Hôm nay,  

Cảnh Sát Đạo Đức Iran: Họ là Ai? Họ Làm Gì?

16/12/202200:00:00(Xem: 13711)

Canh sat dao duc
Ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã khiến cho nhiều người phẫn nộ và làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
 
Vào ngày 4 tháng 12, một số báo cáo trích dẫn lời của Bộ trưởng Tư Pháp Iran Mohammad Jafar Montazeri cho biết Iran đã giải tán lực lượng cảnh sát đạo đức. Montazeri nói rằng cảnh sát đạo đức không có đủ quyền lực tư pháp và luật buộc khăn trùm đầu cũng đang được xem xét. Điều này dẫn đến nhiều đồn đoán về việc liệu chính phủ Iran có đang muốn thay đổi, tiến bộ hay không.
 
Tuy nhiên, vẫn có một số người nghi ngờ và cho rằng đó là “cờ giả*” của những kẻ cầm quyền. Một số lưu ý rằng ngay cả khi đã giải tán lực lượng cảnh sát đạo đức và gỡ bỏ quy định bắt buộc mang khăn trùm đầu, chính phủ Iran vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các vi phạm nhân quyền của họ.
 
* Cờ giả (False flag): chiến dịch cờ giả là một hành động được thực hiện với mục đích là giả tạo nguồn trách nhiệm thực sự và đổ lỗi cho một bên khác. Thuật ngữ “cờ giả” bắt nguồn từ thế kỷ thứ 16, có nghĩa là cố ý làm giả phe phái của một người.
 
Một cuộc đình công trên toàn quốc diễn ra trong ba ngày, bắt đầu vào ngày 5 tháng 12. Hàng ngàn cửa hàng ở Iran đóng cửa, bao gồm cả những cửa hàng ở Grand Bazaar lịch sử ở trung tâm Tehran, khiến nền kinh tế của đất nước bị đình trệ.
 
Nhưng rốt cuộc thì cảnh sát đạo đức là ai? Từ đâu mà có? Và lịch sử của lực lượng này trong và trước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran là gì?
 
Một đội ngũ thanh tra
 
Nhiệm vụ và quyền lực của cảnh sát đạo đức có từ trước Cách Mạng Hồi Giáo, cuộc cách mạng làm rung chuyển Iran vào năm 1979, và phạm vi hoạt động của họ đã trải rộng khắp Trung Đông.
 
Kinh Quran nói rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo bắt buộc phải “đảm bảo những điều đúng đắn và cấm những điều sai trái.” Để thực hiện lời răn dạy này, bắt đầu từ thời của Nhà tiên tri Mohammad, đạo đức xã hội đã được giám sát bởi các thanh tra viên được gọi là muhtasib.
 
Là một học giả về giới tính và nữ quyền ở Trung Đông, bà Pardis Mahdavi đã nghiên cứu lịch sử lâu dài của các cuộc tranh luận về vai trò của đạo Hồi trong việc chỉnh đốn đạo đức. Điều thú vị là, bằng chứng sớm nhất về muhtasib là một phụ nữ được chọn ở Medina bởi chính nhà tiên tri.
 
Trong nhiều thế kỷ, nhiệm vụ của muhtasib tập trung vào việc chỉnh đốn trang phục của mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Dù theo những ghi nhận thì các thanh tra viên này được phép phạt tiền và thỉnh thoảng phạt đòn, nhưng thẩm quyền của họ không thể sánh ngang với cơ quan tư pháp.
 
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20, các muhtasib đã dần trở thành các đội thanh tra, tuần tra trên đường phố để đảm bảo mọi người tuân thủ các giá trị Hồi Giáo. Ở Saudi Arabia, chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của chủ nghĩa Wahhab, lực lượng cảnh sát đạo đức mới có được sự nổi bật và đà phát triển. Lực lượng cảnh sát đạo đức hiện đại đầu tiên được thành lập ở Kingdom of Saudi Arabia vào năm 1926. Đó là một ủy ban chính thức chịu trách nhiệm “răn dạy điều đúng đắn và cấm làm điều sai trái.” Thành viên của lực lượng này chủ yếu là nam giới, chịu trách nhiệm kiểm soát mọi người ăn mặc khiêm tốn, chỉnh đốn các các giao tiếp khác giới tính – giao du với người khác giới khi chưa kết hôn hoặc không có quan hệ huyết thống – và đảm bảo người dân tham dự đầy đủ các buổi cầu nguyện.
 
