Hôm nay,  

Người Việt Đón Tết Tại San Jose

29/01/201200:00:00(Xem: 11166)
Người Việt Đón Tết Tại San Jose

chua_duc_vien_sj-large-contentĐón Tết trong Chùa Đức Viên.

Lê Bình

Khoảng trước tết một tháng, có những câu hát được truyền đi trên các làn sòng phát thanh tại San Jose…
“Tết Tết Tết, Tết đến rồi
Tết Tết Tết, Tết đến rồi
Tết Tết Tết, Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người….” Nghe rộn ràng làm sao, và người Việt tại SJ chờ đón một cái Tết nơi xứ lạ quê người. Rồi thỉnh thoảng đâu đó trên các chương trình nhạc yêu cầu, hoặc trong các hàng quán trong các khu thương mại của người Việt, người ta lại nghe…”Xuân Xuân ơi! Xuân đã về. Xuân Xuân ơi! Xuân đã về, tiếng chúc giao thừa chào đón mùa xuân. Xuân Xuân ơi! Xuân đến rồi, cánh én bay về cho tim mình náo nức. Xuân Xuân ơi! Xuân đến rồi... Xuân Xuân ơi! Xuân đã về, kính chúc muôn người với bao điều mong ước. Trong hương xuân ta vẫy tay chào. Kính chúc muôn nhà gặp nhiều an vui….” Tết đến thật rồi.
Tại khu thương mại Grand Centery Mall, Việt Nam Town, Lion Plaza…v.v. đã có không khí Tết. Người người mua sắm. Chợ Tết là không thể thiếu trong dịp Tết. Đông nhất vẫn là khu Lion Plaza trên đường King….và năm nay còn có khu Việt Nam Town mời mở trên đường Story…Khu Grand centery vẫn rộn ràng tiếng pháo.
Người ta đi chợ Tết là để mua sắm, hoặc để tìm lại không không khí Xuân ở quê nhà. Hàng bán nhiều là những gian hàng hoa tết, trái cây, những loại trái đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,... Người ta mua để về chưng Mâm ngũ quả. “Đói cũng ba ngày Tết” cho nên mâm ngũ quả là không thể thiếu. Đây là mâm trái cây có năm thứ trái khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên chứng tỏ ước nguyện của gia chủ qua tên gọi. Tùy theo miền mà mâm ngũ quả có khác nhau. Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc có cam, quất, bưởi, chuối và dứa (thơm), hoặc chuối, ớt, bưởi, quất, lê…Người ta nói rằng nãi chuối xanh cong lên ôm lấy trái bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Trong khi dó thì mâm ngũ quả người miền Nam là mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, xoài với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài.”
Ở San Jose không có hoa đào hoa mai,; người ta thay thế bằng cúc, lay ơn, hoa huệ...hoặc những cành đào rừng, mai giả… ngoài ra còn có hồng, thủy tiên, phong lan,…v.v. Màu sắc tươi vui, người đi tấp nập cho đến chiều 30 Tết. Một vị khách ở Mountain View, anh Liêm Hồ, cho biết “Năm nay tôi thấy vui, chợ tết đến chiều 30 thiệt là giống ở VN.” Anh Liêm Hồ mua hai chậu cúc, và nhiều phong pháo, bánh chưng.
Đêm Giao Thừa đúng vào tối Chúa Nhật, thật lý tưởng cho mọi người du xuân, hái lộc. Giao thừa là thời gian giữa năm cũ và năm mới. Sau khi cúng Tất Niên, rước ông bà, nhiều gia đình đã đưa con cháu đi lễ nhà thờ hoặc đi lễ chùa. Các chùa, nhà thờ đông người đế lễ bái và xin xăm...Tại chùa Đức Viên, Tịnh Xá Ngọc Hoà, Chùa Di Lặc…là đông người nhất vì ở gần trung tâm có đông người Việt, ngoài ra người ta còn đi chùa Ông, và chùa Tàu, Chùa Đại Nhật, Chùa Hồng Danh, Tịnh Xá Ngọc Hòa, Tịnh Xá lâm Viên..v.v. hoặc đi chùa Giác Minh ở Paolo Alto…

Tại Đức Viên có nhiều gian hàng bán thức ăn chay, bán hoa kiểng…trong khi người bên ngoài thắp nhang khấn vái, thì bên trong trong chánh điện các sư nữ cùng đồng hương tụng kinh. Năm nay đến 12:00 giao thừa, nhưng không có pháo nổ đì đùng như mọi năm, chỉ có một tràng pháo điện treo trước cổng chùa kêu đì đẹt như pháo chuột. Trong khi đó tại Chùa Di Lặc, từ 8:00pm đã có văn nghệ ca nhạc với tiếng ca của Hương Lan thu hút đông người đến xem lễ. Đến 10:00pm có lễ cúng Giao Thừa, và sau đó có đốt pháo và văn nghệ tiếp tục.
Sáng ngày Mồng Một, mọi chùa đều mở cửa đón Xuân và khách thập phương đến lễ bái.
Lúc 12:00am, Đón Giao Thừa tiếng pháo đã nổ vang nhiều nơi có người Việt sau khi cúng rước ông bà , cúng giao thừa, và cúng ông Hành Khiển. Cúng Giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, là lễ cúng để đón ông bà về ăn tết cùng con cháu. Còn cúng quan Hành Khiển là theo tục lệ cổ truyền nhằm đón các Thiên binh, tức 12 vị Hành khiển. Lúc đó họ “bàn giao” nhiệm vụ, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mâm cúng được bày với lòng thành kính tiễn đưa quan quân Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Mâm lễ vật có đầu heo hoặc con gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu, nước trà và vàng mã....Người ta tin rằng quan nhà trời biết hết ruột gan của gia chủ. Nếu nhà nào có ý cầu lợi, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói nhang là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chơn chất, thật thà, ăn ở tử tế thì chỉ cần chén nước, nén nhang…các vị sẽ dốc lòng phò hộ. Năm nay là năm Thìn, theo lịch của người Việt thì quan Hành khiền có tên Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên, rước Tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Mâm lễ cùng thường là đồ chay, hoặc mặn (tùy theo gia chủ) được chế biến tinh khiết, trang nghiêm. Khi cúng Giao thừa trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe... Ngoài ra còn bàn thờ cúng Thành Hoàng , Thổ Địa, rước ông Táo về lại trần gian, v.v... 
Sau khi cúng Tất Niên, nhiều gia đình xuất hành và hái lộc tại chùa hoặc nhà thờ, thánh thất….v.v. và trở về xông đất nhà mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.