp đặt mọi chuyện, cho nên anh mới có được công việc một cách tình cờ, hi hữu dữ vậy.

Chị H. sang Mỹ được 2 năm. Ở VN chị làm thư ký cho một công ty nước ngoài. Sau khi ở Mỹ được một năm, thuê được nhà, ổn định chỗ học hành cho con, chị quyết định đi làm. Một người quen giới thiệu với chị xin việc tại một công ty lắp ráp thiết bị y tế ở Santa Ana. Cỡ trình độ của chị thì công việc này đơn giản quá, nên chi được nhận vào làm. Nhưng đi làm được chưa tới 6 tháng, chị quyết định nghỉ việc. Chị không lường được trước là công việc này quá sức với mình. Dậy từ 4 giờ sáng, đi làm lắp ráp thôi nhưng cũng có những động tác cần sức, mà người trên 40 tuổi như chị làm quá vất vả! Có lẽ vì chị làm việc văn phòng ở Việt Nam gần 20 năm rồi, nên không quen với hoạt động chân tay. Nghĩ làm, chị quyết định đi học trở lại. Chị vào college, bắt đầu đi học ngành accountant, hy vọng là chừng vài năm nữa ra trường sẽ kiếm việc dễ hơn. Nghe nói là công việc kế toán lúc nào cũng cần.
Chị N.A sang Mỹ ở QUẬN Cam vào tuổi quá 50. Nghe nói ở Mỹ người già đổ về Cali ở đông lắm, cho nên nhu cầu trông người gia tại nhà là khá nhiều. Chị xem báo tìm việc, thì thấy quả là đúng như vậy. Chị tìm được một công việc chăm sóc một cặp ông bà cụ người Việt chỉ sau chừng một năm kể từ ngày đến Mỹ. Làm được hai tháng, chị thấy cực quá sức, vì hai ông bà cụ này đã lớn tuổi, nhu cầu đỡ đần là khá nhiều, cần phải có sức khỏe. Chị bèn đi tìm trên baó cũng công việc trông coi người già, nhưng lần này chị chọn các cụ còn khỏe mạnh hơn, còn tự đi đứng được. Kết quả là chị cũng tìm được một cặp “khách hàng” đúng ý muốn. Xem chừng, trong thời buổi này, việc chăm sóc người già là dạng việc làm hiếm hoi mà người xin việc còn có khả năng đi chọn việc để mà làm!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.