Đến năm 2012, hơn một phần ba trong số 56 quốc gia tạo nên The Organization for Islamic Cooperation đã có một số hình thức đội, nhóm dạng này, tìm cách ủng hộ cái đúng và cấm những cái sai theo lý lẽ của những người Hồi giáo cầm quyền.
 
Một ủy ban để diễn trò cách mạng
 
Ở Iran, cảnh sát đạo đức lần đầu tiên xuất hiện dưới hình thức “Ủy Ban Cách Mạng Hồi Giáo” (Islamic Revolution Committee) sau Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979. Ayatollah Ruhollah Khomeini, giáo sĩ Shiite lãnh đạo cuộc cách mạng, rắp tâm muốn kiểm soát hành vi của công dân Iran sau khoảng thời gian quá nhiều năm mà ông và những người theo đạo Hồi gọi là thời kỳ “thế tục nhiễm độc phương Tây”.
 
Vào những năm 1980, Ủy Ban Cách Mạng Hồi Giáo, được nhiều người Iran gọi là “Komiteh,” được sáp nhập với Lực Lượng Hiến Binh (Gendarmerie), lực lượng cảnh sát ngoại ô đầu tiên giám sát các đường cao tốc hiện đại, để thành lập Bộ Tư Lệnh Thực Thi Pháp Luật (Law Enforcement Command) của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Vào năm 1983, khi các quy định bắt buộc về khăn trùm đầu được thông qua, Komiteh được giao nhiệm vụ đảm bảo mọi người tuân thủ các luật này cùng với các nhiệm vụ răn dạy điều đúng và cấm làm sai.
 
Thời thế thay đổi
 
Cảnh sát đạo đức hiện tại – Guidance Patrol hoặc Gasht-e-Ershad – đã được Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad chính thức công nhận là một nhánh của lực lượng cảnh sát vào năm 2005.
 
Lực lượng cảnh sát này đã phát triển đều đặn về quy mô kể từ những năm 1980, đến năm 2005 nó có hơn 7,000 sĩ quan. Phụ nữ chiếm chưa đến 1/4 lực lượng nhưng vẫn thường đi tuần tra cùng với các đồng nghiệp nam. Cảnh sát nam thường đi trên những chiếc xe tải không có biển số và mặc đồng phục màu xanh lá cây. Trong khi đó, cảnh sát nữ thì vẫn mặc áo choàng đen trùm kín từ đầu đến chân.
 
Trong hầu hết những năm 1980 và 1990, Komiteh bao gồm những tín đồ sùng đạo của nhà nước Hồi Giáo, họ gia nhập lực lượng cảnh sát đạo đức theo sự khuyến khích của các giáo sĩ. Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000, dân số Iran chủ yếu là những người trẻ tuổi. Khi Ahmadinejad biến Komiteh trở thành lực lượng cảnh sát chính thức, một số thanh niên đã phải tham gia vào lực lượng để thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Thế hệ trẻ này ‘thoáng’ hơn so với những người cao niên, dẫn đến việc tuần tra không thống nhất.
 
Khi Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền vào năm 2021, ông đã khuyến khích cảnh sát đạo đức tham gia vào các cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với người dân Iran, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cũng như Khomeini và các giáo sĩ khác, Raisi đã sử dụng lực lượng này để gửi thông điệp tới công dân Iran rằng nhà nước đang dõi theo họ.
 
Cuộc đàn áp này, đặc biệt là khi nó dẫn đến cái chết của Amini, đã khiến cho đông đảo người dân Iran phẫn nộ. Vẫn chưa chắc chắn rằng liệu cảnh sát đạo đức có bị giải tán hay không, những người biểu tình đang tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền phải thay đổi.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “What are Iran’s morality police? A scholar of the Middle East explains their history” của Pardis Mahdavi, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.